TIN LIÊN QUAN | |
Myanmar ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản | |
Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Myanmar |
Ngày 8/11/2015, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) giành chiến thắng vang dội tại cuộc tổng tuyển cử và chính thức cầm quyền vào tháng 3 năm nay. Biểu tượng dân chủ Suu Kyi đã bước lên vị trí Cố vấn Quốc gia, trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar. Tuy nhiên cho đến nay, những điều mà bà Suu Kyi và đảng NLD làm được dường như vẫn chưa đạt như kỳ vọng của người dân Myanmar.
Những chính sách chưa thực sự hiệu quả
Bà Khin Lay - một nhà vận động của NLD từng bị quản thúc dưới thời chính quyền quân sự - cho rằng, xã hội đã có nhiều cải thiện từ khi chính phủ mới được thành lập. Tuy nhiên, do tính chất công việc là một nhà vận động xã hội đấu tranh vì quyền lợi phụ nữ, bà Khin Lay cho biết, bà đã chứng kiến nhiều vụ bạo lực với nạn nhân là phụ nữ.
“Xã hội đã có những cải thiện đáng kể về mặt nhận thức và giáo dục trong các vấn đề như quyền phụ nữ, giới tính và tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị cũng đã tăng từ 4% lên 13%. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực phụ nữ lại nghiêm trọng hơn. Các vụ bạo hành, lạm dụng phụ nữ xuất hiện trên mặt báo mỗi ngày”, bà Khin Lay đánh giá.
Dòng người ủng hộ bà Suu Kyi trong cuộc bầu cử lịch sử năm ngoái. (Nguồn: Drayton Tribune) |
Nhà bình luận chính trị Yan Myo Thein, 47 tuổi, cho rằng, chính sách kinh tế của Myanmar hiện không rõ ràng, trong khi mối quan hệ giữa các chính trị gia với giới truyền thông cũng không hề được cải thiện so với chính quyền tiền nhiệm. Từng là một nhà vận động dân chủ, ông Yan Myo Thein gần đây đã có nhiều bài viết chủ trích NLD, cho rằng vấn đề cấp bách nhất với chính phủ hiện nay là sửa đổi Hiến pháp Myanmar, vốn vẫn đảm bảo lực lượng quân đội nắm tối thiểu 1/4 số ghế Quốc hội.
“Với đảng NLD, với Chính phủ, với Quốc hội, việc sửa đổi hay lập lại Hiến pháp là điều rất quan trọng. Một chính phủ hay quốc hội được thành lập theo Hiến pháp này sẽ là một chính quyền bán quân sự”, ông Yan Myo Theinb bày tỏ ý kiến.
Ông Yan Myo Thein cũng chỉ trích phong cách lãnh đạo của bà Suu Kyi, đặc biệt là mối quan hệ của bà với quân đội. Theo ông Yan Myo Thein, hầu hết người dân đều kỳ vọng bà Aung San Suu Kyi sẽ thuyết phục được quân đội chấp nhận lộ trình tiến tới dân chủ của bà. Tuy nhiên cho đến nay, tiến trình này dường như đang diễn ra theo chiều ngược lại.“Với đảng NLD, với Chính phủ, với Quốc hội, việc sửa đổi hay lập lại Hiến pháp là điều rất quan trọng. Một chính phủ hay quốc hội được thành lập theo Hiến pháp này sẽ là một chính quyền bán quân sự”, ông Yan Myo Theinb bày tỏ ý kiến.
“Tôi nghĩ rằng, tất cả các nhà lãnh đạo quân sự tại Myanmar đều biết rất rõ phải làm thế nào để gây ảnh hưởng với bà Suu Kyi một cách hiệu quả. Họ rất thông minh và việc hiểu rõ bà Suu Kyi là điều quan trọng nhất. Nếu họ có thể kiềm chế bà ấy, họ có thể ngăn cản mọi thứ”, ông Yan Myo Thein nhận định.
Nhiều luồng ý kiến xung quanh phong cách lãnh đạo
Một số người cho rằng, bà Suu Kyi có phong cách lãnh đạo mang hơi hướng độc đoán “chỉ muốn nói mà không hề lắng nghe”. Đồng quan điểm này, ông Yan Myo Thein nhận định: “Các nhà lãnh đạo cấp cao của đảng NLD ngày càng giống như giáo viên và học sinh. Bà Suu Kyi là giáo viên và các nhà lãnh đạo khác thì giống như học sinh. Họ viết những gì bà nói và phải làm theo những gì bà chỉ đạo. Vì vậy, đây không phải là một mối quan hệ hiệu quả mà là một mô hình theo kiểu độc đoán”.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi. (Nguồn: Fresh News Asia) |
Khi được hỏi về việc liệu phong cách của bà Suu Kyi có được coi là quá cứng rắn hay không, bà Khin Lay cho rằng, đôi khi sự cứng rắn cũng có hiệu quả ở một số lĩnh vực nhưng nếu phong cách lãnh đạo đó được áp dụng trọng một thời gian dài, nó sẽ không còn hiệu quả nữa.
“Điều chúng ta thấy hiện giờ là giới lãnh đạo NLD chỉ tập trung lắng nghe các ý kiến của dư luận. Họ bỏ qua các ý kiến của người dân trong nước, điều đó không hề tốt chút nào. Bà ấy không có một đội ngũ hỗ trợ xuất sắc, đó là điều chúng tôi nhận thấy”, bà Khin Lay nhận xét.
Bà Khin Lay cũng thừa nhận rằng, việc trực tiếp chỉ trích bà Suu Kyi và những gì mà bà đang làm là không công bằng và không hiệu quả. Bà nói: “Chúng ta cần tránh trực tiếp nói về bà Aung San Suu Kyi. Nếu chúng ta chỉ trích và phàn nàn về cách lãnh đạo của đảng NLD, sẽ có vấn đề xảy ra. Chúng ra không thể chỉ trách cứ gay gắt bà Suu Kyi chỉ bởi tình hình của đất nước như vậy. Bà ấy đã phải đối phó với quân đội để thúc đẩy hòa giải dân tộc và thấu hiểu lẫn nhau”.
Dù thực tế có nhiều sự thất vọng trong dân chúng, song cũng có những người ghi nhận thành quả của chính quyền NLD. Ông Thein Maung - một thủy thủ đã nghỉ hưu cho biết, tham nhũng đã giảm xuống và chính phủ đã làm việc hiệu quả hơn. Ông cho rằng, điều kiện sống của người dân đang được cải thiện với sự xuất hiện của các dự án nhà ở chi phí thấp và cơ hội việc làm ngày càng nhiều nhờ hàng loạt nhà máy mới được xây dựng...
Bày tỏ sự ủng hộ bà Suu Kyi, ông Nay Chi Win - một tài xế 36 tuổi cho biết, NLD vẫn cần rất nhiều sự hỗ trợ đặc biệt là trong việc hoạch định chính sách. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng sự yếu kém của Chính quyền NLD là do họ không thể xây dựng những chính sách hoàn chỉnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau”.
Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao hợp tác CLMV lần thứ 8 Báo TGVN xin giới thiệu đến độc giả toàn văn Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt ... |
Trung Quốc - Myanmar tăng cường hợp tác song phương Ngày 16/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bên lề Hội nghị thượng ... |
Myanmar ấn định thời điểm tổ chức bầu cử bổ sung Ngày 11/10, Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) của Myanmar thông báo nước này sẽ tổ chức bầu cử bổ sung những ghế còn ... |