TIN LIÊN QUAN | |
Nỗi niềm cùng tê tê | |
Phát triển kinh tế phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường |
Trong khu di sản văn hóa Hội An, Chùa Cầu là một di tích kiến trúc nghệ thuật nổi bật. Dựa vào các tư liệu văn bia và truyền khẩu, người Nhật xây Chùa Cầu từ đầu thế kỷ XVII và quản lý cho đến năm 1637, khi chuyến tàu cuối cùng rời bến cảng Hội An đưa những người Nhật đang sinh sống và làm ăn ở đây về nước.
Nơi giao hòa các nền văn hóa
Chùa Cầu là nơi ngưng đọng sự giao hòa giữa các yếu tố văn hóa Việt, Chăm, Nhật, Hoa tại một thương cảng ven sông cửa biển miền Trung, đáp ứng được hai tiêu chí cơ bản của Di sản Văn hóa Thế giới là: biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ và là điển hình về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.
Chùa Cầu đẹp thơ mộng vào buổi chiều. (Ảnh: tinhhoa.net) |
Đây là cây cầu cổ duy nhất của Phố Cổ Hội An, theo ghi chép, do các thương nhân người Nhật xây dựng để thuận tiện cho việc đi lại và giao thương giữa phố người Hoa và phố người Nhật. Với chiều dài 18m, cầu bắc qua một con lạch nhỏ ngăn cách hai tuyến phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó, người dân địa phương gọi là Chùa Cầu. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là "Cầu đón khách phương xa".
Được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo “Thượng gia hạ kiều” (có nghĩa: trên là nhà, dưới là cầu), di tích này mang phong cách kiến trúc khá độc đáo và phổ biến ở các nước châu Á. Nhìn từ bên ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán…
Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên kia tượng chó. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này xuất phát từ nghĩa cây cầu được khởi công từ năm Thân và khánh thành vào năm Tuất. Tuy nhiên, lại có ý kiến cho đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong tư thế ngôi chầu.
Thách thức về bảo tồn
Trải qua gần 400 năm tồn tại, di tích này đã được tu bổ 7 lần, lần gần đây nhất vào năm 1996. Những năm gần đây, Chùa Cầu chịu nhiều áp lực từ môi trường thiên nhiên, mưa gió, lũ lụt và đặc biệt là sự quá tải lượng du khách ghé thăm. Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, khoảng 4.000 lượt khách tham quan Chùa Cầu mỗi ngày.
Chùa Cầu đẹp huyền ảo vào buổi tối. (Ảnh: hoian.vn) |
Sự xuống cấp của di sản Chùa Cầu cho thấy yêu cầu bức thiết của việc kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, ở đây là phát triển du lịch. Thành phố Hội An đã có rất nhiều cố gắng trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa được UNESCO công nhận từ năm 1999. Tuy nhiên, việc bảo tồn cần song hành cùng những quy hoạch phát triển du lịch hợp lý để tránh tình trạng tập trung du khách vào một số điểm cố định.
Trong bối cảnh đó, vừa qua, UBND thành phố Hội An đã chủ trì tổ chức hội thảo khoa học “Trùng tu Chùa Cầu - Quan điểm và giải pháp” với sự tham gia của đông đảo các nhà quản lý văn hóa và các chuyên gia về lịch sử, văn hóa, bảo tồn từ khắp nơi trên đất nước. Nhiều ý kiến cho rằng, để tu sửa, thay thế các cấu kiện đã hư hỏng, tái định vị những yếu tố đã bị xô lệch, đặc biệt là hệ thống cấu kiện chịu lực, cần thực hiện việc trùng tu tổng thể và phải hạ giải toàn bộ, từ phần móng lên rồi tiến hành tu bổ kết hợp với nghiên cứu khảo cổ. Cũng có những lo ngại phương án trên sẽ làm mất đi giá trị nguyên bản và chân xác của di tích. Nguyên Bí thư thành ủy Hội An Nguyễn Sự e rằng việc trùng tu toàn phần sẽ biến di tích 400 năm tuổi này thành di tích 1 năm tuổi. Sau nhiều trao đổi, các đại biểu đã đạt được đồng thuận với phương pháp hạ giải Chùa Cầu để trùng tu một cách tổng thể, toàn diện nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài của di tích.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối với những thành phố cổ tương tự, việc mở rộng những điểm nhấn cùng với hạn chế du khách tới những điểm nổi tiếng là giải pháp hữu hiệu. Hội An có thể học được nhiều bài học bổ ích từ các thành phố di sản nổi tiếng để xử lý có hiệu quả mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, vươn lên thành một điểm nhấn trong bản đồ các thành phố di sản thế giới.
Sách Đỏ báo động nhiều loài vượn lớn bên bờ vực tuyệt chủng Sách Đỏ phát hành ngày hôm nay (5/9) tại Hội nghị Bảo tồn Thế giới IUCN đang diễn ra tại Hawaii (Mỹ) đã gióng hồi ... |
Tâm tình người làm việc trong di tích Dù công việc chẳng liên quan đến ngành bảo tồn nhưng nâng niu và gìn giữ là ý thức chung của các cán bộ, nhân ... |
Chính thức công nhận thương hiệu vịt bầu Minh Hương Việc công nhận thương hiệu này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gene của giống gia cầm quý, mà còn có ... |