📞

Đồng Nhân dân tệ gia nhập giỏ SDR: Ý nghĩa và ảnh hưởng (kỳ 1)

17:51 | 06/10/2016
Cùng với việc đồng Nhân dân tệ (NDT) gia nhập giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), đồng NDT thông qua trao đổi tiền tệ có thể được trực tiếp đưa vào dự trữ ngoại hối, cũng có thể dùng để hỗ trợ thanh khoản và bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế.  

Việc đồng Nhân dân tệ (NDT) chính thức gia nhập giỏ tiền tệ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) vào ngày 1/10 vừa là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ suốt mấy chục năm cải cách mở cửa, vừa là sự khẳng định và công nhận của cộng đồng quốc tế đối với sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc.

Không nghi ngờ gì, đồng NDT gia nhập giỏ SDR có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đối với Trung Quốc và thế giới.

Ảnh hưởng trực tiếp

Thứ nhất, nhu cầu phân phối tự động tài sản bằng đồng NDT tăng lên. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), Ngân hàng thế giới (WB)… đang quản lý tài sản lấy SDR để định giá, các tổ chức này cần phải tiến hành phân phối tài sản dựa theo trọng lượng của đồng tiền trong giỏ SDR. Sau khi gia nhập giỏ SDR, sự lưu hành và trọng lượng của đồng NDT trong giỏ SDR sẽ được điều chỉnh tương ứng, những tổ chức này cũng sẽ tăng cường tương ứng tài sản bằng đồng NDT. Theo đánh giá sơ bộ, quy mô nguồn vốn chảy vào tài sản bằng đồng NDT này sẽ là hơn 10 tỷ USD.

Đồng Nhân dân tệ chính thức gia nhập Giỏ tiền tệ quốc tế từ ngày 1/10/2016. (Nguồn: Static1)

Hơn nữa, rất nhiều khoản vay của tổ chức tài chính và tổ chức phát triển quốc tế cũng như món nợ của không ít quốc gia đều sẽ lấy SDR để định giá. Những tổ chức và quốc gia này thường có nhu cầu bảo đảm lãi suất của đồng tiền và giảm bớt rủi ro tỷ giá hối đoái trong giỏ SDR. Sau khi đồng NDT gia nhập giỏ SDR sẽ làm tăng thêm nhu cầu bảo đảm lãi suất của đồng tiền và giảm bớt rủi ro tỷ giá hối đoái trong giỏ SDR, từ đó khiến cho những tổ chức và quốc gia này phân phối lại tài sản bằng đồng NDT ở thị trường trong và ngoài nước.

Thứ hai, vị thế đồng tiền dự trữ của đồng NDT được chính thức công nhận. Trước khi đồng NDT gia nhập giỏ SDR, đã có không ít ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tiền tệ của các nước và khu vực giữ tài sản bằng đồng NDT, nhưng liệu có coi đồng NDT là đồng tiền dự trữ hay không thì do các nước tự quyết định, tiêu chuẩn không giống nhau. Ví dụ như có một số quốc gia chỉ đưa đồng NDT vào tài sản ngoại hối, mà không đưa vào dự trữ ngoại hối, nguyên nhân là họ cho rằng đồng NDT không đạt được tiêu chuẩn của đồng tiền dự trữ.

Còn có một số quốc gia tuy muốn đưa đồng NDT mà mình đang nắm giữ vào dự trữ ngoại hối, nhưng lại không được sự công nhận và thừa nhận của các tổ chức quốc tế có uy tín. Ngoài ra, do vị thế dự trữ của đồng NDT chưa được xác định rõ ràng, nên thống kê dự trữ ngoại hối liên quan cũng không liệt kê riêng rẽ đồng NDT, chỉ là đặt đồng NDT cùng với các đồng tiền khác.

Sau khi gia nhập SDR, vị thế của đồng NDT với tư cách là đồng tiền dự trữ sẽ được công nhận, tài sản bằng đồng NDT mà ngân hàng trung ương và các cơ quan tiền tệ đang nắm giữ sẽ được thống nhất xác định rõ ràng là dự trữ ngoại hối. Đồng thời, IMF cũng sửa đổi tương ứng bảng báo cáo thống kê trong dự trữ ngoại tệ chính thức toàn cầu (COFER), tăng từ 7 đồng tiền thống kê trước đó lên 8 đồng tiền, đồng NDT được đưa vào và liệt kê riêng rẽ. Các nước tham gia COFER đều phải báo cáo tình hình nắm giữ tài sản bằng đồng NDT với IMF. IMF cũng sẽ công bố định kỳ tình hình tổng hợp của các nước coi đồng NDT là dự trữ ngoại hối.

Thứ ba, đồng NDT trở thành đồng tiền giao dịch chính thức của IMF. Việc đồng NDT gia nhập giỏ SDR có nghĩa là đồng NDT là một trong 5 đồng tiền “có thể sử dụng tự do” được IMF công nhận.

