Gay cấn không kém chiến sự tại Ukraine, đối đầu Nga-NATO 'tỏa sức nóng' làm tan băng Bắc Cực

Văn Đỉnh
Theo các chuyên gia, Bắc Cực đang định hình một cuộc đối đầu tương đối gay gắt, một bên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Nga cùng các đối tác của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyên gia chỉ ra tương quan lực lượng Nga-NATO ở Bắc Cực: Cùng lắm là 5 đấu 1?
Hội nghị Biên giới Bắc Cực năm nay thiếu vắng phái đoàn Nga do căng thẳng ở Ukraine. (Nguồn: The Independent Barents Observer)

Vừa qua, tại thành phố Tromso (Na Uy) đã diễn ra Hội nghị Biên giới Bắc Cực (Arctic Frontiers). Đây là hội nghị thường niên được tổ chức từ năm 2007.

Tham dự hội nghị thường có đại diện của 8 nước có đường biên giới với Bắc Cực bao gồm Canada, Phần Lan, Iceland, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Mỹ, Nga và nhiều khách mời. Đáng chú ý, hội nghị năm nay không có phái đoàn Nga tham dự do căng thẳng ở Ukraine.

Tác động từ căng thẳng Nga-phương Tây

Nga là một cường quốc Bắc Cực, đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực. Nga vẫn một mình tổ chức những hoạt động riêng mà không có sự tham gia của 7 nước phương Tây, những thành viên còn lại trong Hội đồng.

Hội nghị Biên giới Bắc Cực là diễn đàn để bàn bạc và giải quyết các vấn đề vô cùng quan trọng đối với thế giới về sinh thái, năng lượng, kinh tế, giao thông và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, vì căng thẳng Nga với các nước phương Tây mà hội nghị đang bị thiếu đi sự tham gia của một cường quốc Bắc Cực.

Tin liên quan
Cuộc đua làm nóng Bắc Cực Cuộc đua làm nóng Bắc Cực

Không những thế, 7 nước phương Tây đang đề xuất thành lập cơ cấu hợp tác mới mà không có sự tham gia của Nga. Theo đó, tổ chức mới sẽ không căn cứ vào nền tảng địa lý (yếu tố không mang tính chính trị), mà dựa vào những nguyên tắc và giá trị chung.

Thực tế cho thấy, cánh cửa vẫn chưa khép hẳn đối với Nga. Tại hội nghị ở Tromso, các nhà khoa học Nga vẫn có bài phát biểu, dù được thực hiện theo hình thức trực tuyến.

Phó Giáo sư Aleksandr Sautkin phụ trách bộ môn Triết học và Khoa học Xã hội, Đại học Tổng hợp Quốc gia Murmansk Bắc Cực cho biết: “Tôi có chút ngạc nhiên vì bản báo cáo của tôi vẫn nằm trong chương trình của hội nghị. Tôi đã đăng ký tham gia hội nghị này từ tháng 12/2021, trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine khá lâu".

Vị chuyên gia này cho biết bản báo cáo của ông nói về sự hợp tác xuyên biên giới. Tất cả bài phát biểu và thảo luận của ông tại hội nghị vẫn diễn ra theo lịch trình, các đối tác vẫn trao đổi với ông về tình hình hợp tác trong điều kiện hiện nay.

Trong khi đó, chuyên gia về các vấn đề Bắc Cực, Tiến sĩ Chính trị học, Giáo sư Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg Natalya Yeremina lại đánh giá tình hình có vẻ bi quan hơn.

“Bắc Cực đang định hình một cuộc đối đầu tương đối gay gắt, một bên là Mỹ cùng các đối tác của mình, một bên là Nga cùng các đối tác của mình, trong đó có cả các quốc gia không có gì liên quan với Bắc Cực. Quan điểm của người Anh rất rõ ràng là kiên quyết không để Nga hợp tác với Trung Quốc tại Bắc Cực”, bà Natalya Yeremina cho hay.

Theo vị chuyên gia này, Trung Quốc hiện nay do lo ngại các lệnh trừng phạt nên chưa tham gia tích cực vào việc kiến tạo tuyến đường biển phương Bắc. Phía Nga cũng không đề xuất với phía Trung Quốc tham gia vào hoạt động này vì đây là khu vực đặc quyền kinh tế của Nga.

