Phối cảnh Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia. (Nguồn: NIC) |
Sau hai năm triển khai xây dựng và vượt qua rất nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19, cơ sở hoạt động mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc dự kiến khánh thành vào tháng 10/2023. Sau khi đi vào hoạt động, NIC sẽ có hai cơ sở hoạt động gồm NIC Hà Nội (D25 phố Tôn Thất Thuyết) và NIC Hòa Lạc.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC là cơ quan trực thuộc Bộ được thành lập theo Nghị định số 94/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với chức năng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh mới; hỗ trợ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhằm tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Với tổng diện tích sàn làm việc gần 20.000 m2, gồm hai khối nhà làm việc và một khối nhà trung tâm hội nghị quốc tế, NIC Hòa Lạc là không gian dành cho đổi mới sáng tạo lớn nhất Việt Nam với nhiều cơ chế ưu đãi đặc thù nhằm thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn, các tổ chức hỗ trợ, ươm tạo uy tín thế giới, các chuyên gia trí thức trong và ngoài nước.
Đây cũng sẽ là môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát huy hiệu quả vai trò của một trung tâm đi đầu, mắt xích quan trọng trong hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo nhằm hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Thúc đẩy sự ra đời của NIC Hòa Lạc thể hiện quyết tâm cao của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, hướng đến mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2030 sẽ là một nước có thu nhập trung bình cao, và đến 2045 là nước phát triển phát triển thu nhập cao. Để hiện thực hóa khát vọng này, đổi mới sáng tạo chắc chắn là một từ khóa không thể thiếu.
Đây là thời điểm đổi mới sáng tạo gắn với câu nói "To be or not to be" (tạm dịch: Tồn tại hay không tồn tại) với nền kinh tế và đất nước Việt Nam.
Việt Nam đang bước sang giai đoạn chưa bao giờ có với tham vọng phát triển như hôm nay. Theo bảng xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam được đánh giá có năng lực đổi mới sáng tạo xếp vào nhóm cao nhất trong số những quốc gia đang phát triển, vị trí 48/132 quốc gia, nền kinh tế, giữ vị trí thứ tư khu vực Đông Nam Á xếp sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam được đánh giá ở vị trí 54 trên thế giới, thứ 12 khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2022 (theo đánh giá của Startup Blink). Những xếp hạng trên đã thể hiện tiềm năng, sức bật của Việt Nam trong bối cảnh quốc gia còn rất nhiều khó khăn và thách thức.
| Đổi mới sáng tạo - Điểm kết nối thành công giữa Việt Nam-Australia Trên con đường triển khai nhiệm vụ đổi mới sáng tạo, Việt Nam đã kết nối với một số quốc gia, tổ chức quốc tế ... |
| Đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động hướng đến kiều bào Chiều ngày 4/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị sơ kết công ... |
| Chủ tịch Quốc hội làm việc với Trung tâm Công nghệ và đổi mới sáng tạo Iran Việt Nam sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Iran, ... |
| Việt Nam-Israel đẩy mạnh hợp tác về đổi mới sáng tạo, các lĩnh vực công nghệ cao Bộ trưởng Nir Barkat khẳng định Chính phủ Israel luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực, mong muốn tăng cường ... |
| Chuyển đổi số: Thanh niên chính là lực lượng sáng tạo và tiên phong Sáng nay (19/3), Tọa đàm "Thanh niên sáng tạo, chủ động trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay" đã diễn ra sôi nổi trong ... |