Để bom mìn và chiến tranh chỉ còn là quá khứ

Thu Trang
Với một quốc gia từng trải qua chiến tranh như Việt Nam, vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Để bom mìn và chiến tranh chỉ còn là quá khứ
Những người rà phá bom mìn tại Quảng Trị. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Ngày 8/4, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), Việt Nam sẽ tổ chức Phiên họp cấp Bộ trưởng trực tuyến về chủ đề “Khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững: Tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn”.

Đây là một sự kiện nhân văn và ý nghĩa gắn với Ngày Quốc tế Nhận thức Bom mìn và Hỗ trợ Hành động Bom mìn 4/4 được LHQ tổ chức hằng năm.

Kẻ giết người thầm lặng

Bom mìn, bom đạn chùm đã được sử dụng với quy mô lớn trong hai cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc chiến tranh, xung đột ở nhiều quốc gia, khu vực. Hiện nay, thứ vũ khí này vẫn tiếp tục được sử dụng dù với quy mô nhỏ, khối lượng ít hơn, song để lại nhiều hậu quả nặng nề, lâu dài về con người, an ninh, kinh tế và xã hội.

Việt Nam là một quốc gia chịu hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Ước tính từ năm 1964 đến 1975, Việt Nam đã hứng chịu hơn 16 triệu tấn bom đạn các loại, gấp 4 lần số lượng bom đạn đã được sử dụng trong Thế chiến I.

Theo kết quả điều tra của Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) công bố ngày 3/4/2018, số lượng bom đạn đã sử dụng còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam lên tới hàng trăm ngàn tấn, gồm các loại bom, mìn, vật nổ rải rác tại toàn bộ 63/63 tỉnh, thành trên toàn quốc, bao gồm 9.116 xã còn bị ô nhiễm bom, mìn ở các mức độ khác nhau, chiếm 81,87% tổng số xã trên toàn quốc.

Tổng diện tích đất hiện còn bị ô nhiễm bom mìn tính đến tháng 12/2017 là trên 6,1 triệu hecta, chiếm 18,71% diện tích đất cả nước.

Dù Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, nhưng nguy cơ tai nạn do bom mìn vẫn hiện hữu ở khắp mọi nơi, đe dọa an toàn của người dân cũng như cản trở các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội.

Được ví như “kẻ giết người thầm lặng”, hiện có hơn 60 quốc gia trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Mỗi năm, có khoảng 15.000 người trên thế giới bị thương hoặc chết do tai nạn từ bom mìn sót lại.

Bên cạnh đó, bom mìn, vật nổ còn sót lại là nguồn vũ khí dễ bị các lực lượng vũ trang khai thác, gây mất ổn định, khiến xung đột có thể tái phát; cản trở các hoạt động cứu trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình, tái thiết hậu xung đột và phát triển kinh tế, xã hội lâu dài.

Vì vậy, khắc phục hậu quả bom mìn, nhất là trong môi trường hậu xung đột, là một chủ đề ưu tiên của Việt Nam khi đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nói chung và trong tháng Chủ tịch HĐBA LHQ nói riêng.

Việt Nam nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế

Chương trình phát triển bền vững đến năm 2030 của LHQ coi khắc phục hậu quả bom mìn và hậu quả chiến tranh là mục tiêu lớn của cả thế giới.

Với thực trạng ô nhiễm bom mìn hiện nay, Việt Nam cần hàng trăm năm để làm sạch hoàn toàn bom mìn.

Mong muốn trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn, Việt Nam đã nỗ lực nâng cao năng lực, huy động nhiều nguồn lực tăng tốc độ rà phá nhằm giải quyết cơ bản hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Khắc phục hậu quả bom mìn là nhiệm vụ của Chính phủ cũng như trăn trở của hàng triệu người dân Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Việt Nam đã ký Công ước cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể gây sát thương quá mức hoặc có tác động không phân biệt (CCW).

Việc cấm, hạn chế sử dụng bom mìn được điều chỉnh bởi luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các Công ước Geneva năm 1949, và các điều ước quốc tế chính gồm có: Công ước cấm mìn sát thương (APMBC), Công ước cấm bom đạn chùm (CCM) và Công ước cấm hoặc hạn chế sử dụng một số loại vũ khí thông thường có thể gây sát thương quá mức hoặc có tác động không phân biệt (CCW).

Đồng thời, Việt Nam cũng tích cực tham dự các hội nghị, hội thảo liên quan đến mìn sát thương, bom đạn chùm, bao gồm một số Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước cấm mìn sát thương (APMBC), Công ước cấm bom đạn chùm (CCM) và CCW với tư cách quan sát viên, để thể hiện vai trò thành viên có trách nhiệm, kết hợp nắm tình hình, tuyên truyền về thực trạng ô nhiễm bom mìn ở Việt Nam và các nỗ lực, kết quả đã đạt được, vận động tài trợ các nước, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ phục vụ công tác khắc phục hậu quả bom mìn ở Việt Nam.