Tuy nhiên, Moscow cũng đang đề xuất Bắc Kinh tham gia vào hoạt động vận chuyển trên tuyến đường này vì đây là một phương án an toàn và có giá thành thấp.

"Việc xây dựng tuyến đường biển phương Bắc là công việc nội bộ của Nga, là khả năng phát triển các vùng lãnh thổ phương Bắc xa xôi của Nga, và là lợi ích của nước Nga”, bà Natalya Yeremina nói.

Cuộc cạnh tranh ngầm

Năm 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giao nhiệm vụ đến năm 2024, khối lượng hàng hóa vận chuyển trên tuyến đường biển phương Bắc của nước này phải đạt 80 triệu tấn.

Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Bắc Cực đã từng là tiền tuyến trong cuộc đối đầu quân sự, một bên là Liên Xô, một bên là NATO mà đứng đầu là Mỹ. Trong những năm 1990, Nga chưa có tiềm lực để vươn tới Bắc Cực.

Ngày nay, khi cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây càng đẩy lên cao, ý nghĩa chiến lược của Bắc Cực càng được quan tâm. Và dường như tại Bắc Cực đang diễn ra một cuộc chiến âm thầm thực sự.

Tin liên quan
Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa Bắc Cực: Đấu trường so găng giữa 'Gấu và Đại bàng'

Theo đánh giá của giới chuyên gia, lợi thế đang thuộc về phía Nga. Trên khu vực đất liền, cực Bắc của Nga đã triển khai 6 căn cứ quân sự. Tại Bắc Cực, Moscow cũng đã thiết lập những hệ thống phòng không đặc biệt, 10 sân bay quân sự đã đi vào hoạt động.

Theo chuyên gia của Viện hàn lâm Khoa học quân sự Nga Vladimir Prokhvatilov, ưu thế chủ yếu của Nga ở Bắc Cực là hạm đội tàu phá băng hạng nặng. Nước này hiện có gần 40 tàu phá băng và 4 tàu phá băng chạy bằng hạt nhân đang được hoạn thành. Trong khi đó, Mỹ chỉ có 2 tàu phá băng.

Vị chuyên gia này nhận định tương quan lực lượng giữa Nga và NATO ở Bắc Cực là nhiều đấu với 1 nhưng ưu thế lại thuộc về Nga.

Việc Thụy Điển và Phần Lan đang nộp đơn gia nhập khối NATO một phần có lẽ do liên minh này muốn rút ngắn khoảng cách trong cuộc đua với Nga ở Bắc Cực. Với địa hình tiếp giáp Bắc Cực, Thụy Điển và Phần Lan có 13 tàu phá băng và đều có khả năng triển khai rất nhanh.

Chuyên gia Prokhvatilov kết luận: “Muốn hay không, tương quan lực lượng giữa Nga và NATO tại Bắc Cực sẽ không thay đổi nhiều, cùng lắm là 5 đấu với 1, nghiêng về phía Nga. Do đó, các kế hoạch của Nga ở Bắc Cực, trong đó có kế hoạch quân sự, không vì thế mà chậm lại”.

Những quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân

Những quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân

Điều 23 Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại quy định về người tháp tùng và thứ tự lễ tân.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77: Thêm một viên gạch vững chắc vào bức tường vị thế, uy tín của đất nước

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77: Thêm một viên gạch vững chắc vào bức tường vị thế, uy tín của đất nước

Theo ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao, việc trúng cử Phó Chủ ...

(theo Kp.ru)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Tỷ phú Ấn Độ dành toàn bộ khối tài sản trị giá 24 triệu USD làm từ thiện để trở thành tu sĩ

Cặp vợ chồng tỷ phú ở bang Gujarat đã chính thức từ bỏ mọi tài sản, cắt đứt quan hệ với gia đình và bắt đầu hành trình đi chân ...
Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Nga là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng hệ thống không gian giám sát khu vực Bắc Cực

Đài Sputnik đưa tin Nga đã công bố phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.
Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Trung Quốc quyết 'mạnh tay' dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Nỗ lực dẹp bỏ vấn nạn bắt nạt học đường được thúc đẩy trong bối cảnh Trung Quốc ghi nhận số vụ tự tử gia tăng ở các trường tiểu ...
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 29/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 29/4/2024.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Đầu năm 2024, doanh nghiệp mới thành lập giảm đáng kể

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 4 có thêm 15.307 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175.822 tỷ đồng.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động