Fed giảm lãi suất: Cuộc đấu vương quyền

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ 2008. Tại sao có quyết sách này và nó nói lên điều gì về cuộc đấu nội bộ nước Mỹ? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen Mỹ: Fed cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 10 năm
fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen Nếu hạ lãi suất, Fed sẽ làm gì tiếp theo?
fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen

Mối quan hệ giữa Fed và chính phủ, giữa ông Powell và ông Trump là cuộc tranh đấu vì một trong những quyền lực có ảnh hưởng lớn nhất về đối nội ở nước Mỹ. Biếm họa của Ben Garrison (Mỹ)

Cả việc Fed giảm lãi suất cơ bản lẫn phản ứng của tổng thống Mỹ Donald Trump đều không gây bất ngờ.

Không phải mãi đến tận bây giờ với Chủ tịch là ông Jerome Power mà ngay từ thời người tiền nhiệm của người này, bà Janet Yellen, Fed đã thực thi chính sách lãi suất rất thận trọng khi vận hành chính sách tiền tệ nói chung, tăng hay giảm lãi suất cơ bản thì cũng luôn với mức độ rất nhỏ và theo từng bước, có lưu ý nhưng thường không chiều ý tổng thống đương nhiệm. Lần vừa mới đây cũng vậy, với mức độ giảm 0,25 điểm phần trăm và không tuyên cáo khởi đầu một chu kỳ mới về giảm lãi suất cơ bản.

3 nhận xét đáng chú ý

Thiên hạ chú ý đến quyết sách này của Fed vì 3 lý do. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008 Fed giảm lãi suất cơ bản. Ngay trong năm ngoái thôi, Fed còn đã 4 lần nâng lãi suất cơ bản. Thiên hạ không thể không tự hỏi Fed quyết định vậy dựa trên những suy xét và trù liệu độc lập hay bởi chịu áp lực từ phía tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính ông Trump là người đề cử ông Powell làm chủ tịch Fed vì không muốn bà Yellen đứng đầu Cục này thêm một nhiệm kỳ nữa, nhưng rồi cũng chính ông Trump phê trách ông Powell nặng nề và gay gắt chẳng kém gì đã phê trách bà Yellen.

Thứ hai, mọi chỉ số về thực trạng tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động ở Mỹ hiện tại đều cho thấy Fed không có nhu cầu hoặc nhu cầu không cấp thiết phải giảm lãi suất. Hiến pháp hiện hành ở Mỹ quy định sứ mệnh của Fed là ổn định giá trị tiền tệ và đóng góp vào việc giảm tỷ lệ thất nghiệp. Hiện tại, giá trị đồng USD không biến động nhiều, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ thấp, tăng trưởng kinh tế không rất cao nhưng ổn định ở mức độ chẳng thấp. Câu hỏi được đặt ra là Fed giảm lãi suất vì mục đích gì?

Thứ ba, mối quan hệ giữa chính phủ và Fed, giữa cá nhân ông Trump và ông Powell không được tốt đẹp. Ông Trump không giấu giếm chủ ý và tham vọng huỷ hoại tính độc lập của Fed đối với bộ máy công quyền hành pháp ở Mỹ. Ông Trump đề cử ông Powell, nhưng trên cương vị chủ tịch Fed, ông Powell được Hiến pháp bảo hộ quyền độc lập với tổng thống và không phụ thuộc, lệ thuộc hay bị ràng buộc gì vào tổng thống.

Qua chuyện này, thiên hạ tò mò muốn biết về thực trạng và triển vọng mối quan hệ giữa Fed và chính phủ, giữa ông Powell và ông Trump. Thực chất ở đây không chỉ là một cuộc tranh đấu quyền lực mà còn là cuộc tranh đấu vì một trong những quyền lực có ảnh hưởng lớn nhất về đối nội ở nước Mỹ.

Tại sao giảm lãi suất lúc này?

fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen Mỹ - Trung Quốc: Rút củi đáy nồi

TGVN. Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ

Trong việc thực thi chính sách tiền tệ có một nhân tố với tên gọi là "Time lag" mà ngân hàng trung ương quốc gia nào cũng phải lưu ý đến. Nó hàm ý một điều được coi như quy luật trên thực tế là, biện pháp chính sách tiền tệ áp dụng vào thời điềm hiện tại thì phải sau 6 tháng đến 1 năm mới phát tác trên thực tế. Vì thế, những người vận hành chính sách tiền tệ thường phải lựa chọn giữa phòng xa với đối phó thực tế hay với kết hợp cả hai.

Quyết sách vừa rồi của Fed là phòng xa chứ không phải để đối phó thực tế. Fed giảm lãi suất cơ bản ở mức độ thích hợp để tăng trưởng kinh tế Mỹ tránh được mọi rủi ro, cụ thể là nhỏ đủ mức không xảy ra kịch bản kinh tế Mỹ tăng trưởng quá nóng và lớn đủ mức để kinh tế Mỹ vẫn không bị sa vào suy thoái.

