TIN LIÊN QUAN | |
Trung Đông: Đường đến hòa bình còn lắm chông gai | |
Trung Đông: Hòa bình vẫn xa khuất chân trời |
Đặc phái viên của tiến trình hòa bình Trung Đông Nickolay Mladenov. (Nguồn: un.org) |
Phát biểu tại cuộc họp tại Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) ngày 16/2 về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine, ông Mladenov cũng nhấn mạnh rằng chính cuộc xung đột Israel-Palestine đã đang làm sản sinh chủ nghĩa cực đoan và cấp tiến trên toàn khu vực. Do đó, người Palestine, người Israel và cộng đồng quốc tế có trách nhiệm phải "tránh làm leo thang căng thẳng, tránh những hành động đơn phương và hợp tác cùng nhau để khôi phục hòa bình".
Trước các thành viên của HĐBA, ông Mladenov chỉ trích cái gọi là "Luật Hợp pháp hóa" mà Quốc hội Israel vừa thông qua là đi ngược lại luật pháp quốc tế và vi hiến theo như chính kết luận của Trưởng Công tố Israel. "Nếu như luật này được duy trì, nó sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng đối với Israel đồng thời gây phương hại nghiêm trọng tới giải pháp hai nhà nước và nền hòa bình giữa người Arab và Israel", ông nói.
Ông Mladenov cho rằng tình trạng bạo lực tại Dải Gaza tiếp tục làm trầm trọng thêm những thách thức về nhân đạo và phát triển, chủ yếu liên quan đến việc Dải Gaza bị phong tỏa và nội bộ chính trường Palestine tiếp tục bị chia rẽ.
Tại cuộc họp, Anh, Pháp và Thụy Điển cũng tái khẳng định sự ủng hộ nhà nước Palestine như một phần của thỏa thuận cuối cùng. Trước đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo về việc từ bỏ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel - Palestine, khẳng định rằng "không có giải pháp nào thay thế".
Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley bác bỏ các thông tin cho rằng Mỹ từ bỏ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột giữa Israel-Palestine, đồng thời khẳng định Washington hoàn toàn ủng hộ chính sách này nhưng muốn có những sáng kiến mới nhằm thúc đẩy tiến trình.
Phát biểu sau cuộc họp, bà Haley nhấn mạnh những ý kiến cho rằng Mỹ không ủng hộ giải pháp hai nhà nước là sai lầm. Bà khẳng định, Mỹ hoàn toàn ủng hộ giải pháp hai nhà nước, song phải có hướng đi sáng tạo mới. Đại sứ Mỹ tại LHQ đưa ra tuyên bố trên sau khi một quan chức cấp cao Nhà Trắng phát phát biểu rằng Mỹ không nhất thiết theo đuổi giải pháp một nhà nước Palestine bên cạnh Israel và sẽ không gây sức ép để buộc Israel phải đàm phán với người Palestine.
Thủ tướng Netanyahu từng đề cập về một "nhà nước tối thiểu", theo đó người Palestine có quyền tự trị lớn - một kiểu nhà nước nhưng không có đầy đủ chủ quyền. Trong khi đó, người Palestine muốn một nhà nước độc lập bên trong các phần lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza (Ga-da), với thủ đô là Đông Jerusalem mà Israel đã chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Hiện chưa rõ quan điểm của ông Trump về giải pháp hai nhà nước.
Trung Đông: Hòa bình vẫn xa khuất chân trời Trung Đông là một trong những vấn đề đối ngoại đầu tiên mà Tổng thống đắc cử Donald Trump sớm xung đột quan điểm không ... |
Ông Trump cần quan tâm đến Trung Đông Đánh giá Trung Đông vẫn là một khu vực có ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh của Mỹ, trong một bài viết trên Project Syndicate ... |