Điểm danh những trận siêu bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp nhất thế giới

Nhất Phong
Trong lịch sử thế giới từng chứng kiến không ít cơn bão có sức tàn phá vô cùng khủng khiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho các quốc gia...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những trận siêu bão nhiệt đới
Mỗi năm toàn thế giới phải gánh chịu từ 40-50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quanh xích đạo phát triển mạnh lên thành bão. (Nguồn: New America)

Một dạng thiên tai phổ biến

Một trong những dạng thiên tai phổ biến và chết người nhất là bão, đặc biệt là các cơn bão nhiệt đới hình thành từ đại dương. Nhà khí tượng học người Phần Lan Erik Palmen (1898-1985) đã chứng minh rằng bão chỉ có thể hình thành ở dải vĩ độ 5o đến 20o hai bên xích đạo, nơi có nhiệt độ nước biển cao từ 26-27oC trở lên và lực Coriolis (lực sinh ra do sự tự quay quanh trục của Trái đất) đủ lớn để hình thành luồng gió mạnh trên cao, tạo xoáy cho cơn bão.

Năm 1948, ông Palmen đưa ra ba điều kiện cơ bản cho sự hình thành của bão là nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển phù hợp (từ 26-27o C trở lên), bảo đảm nước bốc hơi với lượng cần thiết nhằm cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hình thành bão.

Có thể hình dung bão là cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (từ 0 đến 3km so với mặt nước biển) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn ốc (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu, thuận chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu do tác động của lực Coriolis) hội tụ vào tâm bão, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra bên ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại.

Không những lực Coriolis ảnh hưởng đến chiều quay mà nó quy định hướng di chuyển của cơn bão. Theo đó, cơn bão hình thành ở Bắc bán cầu luôn di chuyển lệch về bên phải, còn bão hình thành ở Nam bán cầu luôn di chuyển lệch về bên trái. Chính vì thế, các cơn bão hình thành ở Biển Đông luôn có xu hướng di chuyển về phía đất liền Việt Nam.

Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu từ 40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quanh đường xích đạo phát triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc bán cầu, mùa bão bắt đầu từ đầu tháng Sáu đến hết tháng 11 trong khi ở Nam bán cầu, mùa bão thường diễn ra trong giai đoạn từ tháng 1-3.

Sức công phá khủng khiếp

Lịch sử nhân loại đã ghi nhận nhiều cơn bão có sức công phá khủng khiếp.

Trong cơn bão Siêu bão Đại Tây Dương năm 1780, ước tính có khoảng 22.000 người thiệt mạng trong khoảng thời gian từ ngày 10-16/10/1780 ở phía Đông Caribe, với thiệt hại nặng nề nhất xảy ra trên các đảo Martinique, St. Eustatius và Barbados. Mặc dù sức mạnh chính xác của nó vẫn chưa được xác định, nhưng từ những giai thoại, các nhà nghiên cứu hiện đại kết luận rằng Siêu bão Đại Tây Dương có sức gió vượt quá 320km/h. Một số nhân chứng chứng thực sự đổ nát hoàn toàn của các tòa nhà và pháo đài bằng đá kiên cố, những khẩu pháo hạng nặng bị ném xa hàng trăm mét và cây cối bị bẻ gãy, bật gốc hàng loạt.

Bão Hải Phòng ngày 8/10/1881 được coi là một trong những sự kiện thảm khốc nhất trong lịch sử thiên tai. Cấp độ của cơn bão này không được biết đến vì nó xảy ra trước khi có những tiến bộ về khí tượng của thế kỷ XX. Tuy nhiên, người ta biết đến sức mạnh khủng khiếp của cơn bão khổng lồ này khi nó quét qua Philippines, tiến vào Vịnh Bắc Bộ, tàn phá thành phố Hải Phòng và khu vực ven biển, gần như “hủy diệt” mọi thứ theo hướng di chuyển của nó. Không có nhiều tư liệu ghi chép lại về cơn bão này bởi thời điểm đó khoa học khí tượng ở Việt Nam chưa phát triển. Tuy nhiên, hậu quả của bão thực sự gây ám ảnh, với khoảng 300.000 người thiệt mạng.