Theo quy định của IMF, giao dịch chính thức của IMF được sử dụng SDR hoặc có thể sử dụng tự do đồng tiền để tiến hành, những giao dịch này bao gồm nộp định mức cho IMF, IMF cung cấp các khoản vay cho các nước thành viên và các nước thành viên trả nợ cho IMF, IMF thanh toán lãi suất cho các nước thành viên…

Trước khi đồng NDT gia nhập giỏ SDR, Trung Quốc nộp định mức cho IMF chỉ có thể lựa chọn một trong số các đồng tiền là đồng USD, đồng Euro, đồng bảng Anh hoặc đồng yên Nhật, số tiền đóng góp thực tế phải dùng đồng USD để hoàn thành. Sau khi đồng NDT gia nhập SDR, Trung Quốc có thể dùng đồng NDT để trực tiếp nộp định mức cho IMF, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc cũng đang có những chuẩn bị kỹ thuật tương ứng. Và các nước thành viên khác muốn sử dụng đồng NDT để nộp định mức cho IMF đều có thể lựa chọn đồng NDT.

Ví dụ như các khoản vay mà IMF cung cấp cho các nước thành viên tuy lấy SDR để định giá, nhưng các khoản chi và khoản trả thực tế thường được tiến hành dựa theo yêu cầu của nước thành viên sử dụng đồng tiền nào trong giỏ SDR. Sau khi đồng NDT gia nhập giỏ SDR, theo yêu cầu của nước thành viên, IMF có thể sử dụng đồng NDT để cấp cho nước thành viên đó, và nước thành viên này có thể lựa chọn trả tiền bằng đồng NDT.

Ảnh hưởng đối với tiến trình quốc tế hóa đồng NDT

Động lực sử dụng chính thức đồng NDT sẽ tăng lên. Trung Quốc đã là đối tác thương mại và nước đầu tư ở nước ngoài lớn nhất của rất nhiều quốc gia, nhu cầu tiềm tàng của các nước đối với đồng NDT là rất lớn. Nhưng do các nguyên nhân như vị thế đồng tiền dự trữ của đồng NDT trước đây không rõ ràng và mức độ tiện lợi trong việc sử dụng đồng NDT là không đầy đủ…, nên ngân hàng trung ương hay các cơ quan tiền tệ muốn nắm giữ đồng NDT sẽ gặp trở ngại nhất định, thiếu động lực.

Ảnh minh họa (Nguồn: Kingworldnews)

Sau khi đồng NDT gia nhập SDR, địa vị đồng tiền dự trữ của đồng NDT được chính thức công nhận và trong quá trình này Trung Quốc cũng áp dụng một loạt biện pháp để nâng cao mức độ tiện lợi của ngân hàng trung ương hoặc cơ quan tài chính nắm giữ đồng NDT. Vì vậy mong muốn của các nước đưa đồng NDT vào dự trữ ngoại hối cũng sẽ tăng lên.

Trên thực tế, sau khi IMF tuyên bố sẽ đưa đồng NDT vào giỏ SDR, rất nhiều nước như Singapore, Tanzania… đã tuyên bố đưa đồng NDT vào dự trữ ngoại hối của mình. Một ví dụ khác, đồng NDT gia nhập giỏ SDR có thể làm tăng thêm sức hút hoán đổi tiền tệ song phương. Tính đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương có tổng quy mô đạt 3.310 tỷ NDT với 33 quốc gia và khu vực.

Trước đây, công dụng chủ yếu của đồng NDT với tư cách là đồng tiền trao đổi mang lại tiện lợi cho thương mại và đầu tư song phương, mục đích triển khai trao đổi tiền tệ của các nước khác với Trung Quốc cũng nằm ở đó. Cùng với việc đồng NDT gia nhập giỏ SDR, đồng NDT thông qua trao đổi tiền tệ có thể được trực tiếp đưa vào dự trữ ngoại hối, cũng có thể dùng để hỗ trợ thanh khoản và bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế. Công năng trao đổi tiền tệ của Trung Quốc được mở rộng hơn nữa, từ đó tăng cường sức hút để các nước khác và khu vực triển khai trao đổi tiền tệ với Trung Quốc.

Sử dụng đồng NDT có lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân Trung Quốc trong hoạt động thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Cùng với việc đồng NDT gia nhập SDR, mức độ nhận thức về mặt quốc tế đối với đồng NDT sẽ được nâng cao, lòng tin của thị trường đối với đồng NDT sẽ tăng lên. Điều này sẽ giảm bớt lực cản sử dụng đồng NDT ngoài biên giới, gia tăng nguyện vọng sử dụng NDT, mức độ tiếp nhận của các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài đối với đồng NDT cũng sẽ tăng cao. Kết quả là thúc đẩy đồng NDT ngày càng được sử dụng một cách rộng rãi trong các giao dịch xuyên biên giới như xuất cảnh du lịch, du học, thương mại và đầu tư tài chính.

Cùng với việc ngày càng nhiều giao dịch sử dụng đồng NDT để tiến hành tính giá và thanh toán này, các doanh nghiệp và người dân trong nước tiến hành giao dịch xuyên biên giới sẽ thuận tiện hơn, các chi phí giao dịch như thanh toán, mua ngoại tệ và bảo hiểm rủi ro đầu tư… cũng sẽ thấp đi, rủi ro tỷ giá hối đoái sẽ giảm đi.

(theo Tân Hoa xã)