TIN LIÊN QUAN | |
Ước mơ không có tuổi | |
Bác Hồ trong tim những người con xa xứ |
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một nhà tư tưởng lớn mang tầm vóc vĩ nhân của thời đại, vô cùng lớn lao, cao cả nhưng lại được biểu hiện một cách chân thực, rất mực giản dị, gần gũi. Đạo đức, theo Hồ Chí Minh, luôn gắn liền với cách mạng, với tiến bộ xã hội và hoà quyện vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Bác Hồ thăm và nói chuyện với cán bộ, phóng viên báo Nhân dân, tháng 1/1957. (Ảnh tư liệu) |
Người cách mạng phải có đạo đức
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng. Do lời nói và việc làm, đảng viên, đoàn viên và cán bộ làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết chặt chẽ chung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng” ("Hồ Chí Minh toàn tập", Tập 9, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.1995, trang 290).
Người đã đưa ra năm điều làm nên đạo đức cách mạng đó là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Người đã tổng kết rất ngắn gọn, súc tích: “Đạo đức cách mạng là: Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Người nhấn mạnh: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”
Một tấm gương sáng ngời
Không chỉ xác định, nhận thức rõ về nội dung, vai trò, vị trí của đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức mà biểu hiện sống động rõ nét nhất là qua các hoạt động, hành vi và lối sống, qua các mối quan hệ với con người, với công việc, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày.
Người đã nêu một tấm gương mẫu mực tận trung với nước, tận hiếu với dân, coi dân là quý nhất, sức mạnh đoàn kết của muôn dân là sức mạnh lớn nhất; Phục vụ nhân dân là phục tùng một chân lý cao nhất và dốc lòng tận tuỵ vì dân là theo đuổi một lẽ sống cao thượng nhất.
Có thể dẫn chứng bằng một số ví dụ rất đời thường mà sinh động. Trong mối quan hệ với mọi người, Bác hết mực yêu thương, quan tâm, từ cụ già đến trẻ nhỏ, từ những người nông dân chân lấm tay bùn đến những người chiến sỹ, những cán bộ dân tộc ít người và cả những cán bộ làm việc xung quanh Bác... Tất cả đều nhận được tình yêu thương bao la, sự quan tâm, chia ngọt sẻ bùi của Bác. Trong lối sống, Bác là tấm gương sáng về tính tiết kiệm, giản dị. Bộ quần áo kaki, đôi dép cao su của Bác đã nói lên lối sống tham đạm của Người.
Bác Hồ về thăm quê hương lần thứ nhất, năm 1957. (Ảnh tư liệu) |
Người dạy đạo lý làm người chủ yếu bằng nêu gương, dạy chủ yếu bằng hành động, đưa con người vào tình huống để người ta suy ngẫm, thức tỉnh, chứ không bao giờ là lý thuyết suông. Vì thế mà ai ai cũng đều “tâm phục khẩu phục”, ghi nhớ đến suốt đời những bài học dạy làm người của Bác.
Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định diễn văn kỷ niệm 125 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc ta như non cao, biển rộng. Người đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cho đến hơi thở cuối cùng. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. Người đã để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, gồm ba bộ phận. Đó là: Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; và Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Chuyện đời thường Bác Hồ “May mắn lớn nhất trong cuộc đời tôi là được ở bên Bác Hồ. Trong khoảng thời gian gần 10 năm ấy, tôi đã học ... |
Bà Raymonde Dien: Tôi cũng là con cháu Bác Hồ! Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, có một cái tên đã đi vào lịch sử: Bà Raymonde Dien. Người ... |
Nhớ mãi 7 lần được gặp Bác Dũng sĩ diệt Mỹ Ngô Thị Tuyết, tổ 23 phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng nhớ mãi những lần được gặp ... |