Giải mã Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Đỗ Hoàng
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Ngay sau khi Mỹ, Anh, Australia trình làng cơ chế hợp tác an ninh 3 bên AUKUS, ngày 16/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố báo cáo chung Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những nét mới trong bản Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Ủy ban châu Âu
Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”trực tiếp nhắc đến Trung Quốc cả về hợp tác và cạnh tranh. (Nguồn: Reuters)

So với bản Kết luận về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hội đồng châu Âu hồi tháng 4/2021, văn bản mới vẫn thể hiện cách tiếp cận nhất quán của EU với khu vực nhưng có phương hướng triển khai cụ thể hơn.

Những điểm khác biệt lớn

Về ưu tiên, văn bản mới đưa ra 7 vấn đề cụ thể thay vì các mục tiêu và phương hướng chung chung như văn bản cũ, cụ thể là: phát triển bền vững và bao trùm; chuyển đổi xanh; quản trị biển; quản trị số; kết nối; an ninh quốc phòng; và an ninh con người.

Các vấn đề này cũng cho thấy EU quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an ninh biển và an ninh phi truyền thống.

Văn bản tháng 4 không nhắc đến các ưu tiên mà chỉ đưa ra 3 mục tiêu: đóng góp vì ổn định, an ninh, thịnh vượng và phát triển bền vững khu vực; thúc đẩy giá trị dân chủ, nhân quyền và luật pháp quốc tế; và thể hiện vai trò đối tác quan trọng và nhân tố toàn cầu của EU.

Về đối tác/đối tượng, văn bản tháng 4 không hề nhắc tên Trung Quốc trực tiếp mà chỉ đề cập Thỏa thuận Đầu tư với Trung Quốc.

Tuy nhiên, văn bản có thể “ám chỉ” Trung Quốc vì đề cập nhiều đến cạnh tranh chiến lược khu vực, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu thô, tuân thủ luật quốc tế, bảo vệ nhân quyền hay cạnh tranh thương mại công bằng…

Đây là những vấn đề phương Tây thường dùng để chỉ trích Trung Quốc.

Ngoài ra, văn bản tháng 4 nhắc đến các đối tác khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, ASEAN và các nước thành viên ASEAN (Indonesia, Singapore và Việt Nam), đồng thời khẳng định sẽ tập trung vào các đối tác đã đưa ra tầm nhìn/chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Điều này có thể cho thấy hàm ý EU quan ngại về Trung Quốc nhưng không muốn nêu trực diện.

Trong khi đó, văn bản mới ra của EC trực tiếp nhắc đến Trung Quốc cả về hợp tác và cạnh tranh: “chỉ điểm” Trung Quốc quân sự hóa trên thực địa và gây căng thẳng; nhiều lần nhắc đến Eo biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông – những vấn đề văn bản cũ bỏ qua; tiếp tục nêu ra các quan ngại như văn bản tháng 4.

Bên cạnh đó, văn bản mới nhấn mạnh hợp tác song phương với Trung Quốc về kinh tế, môi trường và an ninh biển…, đồng thời đi kèm tuyên bố báo chí với một mục riêng khẳng định chiến lược của EU không nhằm đối chọi với Trung Quốc.

Có thể thấy, các thành viên của EC đã đạt được đồng thuận lớn hơn về cách tiếp cận hợp tác-cạnh tranh với Trung Quốc.

Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược

Truyền thông Pháp: Thỏa thuận AUKUS củng cố chiến lược 'Nước Anh toàn cầu'

Về sáng kiến, văn bản của EC đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể hơn, đặc biệt là về an ninh phi truyền thống. Ví dụ điển hình là Liên minh Xanh (về biến đổi khí hậu), Horizon Europe (về nghiên cứu sáng tạo), Mạng lưới Ngoại giao mạng (về an ninh mạng) hay Thỏa thuận Đối tác số (về các công nghệ mới như trí khôn nhân tạo và củng cố chuỗi cung ứng bền bỉ)…

Về an ninh biển, Biển Đông, Biển Hoa Đông và Eo biển Đài Loan không được đề cập trong văn bản tháng 4. Lý do có thể vì các thành viên chưa đạt được đồng thuận về Biển Đông hoặc chưa quan tâm nhiều đến vấn đề Biển Đông.

Đây là điều dễ hiểu vì nhiều nước thành viên EU có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc và tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của nước này.