Ngoài lý do phải phòng xa để không bị đẩy vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy" hay thậm chí cả "mất bò mới lo làm chuồng", xem ra, Fed quyết định giảm lãi suất cơ bản vào thời điểm hiện tại còn vì hai lý do khác nữa.

Thứ nhất là Fed lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế không được sáng sủa gì ở các vùng miền khác trên thế giới và ở nhiều nền kinh tế lớn của thế giới. Thứ hai là lo ngại của Fed về tác động tiêu cực của cuộc xung khắc thương mại mà ông Trump tiến hành với hầu hết tất cả các đối tác kinh tế và thương mại quan trọng của Mỹ, đặc biệt là sự gia tăng mức độ quyết liệt trong bất đồng quan điểm và xung khắc lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc.

Fed giảm lãi suất cơ bản đồng nghĩa với việc đồng USD yếu đi và rất nhiều nền kinh tế trên thế giới được lợi. Họ sẽ tận dụng cơ hội và điều kiện thuận lợi mới, nhưng cũng lại phải tỉnh táo và thận trọng vì chưa chắc quyết định này của Fed mở ra thời kỳ mới về Fed giảm lãi suất cơ bản. Họ phải chủ động phòng ngừa và ứng phó khả năng Fed có quyết sách đột biến khác.

Cuộc đấu trong lòng nước Mỹ

Với quyết định này, ông Powell vừa có thoả hiệp với ông Trump vừa duy trì tính độc lập của Fed. Ông Trump không hài lòng về Fed và ông Powell vì coi mức độ thoả hiệp này vẫn chưa đủ và vì vẫn chưa thành công với việc thực hiện chủ ý và tham vọng làm cho Cục này phụ thuộc vào chính phủ và người đứng đầu Fed chịu sự dẫn dắt của tổng thống. Nhưng chính phản ứng không hài lòng của ông Trump lại có thể được coi là bằng chứng xác thực mới về tính đúng đắn và thức thời của quyết sách mới này của Fed.

Cuộc đấu vương quyền đặc biệt này ở Mỹ sẽ vẫn dai dẳng chứ chưa đến hồi kết. Trong lịch sử đến nay của Fed mới chỉ có tổng thống Mỹ Richard Nixon can thiệp vào tính độc lập của Fed và rồi với kết quả là thất bại.

Ông Trump hiện tại không phải không biết bài học lịch sử này nhưng cái được ông Trump coi còn quan trọng hơn cả là định hướng nhận thức cho công chúng và dư luận rằng "Trump đúng, Fed sai", triển vọng tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp về lâu dài ở Mỹ không quan trọng và quyết định bằng cuộc vận động tranh cử để được tái đắc cử tổng thống Mỹ trong năm 2020.

Nhìn nhận như thế sẽ không thể không xác nhận là ông Trump cũng đã giành về được phần thắng nhất định và càng đến gần thời điểm cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ thì cuộc đấu vương quyền này sẽ trở nên càng thêm quyết liệt và không khoan nhượng.

Dịch Dung

fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen Cắt giảm lãi suất chưa hợp lý, Chủ tịch Fed lại bị Tổng thống Trump chỉ trích

TGVN. Ngày 31/3, ngay sau khi Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ sau cuộc ...

fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen Fed gặp nhiều trở ngại khi đưa ra quyết định về chính sách lãi suất

TGVN. Lần đầu tiên kể từ cuộc đại suy thoái xảy ra một thập kỷ trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã sẵn ...

fed giam lai suat cuoc dau vuong quyen Tổng thống Trump: ‘Fed là vấn đề khó khăn nhất của Mỹ’

Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục lên tiếng chỉ trích Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc tăng lãi ...

Đọc thêm

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Bán đấu giá bức vẽ nhỏ hình vuông của Michelangelo, trị giá hơn 200.000 USD

Một hình vuông nhỏ được Michelangelo viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy đã ố vàng được bán với giá 201.600 USD - gấp 33 lần giá trị ước tính.
Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Hơn 45.000 học sinh tại TP. Hồ Chí Minh không có cơ hội vào lớp 10 công lập

Tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm nay, hơn 45.000 học sinh không có cơ hội vào lớp 10 trường công lập.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Đặc sắc các chương trình nghệ thuật hướng về Điện Biên

Trong tháng 5, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Ấn Độ sắp có tân Tư lệnh Hải quân, thông báo thử tên lửa hành trình tầm xa mới

Hải quân Ấn Độ ra tuyên bố cho biết, chính phủ đã phê chuẩn Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi đảm nhận chức vụ Tư lệnh lực lượng này.
Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Khánh Hoà đăng cai tổ chức chương trình Jazz quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Từ ngày 27/4-1/5, chương trình Jazz quốc tế quy tụ nhiều ca sĩ, ban nhạc Jazz nổi tiếng trong nước và quốc tế, sẽ diễn ra tại Nha Trang, Khánh ...
Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Đồng USD tăng sức mạnh, thế giới lo?

Sự mạnh lên của đồng USD là mối lo ngại đáng kể đối với các quốc gia trên toàn thế giới, gây ra hồi chuông cảnh báo với các nền ...
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động