Điều phối viên thường trú của LHQ Pauline Tamesis: Việt Nam cởi mở trong đối thoại UPR, sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm quốc tế

Sơn Hằng
Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Talk UPR
Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam Pauline Tamesis chia sẻ về những nỗ lực nghiêm túc, cởi mở của Việt Nam qua các chu kỳ UPR. (Ảnh: Tuấn Việt)

Ngày 7/5 vừa qua, Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ).

Nhân dịp này, Báo Thế giới & Việt Nam trò chuyện cùng Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis về những nỗ lực nghiêm túc, cởi mở của Việt Nam qua các chu kỳ UPR.

Bà nhận định như thế nào về phiên Đối thoại UPR của Việt Nam (ngày 7/5) với sự tham gia của nhiều nước thành viên LHQ?

Trong phiên đối thoại UPR lần thứ IV, Việt Nam đã nhận được 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia. Các quốc gia khác trong cùng phiên đối thoại nhận được ít hơn 100 khuyến nghị từ các nước thành viên.

So với chu kỳ UPR lần thứ III, số lượng khuyến nghị tại chu kỳ IV từ các quốc gia thành viên đã tăng 10%, từ 291 lên 320.

Đây là những tín hiệu rất tích cực.

Những con số này cho thấy sự quan tâm lớn từ các quốc gia thành viên LHQ trong việc hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục thúc đẩy quyền con người.

Điều này cho thấy tầm quan trọng chung mà chúng tôi, với tư cách cộng đồng quốc tế, hướng tới sự phát triển bao trùm và bền vững.

Sự tham gia mạnh mẽ của các quốc gia thành viên LHQ cũng cho thấy vị thế cao của Việt Nam trong các cơ chế nhân quyền đa phương, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việc mở rộng và tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong hoạt động tương lai sẽ không kém phần quan trọng. Đảm bảo sự tham gia của toàn xã hội trong suốt quá trình là điều then chốt, đặc biệt ở cấp quốc gia, tỉnh và địa phương.

Rõ ràng, Việt Nam rất coi trọng cơ chế UPR cũng như các nguyên tắc minh bạch, khách quan, đối thoại và hợp tác của cơ chế này?

LHQ nhận thức rằng, mỗi quốc gia đều có con đường phát triển độc lập, dựa trên hoàn cảnh và điều kiện riêng; cũng như dựa trên các thế mạnh và thách thức đặc thù. Mỗi quốc gia cần có con đường riêng hướng tới phát triển bao trùm và bền vững hơn trong thúc đẩy quyền con người cho tất cả thành viên xã hội.

Đồng thời, như Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã nhấn mạnh trong các bài phát biểu của mình, có những hoạt động nhất định giúp thúc đẩy và tăng cường việc tôn trọng quyền con người phổ quát.

Một trong những ví dụ mà ông nêu bật là việc có một khung pháp lý mạnh mẽ lấy nhân quyền làm trung tâm. Thứ trưởng cũng lưu ý rằng, phát triển kinh tế - xã hội bao trùm và xanh, cũng như giảm nghèo đa chiều có đóng góp đáng kể vào thúc đẩy quyền kinh tế và xã hội. Đây là những lĩnh vực mà Việt Nam đạt nhiều tiến bộ.

Khi nghiên cứu phát biểu và khuyến nghị từ 133 quốc gia thành viên LHQ, chúng tôi nhận thấy rằng, các vấn đề này xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hội và chính trị đa dạng. Song chúng tôi cũng tìm ra nhiều điểm đồng thuận trong các khuyến nghị của họ.

Ví dụ, 47 quốc gia đưa ra khuyến nghị về bình đẳng giới, nâng cao quyền cho phụ nữ và phòng chống bạo lực giới. Phái đoàn Việt Nam nhận định đây là ưu tiên của mình, nhấn mạnh việc thông qua Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và một số kế hoạch hành động tổng thể về phòng, chống bạo lực giới, bạo lực gia đình.

Nhiều quốc gia cũng đưa ra khuyến nghị về việc điều chỉnh áp dụng án tử hình ở Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt ghi nhận số lượng lớn các khuyến nghị về vấn đề này. Ông giải thích, dù điều kiện hiện tại ở Việt Nam chưa cho phép bãi bỏ hoàn toàn, nhưng Việt Nam đang tiến hành các bước để giảm số lượng tội phạm chịu hình phạt này và tăng cường biện pháp bảo vệ trong việc kết án và thi hành án.

Vì vậy, trong khi mỗi quốc gia chọn con đường phát triển riêng, vẫn có những biện pháp có thể tăng cường sự tuân thủ của các nước thành viên LHQ đối với các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế mà họ phê chuẩn.

Việc có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về cách mỗi quốc gia có thể thúc đẩy và bảo vệ các quyền xã hội, kinh tế, dân sự và chính trị cơ bản theo hoàn cảnh riêng - là mục đích và trọng tâm của chu kỳ rà soát UPR.