Bão Trung Quốc năm 1922 tấn công vào lục địa Trung Quốc vào ngày 29/8/1922 khiến số người chết ước tính vào khoảng 100.000 người, gây ra thiệt hại trên diện rộng và lũ lụt ở tỉnh Sán Đầu. Cơn bão cũng tạo ra các cơn lốc xoáy, phá hủy nhiều tòa nhà và mùa màng.

Bão Ngày Lao động vĩ đại năm 1935 tấn công bang Florida của Mỹ ngày 2/9/1935. Đây là cơn bão gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử nước Mỹ cho đến nay, với số người chết ước tính là 2.500 người. Cơn bão có tốc độ gió là 295 km/h và gây ra đợt sóng cao sáu mét quét qua quần đảo Florida Keys, phá hủy đường sắt Hải ngoại - một tuyến đường quan trọng giữa đất liền và quần đảo Keys.

Bão Bengal năm 1942 đổ bộ vào vùng Bengal của Ấn Độ ngày 16/10/1942. Cơn bão nhiệt đới khiến khoảng 61.000 người thiệt mạng, gây ra đợt sóng lớn nhấn chìm các vùng ven biển, đặc biệt là thành phố Kolkata và các vùng xung quanh. Cơn bão làm gián đoạn các tuyến tiếp tế và mạng lưới liên lạc, ảnh hưởng đến các nỗ lực chiến tranh của Đồng minh trong Thế chiến II.

Bão Bhola năm 1970 là cơn bão nhiệt đới tàn khốc tấn công khu vực Đông Pakistan (nay là Bangladesh) và Ấn Độ vào ngày 13/11/1970, với số người chết ước tính 500.000 người. Cơn bão gây ra đợt sóng lớn làm ngập lụt các vùng ven biển trũng thấp, đặc biệt là các đảo của đồng bằng sông Hằng. Cơn bão là nguyên nhân khiến nạn đói, bệnh tật và bất ổn xã hội xảy ra trên diện rộng, dẫn đến Chiến tranh giải phóng Bangladesh năm 1971.

Siêu bão Nina năm 1975 hình thành từ ngày 30/7 và tan ngày 8/8, hướng vào Trung Quốc tạo ra lượng mưa lớn tới 1.060 mm trong vòng 24 giờ, tương đương lượng mưa trong một năm ở miền Trung nước này. Trận đại hồng thủy đã làm sập đập Bản Kiều và phá hủy hơn 60 con đập khác, tràn qua các vùng đất thấp với tốc độ gần 50km/h, hủy hoại khu vực dài 55km và rộng 15km. Lũ cuốn trôi hàng chục nghìn người xuống vùng hạ lưu và nhấn chìm hàng nghìn km vuông đất, khiến 26.000 người thiệt mạng. Khoảng 145.000 người sau đó chết vì bệnh tật và thiếu lương thực. Bão Nina tác động tới cuộc sống của 11 triệu người, làm sập gần sáu triệu tòa nhà và gây thiệt hại 1,2 tỷ USD cho Trung Quốc.

Bão Mitch năm 1998 đổ bộ khu vực Trung Mỹ ngày 26/10/1998. Sau khi hình thành ở Caribe, bão tiến vào bờ biển phía Đông Bắc của Honduras với sức mạnh khủng khiếp. Không lâu sau đó, bão suy yếu và dừng lại trên bờ biển và gây ra lượng mưa khủng khiếp trong khu vực. Cơn bão đạt sức gió cực đại lên đến 290km/h và chia cắt phần lớn Trung Mỹ, xảy ra lũ quét, tuyết và bùn lở, phá hủy các vùng ven biển, đặc biệt là ở Honduras. Sau khi mạnh lên một lần nữa, bão tấn công Florida (Mỹ) vào ngày 5/11/1998, rồi tan trên Đại Tây Dương. Lũ lụt, lở đất và gió của bão Mitch phá hủy mùa màng và xóa sổ các trung tâm dân cư trên khắp Honduras, các khu vực thuộc Nicaragua, Belize, El Salvador, Guatemala và Mexico. Hàng trăm nghìn ngôi nhà, mùa màng bị hủy hoại và hơn 11.000 người chết, cùng với hàng nghìn người khác mất tích.

