Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6:

Thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao là mệnh lệnh chiến lược

Hồng Phúc
Ngày càng có bằng chứng cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong ngoại giao không chỉ là vấn đề công bằng mà còn là mệnh lệnh chiến lược. Khi chúng ta đưa phụ nữ tiến lên trong lĩnh vực ngoại giao, chúng ta cũng đặt chính nền ngoại giao lên phía trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Bà Michaela Friberg-Storey, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Kazakhstan nhấn mạnh điều đó trong phát biểu tại tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6.

Tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6/2024. (Nguồn: DKN)
Tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” mang đến câu chuyện về những phụ nữ truyền cảm hứng trong ngành ngoại giao. (Nguồn: UN)

Tọa đàm do Văn phòng Liên hợp quốc tại Kazakhstan, MNU và Viện Phát triển công Kazakhstan phối hợp tổ chức nhằm nêu bật những đóng góp to lớn của phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc của các nhà ngoại giao nữ cũng như thảo luận các chiến lược nhằm thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

Sự kiện diễn ra trước Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao (24/6), theo nghị quyết được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/6/2022.

Chỉ cùng nhau, mới đạt kết quả mong muốn

Bà Michaela Friberg-Storey, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Kazakhstan nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong ngoại giao. “Ngoại giao đòi hỏi những gì tốt đẹp nhất của con người. Điều đó tốt nhất phải được gặt hái từ cả phái nam và phái nữ. Chỉ cùng nhau, chúng ta mới có thể đạt được những kết quả mong muốn trong hòa bình và phát triển”, bà khẳng định.

Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1992, Kazakhstan có đại sứ nữ đại diện cho đất nước ở tổ chức đa phương lớn nhất thế giới 17 năm trong tổng số 32 năm.

Số lượng nữ đại sứ tại Kazakhstan hiện nay là 11 trên tổng số 67 và hiện có 3 nữ đại sứ từ Kazakhstan. Mặc dù những con số này không cao như kỳ vọng nhưng tiếp tục cho thấy một xu hướng tích cực do chính phủ Kazakhstan tập trung mạnh mẽ vào việc trao quyền cho phụ nữ.

Hội thảo có sự tham gia của bà Madina Jarbussynova, cựu Đại diện thường trực của Kazakhstan tại Liên hợp quốc. Bà ghi tên vào lịch sử ngoại giao Kazakhstan khi được bầu vào Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).

Bà Jarbussynova cho biết: “Việc tôi được bầu vào CEDAW là sự công nhận những thành tựu ở Kazakhstan trong lĩnh vực này bởi vì tôi là chuyên gia đầu tiên được bầu không chỉ từ Kazakhstan mà còn từ Trung Á kể từ khi các quốc gia này giành được độc lập”.

Là phụ nữ từng đảm nhiệm vị trí ngoại giao hàng đầu như vậy, bà Jarbussynova đã vạch ra tầm quan trọng của việc xác định công việc như một đấu trường cho thành tích cá nhân bất kể giới tính và không có khuôn mẫu.

“Gần một nửa số nhân viên trong Bộ Ngoại giao là phụ nữ trẻ. Nhưng khi nhìn vào lãnh đạo cấp vụ trở lên hay đếm số lượng nữ đại sứ, chúng ta mới thấy được những điểm tiêu cực của tình trạng này. Tôi nghĩ đó là sự tiếp nối của một số quan điểm rập khuôn cho rằng ngoại giao là địa hạt của nam giới”, bà Jarbussynova nói, ủng hộ việc phụ nữ được đề cử vào các vị trí cao hơn trong ngoại giao.

Nhà ngoại giao kỳ cựu khẳng định: “Ai cũng biết rằng khi phụ nữ tham gia chính trị, họ giải quyết các vấn đề có lợi cho người dân, thay đổi đời sống xã hội, môi trường và xây dựng hòa bình”.

tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6/2024. (Nguồn: DKN)

“Bằng cách thúc đẩy một môi trường cho phụ nữ phát triển mạnh, chúng ta mở đường cho các cam kết ngoại giao hiệu quả và bền vững hơn trên trường quốc tế”. (Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Kazakhstan Michaela Friberg-Storey)

Học thức, sự tự tin và lịch thiệp

Tại tọa đàm, Đại sứ Anh tại Kazakhstan Kathy Leach đã chia sẻ lịch sử về sự đồng hành của Bộ Ngoại giao nhằm hỗ trợ phụ nữ trong lĩnh vực ngoại giao, chẳng hạn như làm việc linh hoạt và chia sẻ công việc.

Giữa gia đình và công việc, Đại sứ Leach thừa nhận rằng phụ nữ được đánh giá khác với nam giới. Bà khuyến khích phụ nữ tạo ra hệ thống hỗ trợ của riêng mình và tự tin vào nỗ lực của mình.

