TIN LIÊN QUAN | |
Mekong còn nhiều dư địa phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa | |
Mảnh đất miễn nhiễm đô thị hóa |
Những ai sống tại các quốc gia phát triển đều nhận thấy đô thị hóa phải luôn đi đôi với phát triển kinh tế, cùng với đó là sự phát triển của tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, cũng có những khu vực mà quá trình đô thị hóa đã không thật sự mang lại cho người dân ở đó một mức sống tốt hơn. Thậm chí, người ta còn lo ngại rằng, cả thế giới có thể sẽ bước vào thời kỳ mà đô thị hóa không song hành với tăng trưởng.
Các nước khu vực Đông Nam Á. (Nguồn: SHbay.vn) |
Những siêu đô thị ở Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị, nằm trên con đường biển giao thương giữa Đông và Tây, nằm ở phía Đông Nam của châu Á. Tại các thành phố lớn trong khu vực đang diễn ra đô thị hóa mạnh mẽ. Tính đến năm 2030, dân số đô thị sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu người, đạt mốc 373 triệu người.
Một nghiên cứu mới do Viện nghiên cứu Martin Prosperity (Mỹ) tiến hành đã khảo sát, phân tích quá trình đô thị hóa tại các thành phố Phnom Penh (Campuchia), Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Manila (Philippines), Bangkok (Thái Lan), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Singapore (quốc đảo Singapore).
Hai trong số các thành phố nói trên là Manila và Jakarta là những siêu đô thị với hơn 10 triệu dân. Bangkok, TP. Hồ Chí Minh, Kuala Lumpur, và Singapore mỗi thành phố có từ 5 đến 10 triệu dân. Dự kiến, vào năm 2030, Bangkok và TP. Hồ Chí Minh - mỗi thành phố sẽ có hơn 10 triệu dân. Kuala Lumpur cũng sẽ có gần 10 triệu người, trong khi Singapore sẽ có khoảng 7 triệu dân.
Theo nghiên cứu này, khu vực Đông Nam Á đang đô thị hóa không đều, từ đó hình thành nên bốn tầng phát triển. Dẫn đầu là thành phố Singapore với thu nhập đầu người đạt 66.864 USD, xếp thứ 4 thế giới sau New York, London và Tokyo. Tiếp đến là Kuala Lumpur với thu nhập đầu người đạt 28.076 USD, cao hơn gấp 3 lần so với bình quân của cả nước Malaysia là 9.748 USD. Bangkok và Manila xếp thứ 3 với thu nhập bình quân đầu người đạt lần lượt là 19.705 và 14.222 USD, cao hơn rất nhiều so với con số của cả Thái Lan và Philippines, lần lượt là 5.158 và 2.360 USD.
Jakarta và TP. Hồ Chí Minh rơi vào tầng phát triển thứ 4 với bình quân đầu người đạt 9.984 và 8.600 USD trong khi bình quân cả nước Indonesia và Việt Nam đạt lần lượt là 3.323 và 1.544 USD.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Như vậy, liệu đô thị hóa có giúp tăng trưởng kinh tế tại Đông Nam Á hay không? Chắc chắn câu trả lời là: Có.
Đồ thị biểu hiện mức độ đô thị hóa ở Đông Nam Á. (Nguồn: CityLab) |
Theo nghiên cứu của Viện Martin Prosperity, đang tồn tại mối tương quan giữa tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế (dựa trên bình quân đầu người). Đường thẳng hướng lên trên từ trái sang phải trong đồ thị phía trên cho thấy dấu hiệu tích cực ở mối tương quan này.
Nhưng điều quan trọng cần xem xét là mức độ đô thị hóa của các quốc gia Đông Nam Á có thực sự tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của họ hay không?
Singapore dẫn đầu về tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế trong khu vực, đến mức quốc gia này được xếp vào cùng nhóm với các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Australia. Malaysia xếp sau với tốc độ đô thị hóa đạt 75%, tương đương với Hàn Quốc. Indonesia và Thái Lan cùng có tốc độ đô thị hóa là hơn 50% trong khi Philippines đạt mức 45%.
Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam mới đạt mức 33,6% trong khi Campuchia chỉ là 20,7%. Những con số này của Việt Nam và Campuchia là khá tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của hai quốc gia này.
Singapore là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất trên thế giới. (Nguồn: International Man) |
Rõ ràng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn khu vực và tại các thành phố lớn là không đồng đều, và cũng tương ứng với sự phát triển mỗi nơi mỗi khác.
Trong khi một số khu vực tại các quốc gia Đông Nam Á đã được đô thị hóa và phát triển nhanh, một số khu vực khác còn chưa theo kịp sự chuyển dịch này.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong thời gian tới là liệu quá trình đô thị hóa có tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế tại các thành phố và quốc gia ít phát triển hay không, và liệu có nơi nào bị rơi vào cảnh đô thị hóa nhưng không phát triển hay không?
Theo một báo cáo ngày 4/1/2017 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Hiện nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ đẩy nhanh đô thị hóa với tốc độ nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (tăng đều 3,4%/năm). Việt Nam đặt mục tiêu dân số đô thị khoảng 44 triệu người vào năm 2020 (hiện tại là 32,3 triệu), chiếm 45% dân số cả nước, năm 2025 dân số đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số cả nước, tạo nền tảng cho sự phát triển hạ tầng và đô thị cũng như các ngành và lĩnh vực có liên quan, thúc đẩy tăng trưởng GDP hàng năm và thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI vào Việt Nam. |
Abu Dhabi và những công trình hạng “sao” Thủ đô Abu Dhabi của các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang triển khai các dự án kiến trúc đô thị hoành ... |
Cuộc chiến sinh tồn của những người nhặt rác Quá trình đô thị hóa đang từng ngày đe dọa cuộc sống và sức khỏe của hàng triệu con người. |
Đô thị hóa ở châu Á chỉ mới bắt đầu Mặc dù có một làn sóng lớn đô thị hóa lớn ở Đông Á trong thập niên đầu của thế kỷ 21 nhưng quá trình ... |