TIN LIÊN QUAN | |
Giáo hoàng Francis kêu gọi sơ tán người tị nạn khỏi trại tạm giam ở Libya | |
Thông điệp Lễ Phục sinh 2019 của Giáo hoàng Francis |
Giáo hoàng Francis rất tích cực đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ trong giải quyết những thách thức cấp bách toàn cầu. |
Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi Giáo hoàng Francis – người đứng đầu một trong những định chế lâu đời nhất của phương Tây, lại khá quan tâm đến công nghệ trong hoạt động đối ngoại của mình.
Công nghệ vì công bằng xã hội
Giáo hoàng Francis đã rất tích cực cùng với nhiều nhà lãnh đạo khác đẩy mạnh sử dụng công nghệ trong giải quyết những thách thức cấp bách toàn cầu như biến đổi khí hậu, nghèo đói và di cư. Giáo hoàng Francis mong muốn một thế giới mà ở đó công bằng xã hội luôn được gắn liền với đổi mới công nghệ.
Học viện Khoa học Giáo hoàng, có trụ sở tại Vatican, là một trong những diễn đàn chính để Giáo hoàng gắn kết với cộng đồng công nghệ toàn cầu. Học viện đã có hơn 40 người đoạt giải Nobel, tư vấn hiệu quả cho Giáo hoàng về phát triển mới nhất trong khoa học và công nghệ.
Kể từ năm 2016, Giáo hoàng Francis đã trực tiếp gặp gỡ các lãnh đạo của Facebook, Google, Microsoft và Apple. Với mỗi người, Giáo hoàng đều bày tỏ mong muốn họ thúc đẩy tiến bộ công nghệ với mục tiêu cải thiện cuộc sống của con người và mang đến những giá trị nhân văn. Giáo hoàng Francis cho rằng, việc trực tiếp làm việc với các công ty công nghệ sẽ hiệu quả hơn so với các chính phủ liên quan, bởi lẽ, với các chính phủ, quan tâm hàng đầu của họ đối với công nghệ là phục vụ cho mục tiêu kinh tế.
Chính sách ngoại giao công nghệ của Giáo hoàng Francis đang có những tín hiệu tích cực khi Facebook đưa ra mục tiêu phát triển của mình là nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trên thế giới. Dưới tác động của Giáo hoàng Francis, cả Facebook và Amazon đã phát triển các vệ tinh có thể cung cấp dịch vụ Internet tới các khu vực ở châu Phi. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, Giáo hoàng Francis có những kế hoạch cụ thể để thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu. Năm 2017, Vatican là nơi tổ chức một cuộc thi công nghệ giữa các công ty khởi nghiệp với những nỗ lực phát triển giải pháp cho biến đổi khí hậu. Năm 2018, Giáo hoàng Francis đã tổ chức cuộc thi hackathon (một cuộc thi phát triển phần mềm, tên gọi của nó được ghép bởi hai từ “hack” và “marathon”) lần đầu tiên tại thành phố Vatican với hơn 120 sinh viên từ 60 trường đại học.
Mục tiêu của cuộc thi hackathon tại Vatican là tìm kiếm các giải pháp công nghệ hướng tới thúc đẩy hòa nhập xã hội, hỗ trợ cho người di cư và người tị nạn. Giáo hoàng Francis khuyến khích các sinh viên trẻ và các chuyên gia công nghệ sáng tạo một môi trường mà trong đó các vấn đề xã hội được xác định là trọng tâm thay vì các vấn đề khác như kinh tế, phát triển. Các “ông trùm” công nghệ hàng đầu ở Thung lũng Silicon đã bày tỏ hoàn toàn tán thành những nỗ lực của Tòa Thánh. Có lẽ, ít ai nghĩ rằng Vantican sẽ trở thành một trung tâm của những đổi mới về công nghệ đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên thế giới. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Francis, Vantican đã tham gia tích cực vào quá trình định hướng phát triển công nghệ vì công bằng xã hội.