Bà ví von sự tự tin của nhà ngoại giao nữ với “việc bước vào một căn phòng như thể bạn thuộc về căn phòng đó. Đó là việc ngồi ở hàng ghế đầu, đặt ra câu hỏi đầu tiên… chứ không phải là ngồi ở phía sau và né tránh”.

Điều quan trọng là chứng tỏ cho mọi người thấy sự hiện diện trong phòng không phải “để pha trà mà vì bạn có một công việc chuyên môn phải làm. Vì vậy, hãy bước vào căn phòng đó như thể bạn sở hữu căn phòng đó và có quyền ở trong đó”.

Theo Đại sứ Nam Phi tại Kazakhstan Keitumetsi Seipelo Tandeka Matthews, cuộc đấu tranh giải phóng của phụ nữ ở Nam Phi đã quyết định con đường và sự tham gia của họ vào ngoại giao. Lời khuyên của nhà ngoại giao Nam Phi là phụ nữ nên thực thi quyền lực bằng lòng tốt và sự lịch thiệp.

“Bạn cần phải tự tin… Bạn cần phải có học thức, quan tâm đến mọi người, tôn trọng các nền văn hóa và những người khác. Bạn cần phải có cách hành xử xuất sắc”, Đại sứ Matthews nói.

Nhà ngoại giao nữ “không cần phải giống một người đàn ông chỉ vì bạn đang làm công việc của đàn ông”. Bà Matthews đánh giá là “tồi tệ” khi “bắt chước một người đàn ông vì anh ta muốn đứng đầu. Điều đó thật đáng xấu hổ, tôi không ủng hộ và đó là điều mà chúng ta nên ngăn cản”.

Tọa đàm “Phá vỡ rào cản: Phụ nữ trong ngoại giao” tại Đại học Maqsut Narikbayev (MNU) ở thủ đô Astana, Kazakhstan vào ngày 21/6/2024. (Nguồn: DKN)
Tọa đàm có sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao Kazakhstan và các thành viên ngoại giao đoàn ở nước này. (Nguồn: UN)

Ngày 20/6/2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết quy định ngày 24/6 hằng năm là Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao.

Nghị quyết nêu rõ tất cả quốc gia thành viên và các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, xã hội dân sự, các tổ chức học thuật, hiệp hội các nhà ngoại giao nữ và các bên liên quan khác hưởng ứng kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ trong ngành ngoại giao hằng năm để thúc đẩy sự tham gia bình đẳng của phụ nữ ở mọi cấp độ ngoại giao.

Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững

Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững

Thông qua nghị quyết quy định 24/6 hằng năm là Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao, Đại hội đồng Liên hợp quốc ...

Các nhà ngoại giao nữ ở Vatican là 'nhóm đáng gờm'

Các nhà ngoại giao nữ ở Vatican là 'nhóm đáng gờm'

Đối với Đại sứ Australia tại Vatican Chiara Porro, làm việc với các nữ đồng nghiệp tại vùng đất này là "một nguồn cảm hứng ...

Cán bộ ngoại giao nữ tận dụng ‘ưu thế’ để trở thành ‘phái mạnh’ trong công tác

Cán bộ ngoại giao nữ tận dụng ‘ưu thế’ để trở thành ‘phái mạnh’ trong công tác

Sáng 20/10, tại hội trường Nhà làm việc Bộ Ngoại giao số 2 Lê Quang Đạo đã diễn ra Tọa đàm “Truyền thống phụ nữ ...

Cán bộ ngoại giao nữ: Tự hào mang sứ mệnh vì quyền con người

Cán bộ ngoại giao nữ: Tự hào mang sứ mệnh vì quyền con người

Tôi nhìn nhận công tác của cán bộ ngoại giao nữ tại Geneva là “sứ mệnh” quan trọng, vinh dự và tự hào đồng thời ...

Làm nữ Đại sứ cách nửa vòng Trái đất

Làm nữ Đại sứ cách nửa vòng Trái đất

Ngoại giao có lẽ là một nghề đặc thù bởi những chuyến công tác xa xứ. Có chuyến đi ngắn ngày nhưng cũng có những ...

(theo Astana Times, DKN World News)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Đưa văn hóa và sản phẩm mỹ nghệ Việt Nam đến các thị trường mới

Công ty Rattan House tích cực giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Brunei Darussalam và một số thị trường mới.
Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Mbappe tiết lộ lý do hồi sinh phong độ

Kylian Mbappe trở lại mạnh mẽ sau khi đá hỏng hai quả phạt đền liên tiếp của Real Madrid.
Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Kinh tế Eurozone phủ sắc xám

Nền kinh tế Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng thấp hơn so với dự đoán trước đây trong năm 2025, chỉ tăng nhẹ so với năm 2024.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động