Bi kịch Vargas năm 1999 do bão lớn và mưa xảy ra ở bờ biển Vargas ở Venezuela từ ngày 14-16/12/1999. Lượng nước trút xuống bằng cả năm qua các sườn thẳng đứng của dãy núi Sierra de Avila ở phía bắc Caracas, gây lũ lụt và một số vụ lở đất lớn nhất trong lịch sử thế giới. Mưa lũ phá hủy hơn 8.000 ngôi nhà và 700 tòa chung cư. Thiệt hại đối với các con đường, hệ thống dây điện thoại, điện và thoát nước lên tới khoảng 1,79 tỷ USD. Thảm họa khiến khoảng 30.000 người chết, nhưng chỉ có khoảng 1.000 thi thể được tìm thấy. Lũ lụt và núi lở đã chôn vùi hoặc cuốn phần lớn nạn nhân ra biển.

Bão Katrina năm 2005 quét qua nước Mỹ vào ngày 29/8/2005. Đây là thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn trong lịch sử nước Mỹ, ước tính 125 tỷ USD. Một đợt sóng lớn đã làm vỡ đê và ngập 80% bang New Orleans, giết chết hơn 1.800 người trong thành phố và các vùng xung quanh. Cơn bão cũng ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người, khiến 1 triệu người phải di dời và phải đối mặt với các rủi ro về sức khỏe và an ninh.

Bão Nargis năm 2008 tấn công Myanmar vào ngày 2/5/2008 với số người chết ước tính là 138.366. Cơn bão gây ra đợt sóng lớn đổ bộ vào Đồng bằng sông Irrawaddy, phá hủy nhà cửa cũng như sinh kế của hàng triệu người.

Bão Haiyan năm 2013 tấn công Philippines và các khu vực của Đông Nam Á vào ngày 8/11/2013 là cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận đến thời điểm đó với tốc độ gió là 315 km/h, gây ra một đợt sóng lớn, cuốn trôi hầu như hoàn toàn nhà cửa, cơ sở hạ tầng ở những nơi nó đi qua, giết chết hơn 6.300 người riêng ở Philippines, ảnh hưởng đến hơn 16 triệu người khu vực khác, khiến 4 triệu người phải di dời và hàng triệu người không có thức ăn, nước uống và nơi trú ẩn.

Bão Idai năm 2019 càn quét Mozambique, Zimbabwe và Malawi vào ngày 14/3/2019, ước tính 1.303 người chết - số người chết nhiều nhất ở lưu vực Tây Nam Ấn Độ Dương. Cơn bão với lượng mưa lớn gây lũ lụt và lở đất, ảnh hưởng đến hơn 3 triệu người, làm thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, nông nghiệp và các cơ sở y tế của khu vực, gây ra khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở các quốc gia nó quét qua.

Siêu bão Yagi năm 2024 hình thành ở vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines) ngày 2/9. Đến sáng 3/9, bão Yagi đi vào biển Đông với cấp 8, giật cấp 11 sau đó liên tục tăng cấp. Chiều 5/9, bão số 3 tăng cấp 16, giật cấp 17 và trở thành siêu bão của năm 2024, đổ bộ Hải Phòng và Quảng Ninh của Việt Nam từ ngày 6/9. Yagi được cho là cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến hiện tại. Đây là lần thứ ba trong lịch sử Việt Nam, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ bốn và là lần đầu tiên, cấp độ rủi ro thiên tai này được sử dụng ở vịnh Bắc Bộ nước ta, cho thấy mức độ nghiêm trọng và mức tàn phá mạnh của siêu bão này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thị sát công tác ứng phó mưa lũ, thăm bà con tại 2 huyện bị ngập lụt ở Lạng Sơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thị sát công tác ứng phó mưa lũ, thăm bà con tại 2 huyện bị ngập lụt ở Lạng Sơn

Chiều 11/9, ngay sau khi làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trực tiếp ...

Công tác phối hợp, phòng chống lụt bão giữa Việt Nam và Trung Quốc

Công tác phối hợp, phòng chống lụt bão giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trước thông tin về việc Trung Quốc chuẩn bị xả lũ đập thuỷ điện Ma Lù Thàng (thuộc Châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung ...

