Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican, bà Francesca Di Giovanni nhấn mạnh điều đó trong cuộc trả lời phỏng vấn báo L'Osservatore Romano nhân dịp Ngày quốc tế Phụ nữ.
Giáo hoàng Francis trong lần gặp gỡ với bà Francesca Di Giovanni - nữ quan chức ngoại giao cấp cao đầu tiên của Tòa thánh Vatican. (Nguồn: Vatican News) |
Giới ngoại giao ở Vatican không xa lạ với bà Francesca Di Giovanni - người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí quản lý trong Bộ Ngoại giao Tòa thánh Vatican.
Cách đây hơn 3 năm, vào tháng 1/2020, bà Francesca Di Giovanni được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách quan hệ với các quốc gia.
Quyết định trên của Giáo hoàng Francis tiếp tục khẳng định quan điểm tiến bộ của ông, trong bối cảnh các vị trí quản lý của Tòa thánh Vatican vẫn chủ yếu do nam giới đảm nhiệm.
Nhà ngoại giao với kinh nghiệm 3 thập niên trong ngành chia sẻ, “Giáo hoàng Pope Francis muốn có nhiều phụ nữ được giao quyền lực hơn tại Bộ Ngoại giao của Tòa thánh Vatican" và "luôn khuyến khích, giúp đỡ" phụ nữ có cơ hội làm việc trong lĩnh vực ngoại giao ở mọi cấp độ.
Bà Francesca Di Giovanni hy vọng rằng, điều này sẽ là tiền đề mở đường cho sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trong việc nắm giữ các vị trí quan trọng tại Tòa thánh Vatican.
Sự chuyển biến trong cơ cấu nhân sự tại Bộ Ngoại giao Tòa thánh Vatican phần nào phản ánh xu hướng trên thế giới, đó là sự gia tăng số lượng phụ nữ làm việc trong lĩnh vực ngoại giao và Thứ trưởng Francesca Di Giovanni đánh giá là "sẽ có lợi cho tất cả mọi người".
Bởi lẽ theo bà, phụ nữ thường sẽ thực hiện mọi việc rất cẩn trọng, chưa kể trực giác và tài năng của phụ nữ khi hoạt động trong công tác đảm bảo hòa bình thì có thể tạo nên mối quan hệ hợp tác lành mạnh với nam giới. Tiếng nói được lắng nghe từ cả hai phía để tìm ra sự cân bằng, từ đó sẽ cùng hợp tác với nhau thay vì cạnh tranh nhau.
Đặc biệt, bà cho biết sự đa dạng giới trong hoạt động ngoại giao cho phép Bộ Ngoại giao Vatican đáp ứng phù hợp các bối cảnh đa phương mà cơ quan này đang hướng đến.
Trên cương vị quản lý mới, bà có cơ hội làm việc với các tổ chức liên chính phủ và các hiệp ước đa phương. Trong bối cảnh đa phương phân cực ngày nay, Vatican có một vai trò đặc biệt là “cam kết liên tục tạo ra sự công bằng”.
"Là tiếng nói của sự đạo đức, Tòa thánh Vatican luôn hướng đến các giá trị công lý, của sự thật và những điều tốt đẹp". Bà khẳng định, Vatican trong hoạt động ngoại giao "không có lợi ích nào khác ngoài việc đồng hành cùng các quốc gia xây dựng hòa bình”.
Mặc dù có những bất cập trong hệ thống đa phương, bà Francesca Di Giovanni vẫn đề cao những điều mà Tòa thánh Vatican đã làm được như góp phần tạo ra thỏa thuận trung gian giữa Nga và Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ về xuất khẩu ngũ cốc.
Đặc biệt là việc Tòa thánh đã tập hợp được hơn 40 nhà lãnh đạo của các tôn giáo lớn trên thế giới ký vào một tuyên bố chung kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn trong việc chống biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên hợp quốc (COP26).
Theo Thứ trưởng Francesca Di Giovann, đó chính là bằng chứng cho thấy hoạt động ngoại giao có thể góp phần tạo nên những kết quả tích cực cho hòa bình thế giới.
Bà Francesca Di Giovanni, sinh năm 1953 tại thành phố Palermo, miền Nam Italy, bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao Tòa thánh Vatican từ năm 1993. Bà có bằng luật sư, từng tham gia các công việc trong lĩnh vực người tị nạn và di cư, luật nhân đạo quốc tế và tình trạng của nữ giới. |
| Xây dựng ngành Ngoại giao trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp Tình hình quốc tế năm 2022 có nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các hoạt động đối ngoại ... |
| Bản lĩnh nữ cán bộ ngoại giao trong thời đại 4.0 Làm việc trong môi trường khó khăn, đặc biệt vất vả, nữ cán bộ ngoại giao nếu không có bản lĩnh cao thì khó “trụ” ... |
| Đại sứ Nguyễn Tất Thành: Triển khai ngoại giao kinh tế có trọng tâm, trọng điểm và sẵn sàng cho năm bản lề trong quan hệ Việt Nam-Australia Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Đại sứ Việt Nam tại Australia Nguyễn Tất Thành chia sẻ những nỗ lực thúc đẩy ngoại ... |
| Vai trò của ngoại giao công nghệ trong bối cảnh địa chính trị hiện nay Trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động hiện nay, ngoại giao công nghệ đang nắm giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ ... |
| Sự tham gia của phụ nữ trong ngành ngoại giao và câu chuyện ở Colombia Colombia là quốc gia điển hình nơi có sự tham gia tích cực của phụ nữ trong ngành ngoại giao và giữ các vị trí ... |