Nhỏ Bình thường Lớn

Đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2025

Dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm thấp nên đến nay, vùng dân tộc thiểu số, miền núi vẫn là địa bàn khó khăn nhất.

Mới đây, Hội nghị tập huấn tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021-2025 đã diễn ra tại Hà Nội.

Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, nhằm tuyên truyền việc thực hiện Chương trình và các tấm gương điển hình tiên tiến trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021- 2025
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Thị Nhị Thủy phát biểu khai mạc hội nghị. (Ảnh: Diệu Linh)

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Thị Nhị Thủy cho biết, nhằm thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Mục tiêu chung của Chương trình là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn;

Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số;

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;

Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.

Tại phần thứ nhất của Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Ngọc Hải đã trình bày một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận thông tin giai đoạn 2021-2025.

Đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021- 2025
Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Ngọc Hải phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Diệu Linh)

Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, trong giai đoạn 2016-2020, thông tin là một trong năm dịch vụ cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều (theo (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015).

Giai đoạn này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện một số chính sách như cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ viễn thông công ích, cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua các Chương trình MTQG.

Trong giai đoạn 2021-2025, thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều theo Nghị định số 07/2021/QĐ-TTg ngày 27/01/2021. Trong đó, các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin bao gồm: Sử dụng dịch vụ viễn thông (hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet) và Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin (hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Tivi, radio, máy tính để bàn…).

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo như giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, Bộ triển khai Chương trình hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua ba Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 gồm: Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021- 2025
Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc Đinh Xuân Thắng thông tin về tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. (Ảnh: Diệu Linh)

Tại phần thứ hai của Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc Đinh Xuân Thắng trình bày Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ông Đinh Xuân Thắng thông tin, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm thấp nên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đến nay vẫn là địa bàn khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế xã hội phát triển thấp, tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc, mục tiêu cụ thể đến 2025 xác định các nhiệm vụ: tăng thu nhập bình quân của đồng bào dân tộc thiểu số lên 2 lần; tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%; 60% xã, thôn hết đặc biệt khó khăn; đường xá, trường lớp, y tế, điện lưới, nước sinh hoạt, phát thanh, truyền hình; định canh, định cư, sắp xếp, ổn định dân cư, đào tạo nghề; bảo tồn, phát huy bản sắc truyền thống; đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số.

Với những nội dung trên, Hội nghị góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết của các phóng viên, nhà báo về mục tiêu, nội dung của Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào tộc thiểu số và miền núi, tăng cường sự phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan báo chí; từ đó nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin.

EVFTA đã 'đơm hoa kết trái' sau 2 năm thực thi

EVFTA đã 'đơm hoa kết trái' sau 2 năm thực thi

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA: Những thành quả ...

Báo chí Việt Nam góp phần tạo đồng thuận xã hội

Báo chí Việt Nam góp phần tạo đồng thuận xã hội

Năm 2022, công tác thông tin trên báo chí thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong ...

Thắng đậm Malaysia trên sân nhà, đội tuyển Việt Nam trở lại đứng đầu bảng B AFF Cup 2022

Thắng đậm Malaysia trên sân nhà, đội tuyển Việt Nam trở lại đứng đầu bảng B AFF Cup 2022

Đội tuyển Việt Nam đã thi đấu thăng hoa để giành chiến thắng đậm 3-0 trước Malaysia ngay trên sân Mỹ Đình ở lượt trận ...

Cơ hội tham dự Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

Cơ hội tham dự Giải Diên Hồng - Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ nhất

Mọi công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài) có tác phẩm báo chí ...

Những cuộc gặp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố chung đáng nhớ của năm 2022

Những cuộc gặp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh, tuyên bố chung đáng nhớ của năm 2022

Năm 2022 đánh dấu sự trở lại của nhiều cuộc gặp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh trực tiếp giữa các nước và tổ chức ...