Ngoại giao niềm tin
Giáo hoàng Francis là một đại diện của những nỗ lực ngoại giao niềm tin trong đời sống quốc tế. Các lãnh đạo Nam Sudan đã sững sờ khi Giáo hoàng 82 tuổi quỳ xuống hôn chân những người từng đối đầu nhau để kêu gọi gìn giữ hòa bình.
Trong một video được Vatican công bố 11/4 vừa qua, Giáo hoàng Francis, 82 tuổi, đang thở khó nhọc và được một trợ lý giúp đỡ để ông quỳ xuống hôn chân Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir Mayardit cùng hai Phó tổng thống là Riek Machar và Rebecca Nyandeng de Mabior tại Vatican hôm 11/4 nhân ngày Thứ 5 Tuần Thánh. Giáo hoàng bị đau chân mạn tính nên việc đứng lên ngồi xuống gặp khó khăn.
Thứ 5 Tuần Thánh (hoặc Thứ 5 Rửa chân) là một ngày lễ nằm trong Tuần Thánh của Công giáo, diễn ra trước Lễ Phục sinh để tưởng nhớ Bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Jesus và 12 tông đồ. Chúa Jesus đã rửa chân cho các tông đồ trước khi bắt đầu bữa tiệc để răn dạy rằng cúi mình rửa chân là đặt mình ngang chân người khác, biết bỏ đi cái tôi mà phục vụ bởi tình yêu. Giáo hoàng thường rửa chân cho các tù nhân vào dịp này, nhưng đây là lần đầu tiên ông thể hiện như vậy với các lãnh đạo chính trị.
Tổng thống Mayardit và Phó tổng thống Machar từng là đối thủ của nhau khi Tổng thống Mayardit buộc tội Phó Tổng thống Machar tổ chức đảo chính năm 2013, dẫn đến cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm. Khoảng 400.000 người đã thiệt mạng và hơn 1/3 trong số 12 triệu người dân Nam Sudan phải sơ tán.
"Đối với ba ngài, những người đã ký hiệp ước hòa bình, tôi yêu cầu, với tư cách một người anh em, rằng hãy gìn giữ hòa bình bằng cả trái tim mình. Sẽ có nhiều vấn đề nhưng chúng không khuất phục được chúng ta", Giáo hoàng nói. Vatican News, cơ quan truyền thông của Tòa thánh, gọi cử chỉ của Giáo hoàng là "đáng ngạc nhiên và cảm động", một điều "chỉ có thể lý giải được trong bầu không khí của sự khoan dung".
Có thể nói, Giáo hoàng Francis đang sở hữu một quyền lực mềm trong ngoại giao được nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tin tưởng và kính trọng. Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hồi đầu năm cũng đã từng viết thư cho Giáo hoàng Francis để ông giúp đỡ trong việc thúc đẩy hòa giải và đối thoại với phe đối lập. Đáp lại, Người phát ngôn Tòa thánh Alessandro Gisotti cho biết Giáo hoàng muốn hai bên phải đảm bảo mọi điều kiện phù hợp để ông có thể đứng ra làm trung gian hòa giải tại Venezuela.
| Giáo hoàng Francis bắt đầu chuyến công du vùng Vịnh Ngày 3/2, Giáo hoàng Francis đã tới thăm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), trở thành vị giáo hoàng đầu tiên đặt chân ... |
| Giáo hoàng Francis lên án vụ đánh bom tại Ai Cập, chia buồn với nạn nhân Giáo hoàng Francis ngày 29/12 đã lên án vụ đánh bom vừa xảy ra tại tỉnh Giza của Ai Cập, đồng thời gửi lời chia ... |
| Toàn cảnh Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh Giáo hoàng Francis đêm 24/12 đã chủ trì thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh truyền thống của Vatican tại Vương cung thánh đường St. Peter. |