Điện đàm Trung-Nhật: Nhật Bản chẳng 'ngán' đề cập tình hình Biển Đông và loạt vấn đề nóng, Trung Quốc thế nào?

Thế Việt
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu bày tỏ quan ngại sâu sắc về hoạt động xâm nhập của lực lượng hải cảnh Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tình hình Biển Đông và loạt vấn đề nóng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điện đàm Trung-Nhật: Nhật Bản chẳng 'ngán' đề cập tình hình Biển Đông và loạt vấn đề nóng, Trung Quốc thế nào? (Nguồn: Reuters)
Ngoại trưởng Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc về hoạt động xâm nhập của lực lượng hải cảnh Trung Quốc vào vùng biển tranh chấp tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, tình hình Biển Đông và loạt vấn đề nóng. (Nguồn: Reuters)

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tối 5/4, Ngoại trưởng Motegi đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.

Ngoại trưởng hai nước đã khẳng định vai trò quan trọng của Nhật Bản và Trung Quốc với trách nhiệm là những nước lớn trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.

Hai ngoại trưởng cũng bày tỏ kỳ vọng các hoạt động đối thoại, giao lưu trên nhiều lĩnh vực sẽ được thúc đẩy hơn nhằm kỷ niệm 50 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Nhật-Trung trong năm 2022.

Ông Motegi đã truyền tải những quan ngại sâu sắc của Nhật Bản về việc tàu hải cảnh Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, luật hải cảnh gây tranh cãi của Trung Quốc, tình hình Biển Đông, Hong Kong, Tân Cương và yêu cầu mạnh mẽ hành động cụ thể từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông Motegi cũng đề nghị Trung Quốc sớm dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với một số mặt hàng thực phẩm của Nhật Bản.

Tại cuộc điện đàm, hai ngoại trưởng cũng khẳng định tiếp tục thảo luận về vấn đề kinh tế Nhật - Trung, trong đó bao gồm nội dung xây dựng môi trường kinh doanh thực sự công bằng, bình đẳng và ổn định, tổ chức đối thoại về vấn đề đối sách phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời, nhất trí tăng cường đối thoại về vấn đề biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, hai ngoại trưởng cũng trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, trong đó có vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, giải quyết vấn đề công dân Nhật Bản bị phía Triều Tiên bắt cóc vào những năm 1970 và 1980 cũng như thúc đẩy khôi phục ổn định tại Myanmar.

Về phần mình, ông Vương Nghị cho rằng, Tokyo cần nhìn nhận sự phát triển của Trung Quốc với tâm lý tích cực hơn.

Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết, sự phát triển của Trung Quốc không chỉ cho phép người dân nước này có một cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh luôn nhận thức được nghĩa vụ quốc tế của mình, đồng thời kiên quyết ủng hộ hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc là nòng cốt, ủng hộ các quy tắc quốc tế dựa trên luật pháp, cơ chế đa phương chính thống cũng như bảo vệ sự công bằng và công lý quốc tế.

Ông Vương Nghị cũng khẳng định, Bắc Kinh không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các nước khác hay cho phép các nước can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, điều mà nước này giữ vững không chỉ là quyền chủ quyền mà còn là các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế.

TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Zelensky: 'Nga tạo ra thách thức nghiêm trọng với an ninh của Ukraine, NATO và châu Âu'
Tình hình Ukraine: Mỹ ra mặt 'đòi' giải thích, Nga nói gì?
Tin thế giới 5/4: Ukraine tự 'nổ' về sức mạnh, Nga tuyên bố điều tồi tệ; thảm sát kinh hoàng ở Ấn Độ; Biển Đông vẫn dậy sóng
TIN LIÊN QUAN
Khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran: Nga mong đợi, Iran hối châu Âu 'ra bài', Mỹ chẳng quá kỳ vọng
Mỹ 'thái độ' với tuyên bố chủ quyền trên biển của Nhật Bản, tiện thể cảnh cáo luôn Trung Quốc
(theo Japan Times, THX)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Tìm thấy hóa thạch hé lộ 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

Hóa thạch gần hoàn chỉnh của loài cá mập Ptychodus vừa được tìm thấy tại Mexico đã cung cấp những thông tin chưa từng được biết đến.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con ...
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động