Khi dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nordstream 2) còn chưa đến 150 km nữa là hoàn tất, chính phủ Mỹ đã mở rộng trừng phạt với các công ty có liên quan đến việc xây dựng Nordstream 2. Trò chơi chính trị “mèo vườn chuột” này đe dọa kết liễu số phận của đường ống Nordstream 2 dài 1.230 km, dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất khí đốt dẫn từ Nga đến Đức một khi hoàn thành.
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 đang đi vào giai đoạn nước rút - Ảnh minh họa. |
Lo ngại chính trị
Song đây không phải lần đầu Nordstream 2 đứng trước áp lực. Dự án đã chịu chỉ trích gay gắt ngay từ năm 2015, khi tập đoàn Gazprom (Nga) và 5 tập đoàn năng lượng châu Âu thành lập công ty trị giá 11 tỷ USD nhằm xây dựng đường ống mới bên cạnh đường ống ban đầu dọc biển Baltic.
Washington phản đối dự án này, cho rằng nó là cơ hội để Moscow mở rộng ảnh hưởng khu vực. Một số quốc gia châu Âu lo rằng Nordstream 2 có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc hơn vào năng lượng Nga, khiến Ukraine mất đi nguồn thu lớn từ vận chuyển khí đốt Nga. Nghị viện Châu Âu đã kịch liệt phản đối dự án này, trong khi Ủy ban châu Âu đã tiến hành nghiên cứu tham vọng của tập đoàn Gazprom ở Châu Âu đầy hoài nghi.
Thậm chí, nhiều người Đức tự hỏi vì sao chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel lại tiếp tục dự án này. Một số quan chức cấp cao tại Berlin đã từng cân nhắc ý định dừng Nordstream 2 sau nghi án về vụ đầu độc của nhà đối lập Nga Alexei Navalny, song cuối cùng đã từ bỏ.
Nỗ lực thất bại
Về phần mình, phát biểu sau vụ ông Navalny bị bắt giữ mới đây tại Moscow, Thủ tướng Angela Merkel khẳng định sẽ không thay đổi ý kiến về dự án này, thậm chí nhấn mạnh rằng ngay cả người Mỹ cũng mua dầu của Nga.
Để tránh trừng phạt, chính quyền bang Mecklenburg-Tây Pomerania ở Đông Bắc Đức, nơi đường ống đổ bộ đất liền, đã thành lập một quỹ chủ yếu do Gazprom tài trợ, làm trung gian giữa Nordstream 2 và các công ty ký hợp đồng trên danh nghĩa “bảo vệ khí hậu”.
Thậm chí, nhiều người Đức tự hỏi vì sao chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel lại tiếp tục dự án này. Một số quan chức cấp cao tại Berlin đã từng cân nhắc ý định dừng Nordstream 2 sau nghi án về vụ đầu độc của nhà đối lập Nga Alexei Navalny, song cuối cùng lại từ bỏ. |
Tuy nhiên, nỗ lực này đã không thể qua mặt Washington. Quốc hội Mỹ đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới, nhắm vào nhiêu đối tượng nhằm cảm trở hoạt động xây dựng đường ống. Cuối năm 2019, chính quyền Mỹ đã phát tín hiệu đe dọa trừng phạt khiến một công ty xây dựng của Thụy Sỹ phải rút tàu khỏi dự án. Nhiều công ty khác đã phải lo sợ.
Trong những ngày cuối cùng, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump vẫn không từ bỏ nỗ lực trừng phạt với tàu cải tạo đường ống của Nga. Vài tuần trước khi ông Joe Biden chính thức trở lại Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ đã thông qua bản sửa đổi các biện pháp trừng phạt từng được thông qua vào năm 2019, mở rộng triệt để nhóm các công ty chịu trừng phạt, kỳ vọng mang tới thay đổi cục bộ trong trò chơi chính trị này.
Hơn thế nữa, cuộc bầu cử Đức ngày 26/9 tới đây có thể đưa Đảng Xanh, vốn phản đối kịch liệt Nordstream 2, tham gia vào chính phủ cùng với Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của bà Merkel. Dự án này có thể trở thành vấn đề nóng trong đàm phán liên minh giữa đảng này.
Triển vọng mới
Song ánh sáng ở cuối đường hầm vẫn còn đó khi ông Joe Biden, một người dự kiến có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, tiếp quản nước Mỹ.
Khi còn là Phó Tổng thống, chính ông đã từng phản đối Nordstream 2. Tuần trước, người Phát ngôn Nhà Trắng đã gọi đây là “thỏa thuận tồi tệ đối với châu Âu” và chính quyền mới vẫn đang xem xét luật liên quan.
Dù vậy, theo ông Dan Fried, điều phối viên về trừng phạt tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, câu chữ trong đạo luật mới về trừng phạt Nordstream 2 đã nới lỏng giới hạn để Tổng thống có thể bãi bỏ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Joe Biden khi còn trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ năm 2013. (Nguồn: Getty Images) |
Điều này có thể dẫn đến hai trường hợp. Đầu tiên, cơ chế trừng phạt Gazprom sẽ được tự động triển khai nếu Nga đi ngược lại thỏa thuận ký với Đức năm 2019 về giữ khí đốt tiếp tục đi qua Ukraine trong 5 năm. Trường hợp thứ hai xảy ra khi Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy cam kết của Đức nhằm củng cố an ninh năng lượng ở Đông Âu; đây chắc chắn là món hời lớn với chính quyền của ông Joe Biden. Tuy nhiên, bất chấp việc khoảng thời gian trước khi các lệnh trừng phạt mới chính thức có hiệu lực, người Đức không tỏ ra hào hứng với cành olive của phía Mỹ.
Một số khác thì lại kỳ vọng vào sự thay đổi lãnh đạo tại Berlin thời gian tới. Đại sứ Ba Lan tại Đức Andrzej Przylebski nhận định vẫn chưa quá muộn để từ bỏ dự án. Tuy nhiên, theo chuyên gia Sarah Pagung của Hội đồng Quan hệ Quốc tế Đức tại Berlin, bà Merkel sẽ chẳng quá phiền lòng nếu người Mỹ khiến Nordstream 2 phải trì hoãn, bởi lẽ dự án này đã trở thành vấn đề đau đầu nhất trong chính sách đối ngoại của Berlin. Việc Nordstream 2 phải dừng lại do lệnh trừng phạt có thể giúp chính phủ Đức nhẹ gánh về tinh thần và trách nhiệm phải chi trả các khoản phí bồi thường. Tuy nhiên, trước mắt, dự án Nordstream 2 đi đâu, về đâu, vẫn là chuyện khó nói.