Trong nước, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn đến năm 2025 (4/2010); Nghị định số 18/2019/NĐ-CP về Quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn (02/2019); Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) đã công bố “Báo cáo hiện trạng tồn lưu bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam - Giai đoạn 1”, Bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên đất liền theo các kết quả điều tra của các tỉnh từ 2020-2013 (4/2018).

Ngoài ra, Việt Nam cũng tăng cường các hoạt động quảng bá, tuyên truyền cho các nỗ lực khắc phục hậu quả bom mìn của Việt Nam, như việc Ban Chỉ đạo 701 đã chủ trì tổ chức 2 hội thảo quốc tế về chủ đề Hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam tại New York và Washington DC (tháng 3/2019), Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức Triển lãm “Phụ nữ Việt Nam chung tay vì sự an toàn trên những miền đất Việt” bên lề Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (Hà Nội, 7-9/12/2020).

Trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, thời gian qua, Việt Nam đã đề cao vai trò của khắc phục hậu quả bom mìn trong tái thiết hậu xung đột trong các phát biểu, đề xuất đưa một số nội dung phù hợp về khắc phục hậu quả bom mìn trên cơ sở Nghị quyết 2365 vào một số văn kiện mới liên quan của HĐBA (như Nghị quyết 2540 trong năm 2020 về gia hạn phái bộ LHQ tại Somalia).

Có thể nói, Việt Nam đã và đang nhân đôi nỗ lực ở trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy khắc phục hậu quả bom mìn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn cho người dân, đồng thời giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập đời sống xã hội.

Triển lãm trưng bày, các tác phẩm ảnh về công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam và đề cao vai trò liên quan của phụ nữ; hiện vật và thực hiện mô phỏng hoạt động rà phá bom mìn của Nhóm Cố vấn về bom mìn tại Việt Nam. Trình chiếu phim thực tế ảo v
Triển lãm “Phụ nữ Việt Nam chung tay vì sự an toàn trên những miền đất Việt” bên lề Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh (Hà Nội, 7-9/12/2020). (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hình mẫu vươn lên từ chiến tranh

Rõ ràng, việc khắc phục hậu quả bom mìn không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia mà đòi hỏi sự nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ cho biết, Phiên họp ngày 8/4 là một cuộc thảo luận mở về bom mìn để nói về những thách thức hiện tại của bom mìn, để chia sẻ những kinh nghiệm của các nước, các khu vực trong giải quyết các vấn đề bom mìn, đồng thời đề ra những biện pháp mới để cộng đồng quốc tế đối phó tốt hơn với vấn đề bom mìn.

Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, Việt Nam được LHQ nhắc đến nhiều lần là “hình mẫu của các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh”. Bởi vậy, hơn ai hết, Việt Nam là minh chứng sống động nhất cho chủ đề khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững.

Một mặt, đây là vấn đề quan trọng với Việt Nam, có những tác động sâu sắc với phát triển kinh tế, xã hội cũng như bảo đảm an ninh, an toàn của người dân Việt Nam.

Mặt khác, việc Việt Nam tham gia tích cực và có sáng kiến cụ thể trong vấn đề này sẽ thể hiện vai trò, đóng góp trên một lĩnh vực mà nhiều nước quan tâm và có lợi ích, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ HĐBA 2020-2021.

Bên cạnh đó, chủ đề này cũng thể hiện tính nhân văn và đề cao khía cạnh nhân đạo trong việc giải quyết hậu quả bom mìn, nâng cao nhận thức chung, thu hút nhiều hơn sự chú ý của cộng đồng quốc tế đến công tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, qua đó tranh thủ hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam cũng như các nước chịu ảnh hưởng.

Thông qua chủ đề này, Việt Nam bày tỏ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm quốc gia và đóng góp cho các nỗ lực quốc tế, xứng đáng là hình mẫu vươn lên cho các nước đang phát triển, các nước vươn lên từ đói nghèo, từ đổ nát chiến tranh.

TIN LIÊN QUAN
Cập nhật Covid-19 ngày 5/4: Hệ thống xác nhận tình trạng tiêm chủng; Nhà tù Thái Lan đình chỉ thăm thân; Mỹ coi tiêm vaccine là 'nghĩa vụ đạo đức'
Vì một thế giới không còn mối đe dọa về bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh
Ngày thế giới phòng, chống bom mìn (4/4): Chung tay vì cuộc sống bình yên
Đấu trường mới trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung
Việt Nam lần thứ 2 làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an: Ba chủ đề, một mục tiêu

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Phiên bản di động