Đồng chí Nguyễn Duy Trinh như tôi biết

Tôi thuộc thế hệ không có vinh dự được làm việc trực tiếp và thật gần gũi với đồng chí Nguyễn Duy Trinh, nhưng là cán bộ ngoại giao nên ở chừng mực nhất định cũng được tiếp cận ông nhiều lần. Qua những lần tiếp xúc đó, tôi nghĩ chúng ta có thể rút ra bốn bài học mà đồng chí Nguyễn Duy Trinh để lại cho chúng ta.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dự Lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Năm 1977.

Bài học về sự kiên cường. Từ thời trẻ, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã dấn thân vào con đường cách mạng và đã chịu đựng những thử thách ghê gớm trong ngục tù; thời gian ở tù cũng ngang bằng thời gian làm Bộ trưởng Ngoại giao. Không có sự kiên cường như vậy của những con người như vậy thì không thể có một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và có uy tín quốc tế như ngày nay. Sự kiên cường ấy không chỉ cần có trong cách mạng và trong chiến tranh mà rất cần trong thời bình và trong hoạt động ngoại giao.

Bài học thứ hai là trong cuộc đời hoạt động của mình, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã trải qua tất cả các lĩnh vực. Có lẽ trong hàng ngũ lãnh đạo tiền bối được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn lựa và rèn luyện, ông Nguyễn Duy Trinh là người duy nhất gánh trọng trách đa dạng nhất: từ lãnh đạo một địa phương có nhiều bản sắc trong chiến tranh là Liên khu V đến công tác hành chính với tư cách Bộ trưởng Phủ thủ tướng, rồi công tác kinh tế với cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, công tác khoa học với cương vị Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước, công tác Đảng với cương vị Thường trực Ban Bí thư và công tác ngoại giao với cương Ngoại trưởng. Có thời kỳ ông cùng các đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chánh… lãnh đạo cuộc kháng chiến trong Liên khu V và cùng quân dân Liên khu V làm nên những kỳ tích độc đáo không chỉ về kháng chiến mà cả về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục cho dù ở xa Trung ương và bị cô lập hai đầu.

Lâu nay, về ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là đấu tranh ngoại giao trong đàm phán ở Hội nghị Paris, người ta ít nói đến vai trò của Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh. Có lẽ điều đó không thỏa đáng. Hoạt động ngoại giao lúc đó, trong đó có cuộc đàm phán giữa ta và Mỹ là một hoạt động rộng lớn, cuốn hút nhiều người, nhiều ngành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc còn sống và Bộ Chính trị (BCT). Bộ Ngoại giao (BNG) có thể ví như "Bộ Tổng tham mưu", trong đó có bộ phận tác chiến do anh Nguyễn Cơ Thạch chỉ đạo, "Bộ Chỉ huy chiến trường" do đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy chỉ huy ở bên Paris, còn "Bộ Tổng tư lệnh" là BCT thì cầu nối trực tiếp là đồng chí Nguyễn Duy Trinh.

Vả lại, đồng chí Nguyễn Duy Trinh làm Ngoại trưởng đúng vào lúc Trung ương Đảng ta mà cụ thể là Hội Nghị Trung ương lần thứ 13 họp cuối tháng 1/1967 đã quyết định chủ trương mở mặt trận ngoại giao theo phương châm "vừa đánh vừa đàm". Rồi chính Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh là người trực tiếp "bắn pháo lệnh" mở đầu mặt trận này bằng những tuyên bố nổi tiếng. Tôi nhớ năm 1967, nhân cuộc chiêu đãi Ngoại trưởng Mông Cổ sang thăm Việt Nam tối 29/12/1967, ông tuyên bố: "Sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), VNDCCH sẽ nói chuyện với Mỹ về những vấn đề có liên quan". Chứ không chỉ có thể như ông đã trả lời phỏng vấn nhà báo Australia Bớcsét hôm 28/1/1967 nữa. Làm phiên dịch cho ông, tôi còn nhớ như in việc ông dặn rất kỹ phải dịch thật chuẩn xác và nhấn mạnh đoạn cốt tử này. Ngoài ra, đấu tranh ngoại giao lúc đó không chỉ có cuộc đàm phán với Mỹ, mà còn cả một mặt trận rộng lớn nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc cũng như của nhân dân thế giới nữa.

Nghị quyết Trung ương 13 và toàn bộ hoạt động ngoại giao sau này luôn thấm nhuần tư tưởng "độc lập, tự chủ" đi đôi với "đoàn kết quốc tế". Cá nhân tôi cảm nhận rất rõ rằng, đồng chí Nguyễn Duy Trinh là một tấm gương về tư tưởng đó. Thời kỳ đầy cam go, thêm vào đó lại phải xử lý khôn khéo mói quan hệ trục trặc, mâu thuẫn gay gắt giữa hai “ông anh" Xô - Trung nên càng cơ cực. Quả thực, tôi không hề thấy Bộ trưởng thiên về bên nào cả mà lúc nào cũng trầm tĩnh suy xét, ứng xử mềm mỏng với cái lõi là kiên định lập trường của Đảng mình, nước mình.