Trước đó, EU đã từng không đạt được đồng thuận về Biển Đông vì khác biệt lợi ích tương tự giữa các thành viên.

Thế nhưng, với văn bản mới của EC, Biển Đông được nhắc đến 3 lần, Hoa Đông được đề cập 1 lần và Đài Loan được đề cập 5 lần.

EC còn khẳng định, Biển Đông là một trong các tuyến đường biển có “vai trò trọng yếu” với EU và trực tiếp ủng hộ một COC không phương hại lợi ích của bên thứ ba. Có thể, các diễn biến thực địa đã khiến các thành viên quan ngại sâu sắc hơn về các thách thức trên biển này.

Một điểm khác biệt về an ninh biển nữa là, văn bản tháng 4 nhắc đến hiện diện hải quân nhưng không nhắc tới tập trận hay diễn tập nào cụ thể, nhấn mạnh đóng góp “tự nguyện” của các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, văn bản mới khẳng định rõ ràng EU sẽ tiến hành nhiều tập trận chung hơn và điều tàu đến cập cảng nhiều hơn tại khu vực để bảo vệ tự do hàng hải – quan điểm khá gần với các tuyên bố của Mỹ tại khu vực.

Khác biệt này đáng chú ý bởi EU không có quân đội riêng. Tuy nhiên, EU vẫn có thể triển khai phương hướng này thông qua quân đội của các nước thành viên.

Bản thân một số nước “đầu tàu” EU đã đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với nội dung này: Pháp cam kết tăng cường tập trận song - đa phương có Pháp tham gia và tự do đi lại tại Biển Đông; Đức cam kết tham gia tập trận chung và các “hình thức đa dạng” để hiện diện hải quân tại khu vực…

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Mỹ và ...

Một số điều cần chú ý

Văn bản chiến lược mới của EC, tiếp nối văn bản tháng 4/2021 và Nghị quyết mới ra của Nghị viện châu Âu về quan hệ EU-Trung Quốc, tiếp tục thể hiện tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với EU thời đại hậu Brexit.

Đây là khu vực EU có lợi ích kinh tế nhưng có nhiều thách thức về cạnh tranh địa chiến lược, thương mại và giá trị, ảnh hưởng đến trật tự dựa trên luật lệ có lợi cho khối.

Sự nhất quán này càng đáng nói hơn khi: EU có truyền thống phản đối các hoạt động an ninh ở quá xa châu Âu và gần EU có nhiều khu vực biển chiến lược khác như Đại Tây Dương hay Địa Trung Hải; và EU có 27 thành viên với những lợi ích khác nhau nên khó thống nhất quan điểm.

Chiến lược cũng cho thấy hai thay đổi trong cách tiếp cận với khu vực. Nếu như trước đây, EU dựa trên những hoạt động rời rạc, ít phối hợp của một số nước (lớn) trong tổ chức, thì hiện giờ, EU nhấn mạnh phối hợp chung giữa các thành viên và với các đối tác.

Tin liên quan
Mỹ và những mục tiêu chiến lược ở Biển Đông Mỹ và những mục tiêu chiến lược ở Biển Đông

Ngoài ra, nếu như trước đây EU chủ yếu thúc đẩy hiện diện kinh tế và chính trị tại khu vực, thì hiện giờ, EU đã san sẻ nguồn lực sang lĩnh vực an ninh, nhất là an ninh biển và an ninh phi truyền thống.

Mặc dù có nhiều nội dung cụ thể hơn, văn bản mới của EC vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Văn bản không đề cập cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực và vai trò của EU trong mối quan hệ này.

Văn bản cũng chưa có các phương hướng hợp tác cụ thể với Mỹ và Anh – hai quốc gia đang tăng cường hiện diện tại cùng khu vực.

Nếu không có phối hợp, việc gia tăng sự hiện diện của các nước ngoài khu vực có thể khiến cạnh tranh nước lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thêm căng thẳng.

Bên cạnh đó, văn bản chưa làm rõ nội hàm một số khái niệm và ý tưởng hợp tác mới như Mạng lưới Ngoại giao mạng hay Thỏa thuận Đối tác số…

Văn bản của EC cũng phần nào bị “lu mờ” vì được đưa ra 1 ngày sau khi Anh, Mỹ, Australia công bố thỏa thuận quốc phòng AUKUS.