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về tác động của bão Yagi

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố về tác động của bão Yagi

Trước những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do bão Yagi gây ra tại một số nước trong khu vực, ngày 11/9, ...

Tấm lòng của những người con xa xứ gửi về vùng lũ lụt ở quê nhà

Tấm lòng của những người con xa xứ gửi về vùng lũ lụt ở quê nhà

Trước những mất mát và thiệt hại nặng nề do lũ lụt ở các tỉnh phía Bắc, cộng đồng người Việt Nam ở các nước ...

Chính phủ Hàn Quốc viện trợ nhân đạo  2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão Yagi

Chính phủ Hàn Quốc viện trợ nhân đạo 2 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục thiệt hại do bão Yagi

Chính phủ Hàn Quốc quyết định cung cấp viện trợ nhân đạo trị giá 2 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục thiệt ...

Nhất Phong (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Phó Đô đốc Canada: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam giới thiệu rất nhiều khí tài chưa từng thấy ở triển lãm khác

Phó Đô đốc Canada: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam giới thiệu rất nhiều khí tài chưa từng thấy ở triển lãm khác

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam đã giới thiệu rất nhiều loại khí tài mà chưa bao giờ thấy ở những triển lãm quốc phòng khác.
HLV Maresca muốn ‘tống khứ’ 2 cầu thủ Chelsea

HLV Maresca muốn ‘tống khứ’ 2 cầu thủ Chelsea

Enzo Maresca hy vọng Ben Chilwell và Carney Chukwuemeka sẽ là những cầu thủ đầu tiên rời Chelsea ở kì chuyển nhượng tháng 1/2025.
Rực rỡ mùa lễ hội cuối năm

Rực rỡ mùa lễ hội cuối năm

Tháng cuối năm là thời điểm các nước tổ chức nhiều lễ hội hấp dẫn với những hoạt động đa dạng, đánh dấu thời điểm bước sang năm mới.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (21-31/12): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét; Trung-Nam Trung Bộ và Đông Tây Nguyên mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (21-31/12): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An trời rét; Trung-Nam Trung Bộ và Đông Tây Nguyên mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực trong 10 ngày tới (từ đêm 21/12 đến ngày 31/12) theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ diễn tập tìm kiếm cứu nạn và xử lý các sự cố

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ diễn tập tìm kiếm cứu nạn và xử lý các sự cố

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn và xử lý sự cố ở ngoài khơi bờ biển Kochi nhằm trao đổi ...
Cùng gần 3.000 chiến sĩ và nghệ sĩ ngược dòng lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cùng gần 3.000 chiến sĩ và nghệ sĩ ngược dòng lịch sử của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Gần 3.000 chiến sĩ, nghệ sĩ góp mặt trong Chương trình Con đường lịch sử - điểm nhấn 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong Nội các của mình, với việc đưa vào 8 bộ trưởng mới và chuyển đổi vị trí của 4 bộ trưởng ...
Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí cho Kiev, thảo luận về khả năng điều quân đội tới Ukraine

Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí cho Kiev, thảo luận về khả năng điều quân đội tới Ukraine

Tình hình Ukraine: Các thành viên châu Âu 'rốt ráo' xúc tiến lịch trình luyện quân và chuyển giao vũ khí, thảo luận về khả năng điều quân đội.
Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng 'vạ miệng' với ông Trump

Đại sứ Anh tại Mỹ mới được bổ nhiệm từng 'vạ miệng' với ông Trump

Chính trị gia Công đảng Anh Peter Mandelson, người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Anh tại Mỹ, gặp phản ứng vì từng chỉ trích ông Donald Trump.
Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người bị thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm, thế giới lên tiếng

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người bị thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm, thế giới lên tiếng

Vụ tấn công chợ Giáng sinh ở Đức: Hàng chục người thương nặng và nguy kịch, lộ diện nghi phạm là người Saudi Arabia.
Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ

Bê bối thiết quân luật Hàn Quốc: Tình tiết bất ngờ từ Văn phòng Điều tra quốc gia, thêm Tướng tình báo quốc phòng bị bắt giữ.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động