Bài học thứ ba là sự bình tĩnh, hết sức cẩn trọng, vô cùng kỹ lưỡng. Về điều này đã có nhiều người nói nên tôi không trao đổi thêm nữa. Trong tôi lúc nào cũng đọng lại ấn tượng về cách ông chữa đi chữa lại các văn kiện trình lên, cân nhắc từng chữ, từng câu, từng cái dấu. Cá nhân tôi học hỏi được nhiều khi giữ các cương vị lãnh đạo sau này.

Bài học thứ tư là bài học chữ Nhân và chữ Tâm. Tôi luôn luôn coi ông là ân nhân thực sự của mình. Số là, trước khi ký Hiệp định Paris, BCT quyết định cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh sang Liên Xô để thông báo cho BCT Liên Xô, còn đồng chí Lê Thanh Nghị được cử sang Trung Quốc để thông báo cho BCT Trung Quốc. Đi theo ông Nguyễn Duy Trinh có đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm là Chánh văn phòng BNG, đồng chí Trần Hoàn ở bộ phận đàm phán còn phiên dịch dự kiến là đồng chí Tạ Hữu Canh ở Vụ Liên Xô - Đông Âu. Tuy nhiên, đồng chí Canh không đi được vì bị ngã xe máy, gãy chân. Lúc đó, đồng chí Hoàng Văn Tiến là Thứ trưởng Thường trực gọi tôi lên Bộ và nói với tôi một câu mà tôi nhớ suốt đời: "Thôi, bây giờ Bộ không đối xử với anh như trước nữa và nay cử anh đi theo Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh sang Liên Xô". Tôi hỏi lại rằng: "Như trước là như thế nào và vì sao?". Ông Tiến trả lời rằng: "Anh là cán bộ có năng lực, nghiêm chỉnh, dù không được tin cậy đúng mức nhưng không bất mãn, vẫn nỗ lực công tác; chỉ có điều vợ anh xuất thân từ gia đình "danh gia vọng tộc"! nên Bộ mới chỉ sử dụng ở một mức độ nhất định. Điều này anh Nguyễn Duy Trinh đã phê bình Bộ và đề nghị để anh cùng đoàn sang Liên Xô". Thế hệ ngày nay chắc không hiểu nổi "chủ nghĩa lý lịch" thời đó nặng nề đến mức nào. Nhưng qua việc riêng của tôi có thể thấy, đồng chí Nguyễn Duy Trinh là con người có tâm và có nhân như thế nào. Tôi là người được hưởng điều đó và nhớ ơn ông suốt đời. Phải có những con người như vậy thì Đảng ta mới thu phục được cán bộ và nhân tâm. Đây là một bài học cho thế hệ chúng ta trong việc dùng người.

Có một chuyện nữa cũng chứng tỏ Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh là người hiền từ, nhân đức thế nào. Đó là lần đi Paris để ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đầu năm 1973. Mọi người đã lên chuyên cơ đậu ở sân bay Vnukovo (Mátxcơva), chỉ còn chờ cất cánh nhưng mãi không thấy nhúc nhích gì. Bộ trưởng bảo tôi xuống xem có chuyện gì vì nếu sang Paris muộn thì có thể gây sự hiểu lầm trong dư luận. Xuống hỏi mới biết đến giờ vẫn chưa thấy đồng chí phụ trách lãnh sự mang hộ chiếu từ Đại sứ quán Pháp ra cho tổ lái. Hóa ra anh ta lại mang hộ chiếu ra sân bay Quốc tế Sheremetevo cách sân bay Vnukovo gần 100km! Tôi lên máy bay báo cáo với Bộ trưởng và lần đầu tiên mới thấy một người "giận tím mặt" là như thế nào! Nhưng khi đã có hộ chiếu và máy bay sắp lăn bánh, đồng chí chỉ nói với lãnh đạo Đại sứ quán ta có ba chữ: "Làm với ăn". Con người đồng chí Nguyễn Duy Trinh là như vậy đó.

Cho nên, nếu chúng ta học được cả bốn bài học ấy cũng đáng làm người lắm rồi và xứng đáng là nhà ngoại giao lắm rồi.

Vũ Khoan
Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

(Trích từ tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Duy Trinh và sự nghiệp ngoại giao” kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh (15/7/1910-15/7/2010), do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 14/7/2010)


Ông Nguyễn Duy Trinh (15/7/1910- 20/4/1985) là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ 4/1965 đến 2/1980

Là một trong những học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh là nhà ngoại giao uyên thâm mà tên tuổi gắn liền với nhiều hoạt động ngoại giao sôi nổi nhưng cũng đầy cam go và quyết liệt của Đảng và Nhà nước ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông đóng góp tích cực vào việc hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế trong hoàn cảnh có sự bất đồng sâu sắc trong phe xã hội chủ nghĩa. Dưới sự chỉ đạo sát sao của ông, ngoại giao đã trở thành một mặt trận và phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự; vừa đánh vừa đàm; phối hợp nhịp nhàng đấu tranh ngoại giao của hai miền Nam-Bắc, và nghệ thuật đàm phán của ngoại giao VN mà đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN năm 1973.

Sau năm 1975, trước yêu cầu mới của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã sớm nêu ra nhiệm vụ ngoại giao phục vụ khôi phục và phát triển kinh tế. Về xây dựng Ngành, ông đã đề xuất việc xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ cấp Vụ trẻ (1978) và qua hoạt động thực tiễn, đã đào tạo nhiều đội ngũ cán bộ ngoại giao giỏi cho đất nước.


Bài viết cùng chủ đề

70 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động