Thưa bà, phiên đối thoại này phản ánh như thế nào những nỗ lực và cam kết của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025?

Việt Nam đã thể hiện sự chuẩn bị nghiêm túc và cởi mở với đối thoại quốc tế khi tham gia phiên đối thoại UPR.

Phái đoàn Việt Nam cho biết, Việt Nam sẵn sàng xem xét các phát biểu và khuyến nghị từ các quốc gia thành viên khác theo cách xây dựng và hợp tác.

Sự cởi mở trong đối thoại quốc tế về nhân quyền thể hiện nỗ lực của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam đã tích cực tham gia vào diễn đàn đa phương này, dẫn đầu các sáng kiến như kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế và đồng tài trợ các nghị quyết hằng năm về quyền con người và biến đổi khí hậu.

Sự cởi mở trong đối thoại quốc tế về nhân quyền thể hiện nỗ lực của Việt Nam với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Việt Nam đã tích cực tham gia vào diễn đàn đa phương này, dẫn đầu các sáng kiến như kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế và đồng tài trợ các nghị quyết hàng năm về quyền con người và biến đổi khí hậu.

Đầu năm nay, Ngài Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tuyên bố Việt Nam sẽ tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028.

Điều này cho thấy Việt Nam sẵn sàng tiếp tục đảm nhận trách nhiệm quan trọng của thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Trách nhiệm này bao gồm việc thể hiện những nỗ lực cụ thể nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và chính trị phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và các hiệp ước nhân quyền mà Việt Nam phê chuẩn.

Thời gian qua, LHQ đã tham gia và hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình UPR như thế nào?

Giống các chu kỳ UPR trước, Nhóm các tổ chức của LHQ tại Việt Nam đã nỗ lực hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam thúc đẩy một quá trình UPR thiết thực, hướng đến kết quả và bao trùm.

Chúng tôi làm điều này trong khuôn khổ khung Hợp tác Chiến lược LHQ-Việt Nam giai đoạn 2022-2026 và phù hợp với vai trò tiêu chuẩn của LHQ tại tất cả các quốc gia trải qua quy trình xem xét UPR.

Hỗ trợ của chúng tôi tập trung vào hai lĩnh vực:

Thứ nhất và quan trọng nhất, là tạo điều kiện cho nhiều bên liên quan tham gia trong suốt quy trình UPR.

Trên thế giới, sự tham gia có ý nghĩa của các tổ chức xã hội-chính trị và chuyên môn đa dạng, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng và các nhóm dễ bị tổn thương trong quy trình UPR là một phần không thể thiếu trong nhiệm vụ của LHQ nhằm đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong đó bao gồm thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người di cư, người LGBTI và người khuyết tật.

Chúng tôi hy vọng trong các bước ưu tiên và thông qua khuyến nghị sắp tới, các nỗ lực để đảm bảo sự tham gia các nhóm này có thể được tăng cường. LHQ sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt mục tiêu đó.

Lĩnh vực thứ hai là cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật giúp thúc đẩy việc thực hiện các khuyến nghị UPR.

Các hỗ trợ kỹ thuật nêu trên phù hợp với các ưu tiên chung được đồng thuận trong khuôn khổ Khung hợp tác chiến lược của chúng tôi với Việt Nam, cụ thể là phát triển xã hội bao trùm; ứng phó biến đổi khí hậu, khả năng chống chịu thiên tai và môi trường bền vững; thịnh vượng chung thông qua chuyển đổi kinh tế; và quản trị - tiếp cận công lý.

Thông qua các chương trình hợp tác phát triển của LHQ tại Viêt Nam, chúng tôi tiếp tục đóng góp vào việc thực hiện các khuyến nghị UPR.

Các chương trình của chúng tôi nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và chống bạo lực giới, tăng cường hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em, củng cố các hệ thống bảo trợ xã hội, thúc đẩy quyền và sự tham gia của người khuyết tật, và chống buôn bán người.

Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp phản hồi và tư vấn kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam về các ưu tiên để thúc đẩy con đường riêng, đảm bảo chủ quyền hướng tới việc mở rộng sự tôn trọng các quyền con người.

Chúng tôi cảm thấy biết ơn và vinh dự được đóng vai trò đó trên nền tảng hơn 45 năm hợp tác tin cậy và rất hiệu quả giữa LHQ và Việt Nam.

Xin cảm ơn bà!

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ IV

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại ...

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tại phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR

Báo TG&VN trân trọng giới thiệu phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam tại phiên đối ...

Bốn thông điệp lớn của Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo UPR chu kỳ IV

Bốn thông điệp lớn của Việt Nam tại phiên đối thoại về Báo cáo UPR chu kỳ IV

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trả lời phỏng vấn về Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của ...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công

Phiên đối thoại diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chính tại nơi chứng kiến quá trình đàm phán và ...

Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp: Mở đường cho hợp tác chặt chẽ và năng động hơn

Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế Việt Nam-Pháp: Mở đường cho hợp tác chặt chẽ và năng động hơn

Trao đổi thương mại Việt Nam-Pháp tăng hơn gấp đôi sau 10 năm với con số 7,6 tỷ Euro được ghi nhận vào năm 2023.

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank để thu hút khách hàng

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank để thu hút khách hàng

Chuẩn hóa thanh toán quốc tế là thế mạnh riêng của Vietcombank!...
Xe điện Trung Quốc vào châu Âu: Bước tiến khó cản

Xe điện Trung Quốc vào châu Âu: Bước tiến khó cản

Phản bác chỉ trích của phương Tây về chiến lược công nghiệp của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Cường nói rằng xuất khẩu của nước này mang lại lợi ích ...
Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Hơn 1 triệu thí sinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Chiều nay (26/6), hơn 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
WEF Đại Liên: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Mỹ

WEF Đại Liên: Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ Mỹ

Một quan chức hàng đầu Trung Quốc về thương mại cho biết, bất chấp căng thẳng kinh tế, các rào cản thương mại, Trung Quốc sẽ không bao giờ từ ...
Australia hỗ trợ ngành cảng Việt Nam đi đúng hướng

Australia hỗ trợ ngành cảng Việt Nam đi đúng hướng

Australia hỗ trợ Việt Nam dự báo về nhu cầu của ngành cảng trong vòng 5 năm tới cũng như nhu cầu của ngành logisctics trong vòng 3 năm tới.
Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23: Yên biết người đưa Đông về nhà là ai...

Những nẻo đường gần xa tập 23, Yên biết chuyện Vinh là người đưa Đông về nhà, Bảo tham gia lớp học làm giàu.
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy giao lưu đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới hai nước.
Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

Giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc

ECUE với sự hỗ trợ của UN Women sẽ tổ chức tọa đàm 'Không gian định giới và giải mã các bất bình đẳng giới trong gia đình và nơi làm việc' tại Hà Nội.
Chuyên gia Canada: Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Chuyên gia Canada: Việt Nam có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng

Nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Tăng cường hành động chống biến đổi khí hậu

Cuộc khảo sát toàn cầu của Liên hợp quốc cho thấy, cứ 5 người thì có 4 người muốn đất nước của họ tăng cường các cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí ...
Hải Dương xác định công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài

Hải Dương xác định công tác bảo đảm, đấu tranh về nhân quyền là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài

Ngày 21/6, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Việt Nam và Australia ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn nhằm cải thiện sinh kế nông dân

Việt Nam và Australia ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn nhằm cải thiện sinh kế nông dân

Với sự hỗ trợ của Australia, Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn là bước tiến cho ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam.
Nữ chính trị gia Quần đảo Solomon loay hoay tìm chỗ đứng trên chính trường

Nữ chính trị gia Quần đảo Solomon loay hoay tìm chỗ đứng trên chính trường

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ cải cách chính sách nhưng tỷ lệ đại diện nữ trong chính trường Quần đảo Solomon vẫn ở mức rất thấp.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước.
Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu số chiếm 95% dân số toàn tỉnh.
Hành động để không còn lao động trẻ em!

Hành động để không còn lao động trẻ em!

Thế giới đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm thiểu lao động trẻ em, nhưng cũng đang chứng kiến các xu hướng toàn cầu bị đảo ngược.
Công nghệ AI có thể 'gác gôn' về nhạy cảm giới trong tác phẩm báo chí

Công nghệ AI có thể 'gác gôn' về nhạy cảm giới trong tác phẩm báo chí

Trong truyền thông về bình đẳng giới, công nghệ AI cũng có những 'năng lực' đặc biệt đáng ghi nhận.
Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot 2024: Những chiếc mũ có một không hai tại lễ đua ngựa thường niên của Hoàng gia Anh

Royal Ascot - Lễ hội đua ngựa hàng năm do hoàng gia Anh tổ chức trở nên rực rỡ và đặc sắc hơn nhờ những chiếc mũ siêu độc.
Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Xung đột, những nỗi đau và cái giá đắt

Các cuộc xung đột trên thế giới trong năm 2023 khiến số trẻ em thiệt mạng tăng gấp 3 lần và số phụ nữ thiệt mạng tăng gấp 2 lần so với năm trước đó.
10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

10 điều cần biết về con đường di cư nguy hiểm nhất thế giới

Tuyến đường Trung Địa Trung Hải từ lâu đã được biết đến là tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới. Dưới đây là 10 điều cần biết về con đường này.
Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Lý do Australia cử nữ Bộ trưởng Bộ thanh thiếu niên dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Gaza

Chính phủ Australia xác nhận sẽ tham dự một hội nghị quốc tế về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Phụ nữ chiếm hơn 40% đại biểu Quốc hội Nam Phi

Ủy ban bầu cử độc lập (IEC) của Nam Phi cho biết hôm 6/6, hơn 43% đại diện mới được bầu vào Quốc hội nước này là phụ nữ.
Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.
Phiên bản di động