Như vậy, bản Chiến lược hợp tác của EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của EC có nhiều nội dung cụ thể hơn so với văn bản trước đó của EU hồi tháng 4/2021, đặc biệt là về các sáng kiến hợp tác và vấn đề an ninh biển. Hy vọng, văn bản sẽ là tiền để củng cố quan hệ khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

Trước thềm Thượng đỉnh Bộ tứ: Quan điểm chung quyết liệt của Nhật Bản-Ấn Độ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Trước thềm Thượng đỉnh Bộ tứ: Quan điểm chung quyết liệt của Nhật Bản-Ấn Độ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông

Ngày 24/9, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, các nhà lãnh đạo nước này và Ấn Độ bày tỏ sự “phản đối quyết liệt” ...

Mỹ-Indonesia cùng diễn tập hàng hải, tuyên bố thúc đẩy cam kết về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Mỹ-Indonesia cùng diễn tập hàng hải, tuyên bố thúc đẩy cam kết về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 22/9, tàu tuần duyên Mỹ Cutter Munro (WMSL 755) đã tiến hành các hoạt động và diễn tập với tuần duyên Indonesia và Cơ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/10/2024: Kim Ngưu bất đồng tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/10/2024: Kim Ngưu bất đồng tình cảm

Tử vi hôm nay 6/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/10/2024: Tuổi Dần tình cảm mâu thuẫn

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/10/2024: Tuổi Dần tình cảm mâu thuẫn

Xem tử vi 6/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/10/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/10/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 6/10. Lịch âm hôm nay 6/10/2024? Âm lịch hôm nay 6/10. Lịch vạn niên 6/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
CSTO kết thúc cuộc tập trận chung Tình anh em bất diệt 2024

CSTO kết thúc cuộc tập trận chung Tình anh em bất diệt 2024

Cuộc tập trận quân sự chung của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), mang tên "Tình anh em bất diệt 2024", đã kết ...
Tình hình Lebanon: Israel không kích, tuyên bố tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của Hamas, thêm một quốc gia sơ tán công dân

Tình hình Lebanon: Israel không kích, tuyên bố tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của Hamas, thêm một quốc gia sơ tán công dân

Israel cho biết họ đã tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của cánh quân sự Hamas trong hai cuộc không kích riêng rẽ vào Lebanon đêm 4/10.
Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Một tờ báo của Anh đưa tin, hàng năm Triều Tiên chuyển khoảng 3 triệu quả đạn pháo cho Nga. Bộ Quốc phòng Anh dự báo về mục tiêu tiếp ...
CSTO kết thúc cuộc tập trận chung Tình anh em bất diệt 2024

CSTO kết thúc cuộc tập trận chung Tình anh em bất diệt 2024

Cuộc tập trận quân sự chung của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), mang tên "Tình anh em bất diệt 2024", đã kết thúc.
Tình hình Lebanon: Israel không kích, tuyên bố tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của Hamas, thêm một quốc gia sơ tán công dân

Tình hình Lebanon: Israel không kích, tuyên bố tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của Hamas, thêm một quốc gia sơ tán công dân

Israel cho biết họ đã tiêu diệt 2 thành viên cấp cao của cánh quân sự Hamas trong hai cuộc không kích riêng rẽ vào Lebanon đêm 4/10.
Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Báo Anh tiết lộ số đạn pháo Triều Tiên cấp cho Nga hàng năm, dự báo mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine

Một tờ báo của Anh đưa tin, hàng năm Triều Tiên chuyển khoảng 3 triệu quả đạn pháo cho Nga. Bộ Quốc phòng Anh dự báo về mục tiêu tiếp theo của Nga tại Ukraine.
Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp muốn hạn chế quyền của EC trong tài trợ Ukraine, kêu gọi ngừng cấp vũ khí cho Israel và khẳng định chắc nịch một điều

Pháp đã đề xuất hạn chế quyền của Ủy ban châu Âu trong tài trợ cho Ukraine mà không có sự giám sát rộng rãi từ các nước thành viên và Nghị viện châu Âu.
Tổng thống Ukraine sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' để 'chấm dứt ngay xung đột' với các đồng minh tại Đức sắp tới

Tổng thống Ukraine sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' để 'chấm dứt ngay xung đột' với các đồng minh tại Đức sắp tới

