Để trẻ sống tử tế, hạnh phúc mỗi ngày đến trường...

Lưu Đình Long
Ngoài dạy kiến thức cho học trò, mong con mình giỏi chữ thì thầy cô, phụ huynh thiết nghĩ cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần, tình cảm, hướng trẻ thành người tử tế, uốn nắn các ứng xử của trẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Năm học mới: Để thầy trò đều hạnh phúc…
Giáo dục nên hướng trẻ thành người tử tế. (Ảnh: Mỹ Huệ)

Vậy là năm học mới 2022-2023 đã bước sang tuần thứ hai, kể từ ngày khai giảng 5/9. Năm học này, thầy cô giáo và học sinh đều vui mừng đến trường dự lễ khai giảng sau một năm dịch giã hoành hành. Mùa khai giảng năm trước không thể diễn ra do bối cảnh dịch bệnh.

Có niềm vui nào lớn hơn khi được đến lớp, đến trường, cả người dạy và học đều chung cảm xúc này. Thầy cô tương tác trực tiếp với học trò thông qua những giờ đứng trên bục giảng sẽ giúp cho không khí lớp học, giờ giảng trở nên sống động. Người học thông qua offline cũng có thể hỏi lại những điều không hiểu hoặc thông qua ánh mắt cũng giúp thầy cô của mình hiểu ra, trợ giúp.

Không cần phải nói những lợi ích của đến trường, được đi học. Có những học trò ở vùng sâu, xa, vùng cao, trường lớp còn xập xệ thiếu thốn nhưng được đến trường với các em là điều hạnh phúc. Vì vậy, khó khăn không ngăn được bước chân của các em.

Mỗi cuối hoặc đầu năm học mới, có những cuộc vinh danh thầy cô dấn thân cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng cao. Đồng thời là những khen thưởng cho nỗ lực vượt khó đến trường, học giỏi của nhiều học sinh khác. Trong thi đua, ngành giáo dục rất cần làm việc này thường xuyên, đúng người, đúng nơi, thì sự khuyến khích sự học trở nên hiệu quả, giúp cho nhiều người có niềm tin, tiếp tục phấn đấu và làm nên những điều kỳ diệu.

Nhiều năm qua, vấn đề thành tích trong giáo dục đè nặng lên tiêu chí đánh giá người thầy, khiến có những cuộc khen thưởng dễ dãi, “biến” học sinh thành những người khá, giỏi. Những báo cáo đẹp từ trường, lớp được đưa ra nhưng chất lượng giáo dục có thực sự nâng cao không lại là một câu hỏi lớn đối với ngành giáo dục.

Từ lâu, những khó khăn được xem là một phần của cuộc sống và nó cũng có giá trị riêng, nhờ đó thúc đẩy con người vượt lên trên chính mình. Nhìn vào điểm số của những thí sinh ở những tỉnh nghèo để thấy điều này. Tấm gương thương trò, vì sự nghiệp giáo dục một cách vĩ đại cũng thường xuất phát từ những người thầy vùng cao, vùng còn khó khăn, trắc trở.

Một người bạn làm giáo viên của tôi đang công tác tại TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Nghĩ về những nơi mà đời sống của thầy cô, học trò còn khó khăn để cố gắng hơn với những điều kiện tương đối mà mình đang có”.

Theo anh, giáo viên ở thành phố có đỡ hơn về điều kiện sống nhưng lương vẫn thấp so với mặt bằng chung, nhất là với giáo viên các môn xã hội. Lý do là không có nguồn thu gì khác. Anh cũng cho biết, có một đồng nghiệp ở trường đã phải làm shipper, chạy xe ôm công nghệ sau khi rời bục giảng để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

“Người thầy vì thế ở mỗi nơi đều có những nỗi khổ, niềm lo riêng”, anh nói. Còn học trò thành phố tuy vật chất không thiếu nhưng đôi khi lại thiếu thốn sự quan tâm từ bố mẹ khi ai cũng bận rộn với guồng quay kiếm tiền. Sự tương tác trực tiếp giữa bố mẹ, con cái ở thành thị dường như không đủ nhiều để người trẻ cảm nhận được sự ấm áp yêu thương từ gia đình. Đó cũng là mối lo của người thầy khi nhìn thấy học trò mình lớn lên mỗi ngày, nhiều em ức chế với sự thiếu thốn tình cảm gia đình ấy đã phải tìm tới thầy cô để tham vấn.

Nhìn về tất cả những gì đang diễn ra đây đó trong ngành giáo dục, trong bức tranh chung của xã hội đến chấm nhỏ mang tên gia đình - là tế bào xã hội mới thấy, dường như người lớn trong nhiều vai trò, vị trí cũng thiếu hụt ít nhiều kỹ năng để xử lý vấn đề rắc rối của tự thân cũng như trong quan hệ công việc, con cái…

Có người lý giải, chính bất ổn bên trong của mỗi con người do thiếu sự chăm sóc đời sống tinh thần, bức bí trong gia đình, mỏi mệt trong công việc đã khiến họ dễ... nổi loạn. Và dẫn tới những hành xử thiếu chuẩn mực, thậm chí sai trái đến mức khó chấp nhận.

Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra như thêm tiếng chuông cảnh báo. Nhưng nhiều người cũng lo lắng vì không biết bao giờ mới dứt, mới giảm những tiếng chuông đau lòng như thế này.

Thực tế, hiện tượng bạo lực trong trường - xảy ra ở những đối tượng còn quá trẻ, hay thậm chí người gây ra vụ việc là thầy cô giáo không phải mới. Thường sau khi xảy ra hậu quả rồi mới giật mình, hối hận. Do vậy, ngoài dạy kiến thức cho học trò, mong con mình giỏi chữ, làm toán nhanh, nói tiếng Anh trôi chảy thì thầy cô, phụ huynh thiết nghĩ cần quan tâm hơn đến đời sống tinh thần, tình cảm, uốn nắn các ứng xử của con cái, học trò mình.

Rất tâm đắc với phương hướng, nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 khối THPT của Sở Giáo dục và đào tạo TP. Hồ Chí Minh xác định: “Học để làm người công dân tốt, có kỹ năng để thích ứng với đô thị thông minh và quá trình hội nhập quốc tế; Học để làm con hiếu thảo, có trách nhiệm, thấu hiểu ‘công ơn’ và hành động để thể hiện ‘biết ơn’; Học để có nghề nghiệp hiệu quả, nuôi mình và gia đình; Học để đóng góp cho thành phố và đất nước”...

Với phương hướng này, việc dạy làm người như câu “tiên học lễ” một lần nữa được nâng lên, để thầy cô, cha mẹ cũng “nâng” mình lên trên tinh thần “thân giáo”.

Chính thầy cô, phụ huynh cũng phải làm tốt những giá trị cao đẹp ấy để qua đó giúp được con cái mình, học trò mình cũng có hạnh phúc, sống tử tế một cách thực thụ.

Tra cứu điểm chuẩn đại học 2022 nhanh nhất

Tra cứu điểm chuẩn đại học 2022 nhanh nhất

Chiều nay (15/9) sẽ chính thức công bố điểm chuẩn đại học năm 2022. Vậy tra cứu điểm chuẩn ở đâu?

Hôm nay, các trường công bố điểm chuẩn đại học 2022

Hôm nay, các trường công bố điểm chuẩn đại học 2022

Hôm nay, nhiều trường đại học trên cả nước như Đại học Y, Bách khoa Hà Nội, Ngoại thương bắt đầu công bố điểm chuẩn ...

Thông tin mới nhất từ Bộ GD&ĐT liên quan công tác tuyển sinh đại học 2022

Thông tin mới nhất từ Bộ GD&ĐT liên quan công tác tuyển sinh đại học 2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) luôn tạo điều kiện tối đa cho các thí sinh trong triển khai công tác tuyển sinh đại ...

Tỷ lệ giảng viên đại học có chức danh Giáo sư chưa đến 1%

Tỷ lệ giảng viên đại học có chức danh Giáo sư chưa đến 1%

Qua thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tỷ lệ giảng viên đại học có học hàm giáo sư của cả nước ...

Ngày mai (15/9) các trường đại học công bố điểm chuẩn 2022

Ngày mai (15/9) các trường đại học công bố điểm chuẩn 2022

Theo dự kiến, chiều 15/9, nhiều trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn 2022.

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Viettel Marathon 2024: Khởi đầu hào hứng tại Luang Prabang, Lào

Sự kiện chính của Viettel Marathon 2024 được tổ chức tại Luang Prabang, Lào. Hàng ngàn vận động viên từ khắp nơi đã đến nhận racekit.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam 'mong muốn làm sâu sắc hơn nữa' quan hệ hợp tác với Cuba

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn làm sâu sắc và nâng cao hơn nữa hiệu quả quan hệ hợp tác với Cuba trên tất cả ...
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra tổng doanh thu ước tính ...
Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết.
Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Lần đầu tiên sau 130 năm, núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản - không có tuyết tới đầu tháng 11 do biến đổi khí hậu.
Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Trận lũ quét mới đây ở vùng Valencia (Tây Ban Nha) đã khiến 158 người thiệt mạng, ô tô dồn thành đống ngổn ngang trên đường phố ngập ngụa bùn đất.
Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Đam mê dịch thuật, bác sĩ Đỗ Trung Kiên (27 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã quyết định lập kênh TikTok nhằm phổ cập tiếng Anh cho các sinh viên Y khoa.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Ngày 20/10, hơn 2.000 người đã tham dự sự kiện '5.000 bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam 2024'.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Phiên bản di động