📞

Giá cà phê hôm nay 8/7: Robusta đảo chiều trở lại ngưỡng 1.700 USD, thiếu hụt nguồn cung 'sóng đôi' sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm

Gia An 05:58 | 08/07/2021
Dự báo giá cà phê sẽ tăng do nguồn cung thiếu hụt. Sản lượng cà phê của Braziltrong vụ thu hoạch năm 2021 (gồm Arabica và Robusta) dự kiến sẽ đạt khoảng 48,8 triệu bao loại 60 kg, giảm 22,6% so với sản lượng năm 2020 (tương đương mức giảm 63,07 triệu bao loại 60 kg).
Giá cà phê trong nước hôm nay 8/7 tăng mạnh 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm. (Nguồn: Newtimes)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/7

Cho dù cà phê arabica đang vào thu hoạch rộ nhưng cũng là cơ hội để người Brazil đẩy mạnh bán cà phê vụ mới khi đồng Real suy yếu vì sẽ thu về được nhiều nội tệ hơn. Trái lại, giá cà phê robusta trở lại xu hướng tăng kéo dài nhờ có những yếu tố cơ bản hỗ trợ. Thị trường cũng bắt đầu nhận được những thông tin sơ bộ về đợt sương giá gây hại tại các bang Minas Gerais, Paraná và São Paulo vừa qua, dù các nhà môi giới tại Brazil cho rằng vẫn chưa thấy ảnh hưởng gì đáng kể.

Ghi nhận của TG&VN tại giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/7 (giờ Việt Nam), hai sàn đồng loạt quay đầu đảo chiều tăng, trong đó giá cà phê robusta tăng mạnh. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 9, tăng 23 USD (1,34%) giao dịch tại 1.702 USD/tấn; Trong khi đó, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 16 USD (0,95%), lên 1.697 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng quay đầu tăng sau nhiều phiên giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 tăng 1,85 Cent (1,25%), lên 149,95 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 1,85 Cent (1,25%), lên 152,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Thông tin thị trường

Giá cà phê trong nước hôm nay 8/7 tăng mạnh 400 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm.

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUSTA

35.000 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

34.900

— Lâm Hà ROBUSTA

35.000

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

36.100

— Ea H'leo ROBUSTA

35.900

— Buôn Hồ ROBUSTA

35.900

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

35.800

— Ia Grai ROBUSTA

35.800

— Chư Prông ROBUSTA

35.700

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

35.700

— Gia Nghĩa ROBUSTA

35.800

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

35.700

HỒ CHÍ MINH

— R1

37.300

Các nhà quan sát cho rằng, sức tiêu thụ cà phê toàn cầu tạm thời sụt giảm do phần lớn các thị trường tiêu dùng phía bắc bán cầu bước vào kỳ nghỉ mùa hè và dịch bệnh covid-19 vẫn còn nhiều tác động tiêu cực.

Chẳng hạn, diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến Tây Ban Nha giảm nhập khẩu cà phê trong 4 tháng đầu năm 2021. Người dân Tây Ban Nha mua cà phê bằng hình thức trực tuyến, thay vì đến cửa hàng do giãn cách xã hội. Ngoài ra, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa thiết yếu khác do tâm lý lo ngại về sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Người dân Tây Ban Nha có truyền thống tiêu thụ cà phê, xu hướng tiêu dùng có sự thay đổi thời gian qua do đại dịch Covid-19. Sự phổ biến ngày càng tăng của các máy pha cà phê tự động đã thúc đẩy nhu cầu về hạt cà phê tươi. Do đó, nhiều khả năng Tây Ban Nha sẽ giảm nhẹ mức tiêu thụ của cả hai loại cà phê trong những năm tới.

Trong khi đó, ở nguồn cung, từ cuối tháng 6, giá cà phê robusta tăng lên mức cao. Nguồn cung cà phê robusta từ Việt Nam tiếp tục giảm do thiếu hụt container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao.

Tại Indonesia, nhà sản xuất cà phê robusta lớn thứ 3 thế giới, hiện đã có hàng thu hoạch vụ mới bán ra thị trường. Tuy nhiên, lượng cà phê sản xuất chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp trong nước. Hiện Indonesia vẫn phải nhập khẩu bổ sung cà phê để đảm bảo cho kế hoạch sản xuất và nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Tại Uganda, nhà sản xuất cà phê robusta hàng đầu châu Phi đã tuyên bố đóng cửa đến hết tháng 6 do dịch Covid-19 bùng phát.

Giá cà phê arabica mặc dù phục hồi trở lại vào cuối tháng 6/2021, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng 5/2021. Thời tiết khô ráo thuận lợi cho việc phơi sấy sản phẩm vụ mùa mới của Brazil.