Tổng thống Ukraine cho biết nước này sẽ trình bày 'kế hoạch chiến thắng' tại cuộc họp thường kỳ của các đồng minh ở căn Đức vào ngày 12/10 tới.
Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah nã tên lửa vào căn cứ không quân Israel, Tel Aviv lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza, chuyển hướng vào Hamas

Hezbollah tuyên bố phóng tên lửa vào căn cứ không quân ở miền Bắc Israel trong khi Tel Aviv ra lệnh sơ tán ở miền Trung Gaza để chuẩn bị cho hành động mới...
Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua giành chức Chủ tịch LDP: Hành trình cam go

Cuộc đua vào chiếc ghế Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) ngày 27/9 đang nóng hơn bao giờ hết.
Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Pháp: Nội các mới, thách thức cũ

Sau hai tháng rưỡi kể từ cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, Thủ tướng Michel Barnier đã công bố nội các mới với thành phần ngả mạnh sang cánh hữu.
Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Thượng đỉnh Bộ tứ: Hằng số và biến số

Khẳng định những 'hằng số' giữa vô vàn 'biến số' là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ ngày 21/9 tại Delaware (Mỹ).
Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Căng thẳng Somalia-Ethiopia: Chưa tháo được kíp nổ

Vòng đàm giữa Somalia và Ethiopia một lần nữa bị hoãn cho thấy tương lai mờ mịt trong việc giải quyết bất đồng gia tăng giữa hai quốc gia này.
Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Trung Quốc chào đón hai Thủ tướng từ châu Âu: Hợp tác trong khác biệt

Chuyến thăm Trung Quốc mới đây của hai Thủ tướng từ hai quốc gia châu Âu là Tây Ban Nha và Na Uy minh chứng rõ nét cho điều này.
Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Ngoại giao con thoi của Thủ tướng Anh

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Anh Keir Starmer tiến hành công du các đối tác quan trọng nhằm cải thiện quan hệ song phương hậu Brexit...
Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

Cộng đồng Pháp ngữ: Từ chung ngôn ngữ đến cùng sứ mệnh

La Francophonie là tên gọi của cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp, ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ năm trên thế giới...
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu, sự tác động của El Nino và La Nina khiến 2024 là năm ghi nhận nhiều kỷ lục thiên tai đáng buồn...
Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Ông Ishiba Shigeru, vị Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản là ai?

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế Chủ tịch LDP, đồng nghĩa sẽ trở thành thủ tướng Nhật Bản tiếp theo.
Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Cách tiếp cận của EU với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ chiến lược đến thực tiễn

Là tên dự án nghiên cứu thực hiện bởi Trường ĐH KHXH&NV, với sự hỗ trợ của Viện KAS (Đức) được thực hiện trong 3 năm, từ 2021 đến 2023, qua 3 giai đoạn.
Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Giải pháp toàn cầu, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn

Liên hợp quốc hiện là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu để các quốc gia đối thoại, cùng thúc đẩy giải pháp cho các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Kỷ nguyên mới trong hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Những cam kết tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-châu Phi diễn ra mới đâycho thấy một cách tiếp cận mới trong quan hệ hợp tác với lục địa đen của Bắc Kinh.
Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia Georgia nói gì về cuộc xung đột Nga-Ukraine?

Chuyên gia an ninh người Georgia Kakha Qemoklidze đánh giá về kết cục của cuộc xung đột tại Ukraine và tác động tới Georgia.
Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Đông Nam Á

Nếu Seoul muốn trở thành một thế lực lớn hơn trong khu vực, họ phải mở rộng trọng tâm ra ngoài thương mại và đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh Biển Đông.
Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Mỹ tìm cách ngăn cản Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, tránh kịch bản tồi tệ nhất

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Israel nên tạm hoãn việc tấn công trả đũa vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Lực lượng Houthi Yemen đang 'thu lợi' từ cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông

Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung ...
Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Bật mí lý do các nhà sản xuất Apple chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đang 'khát' nhân công

Trong bài viết của mình, Lam Le, phóng viên của Rest of World chuyên đưa tin về lao động và công nghệ ở Đông Nam Á, cho biết giờ là thời điểm công nhân có ...
Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Phát triển năng lượng hạt nhân tại các nước EU

Kazinform có bài viết về tình trạng và sự phát triển năng lượng hạt nhân ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Phiên bản di động