Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu khai mạc Hội nghị giao ban Ngoại giao kinh tế về tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal tại Việt Nam. (Ảnh: Anh Sơn) |
Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Khoa học Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan, đồng chủ trì tổ chức Hội nghị để cùng rà soát, trao đổi và đề xuất các biện pháp triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”, góp phần đa dang hóa thị trường xuất khẩu và giúp sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường Halal toàn cầu.
Tin liên quan |
APEC 2023: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất ba ưu tiên hợp tác tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế |
Tham dự hội nghị có khoảng 100 đại biểu, bao gồm đại diện lãnh đạo các Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ; đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố; hơn 22 các Trưởng/lãnh đạo/đại diện các CQĐD Việt Nam tại nước ngoài và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm Halal hoặc có tiềm năng xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Halal toàn cầu.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng của Đề án trong lần đầu tiên đề ra định hướng lớn, tầm quốc gia về huy động nguồn lực quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam bài bản, chuyên nghiệp, toàn diện.
Từ đó tạo hướng đi mới trong triển khai công tác NGKT phục vụ phát triển, giúp khai mở thị trường Halal toàn cầu giàu tiềm năng và đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đánh giá, sau 9 tháng kể từ khi ban hành, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, các hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal đã được thúc đẩy mạnh mẽ ở nhiều cấp, ngành, địa phương và đã đạt được một số kết quả.
Nổi bật là Halal đã trở thành một trong các trọng tâm hợp tác giữa Việt Nam và một nước Hồi giáo như Brunei, Malaysia, Indonesia... Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ký bản ghi nhớ MOU với Trung tâm Đo lường Quốc gia Iran (INSO), đánh dấu thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết với một đối tác nước ngoài trong lĩnh vực Halal...
Đại diện các Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương đánh giá cao tiềm năng, cơ hội của thị trường Halal toàn cầu; rà soát tình hình triển khai Đề án trong 9 tháng qua và đề xuất các giải pháp cụ thể, thực chất để phát triển ngành Halal Việt Nam trong thời gian tới.
Đại diện các Bộ, ngành cho rằng cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để huy động các nguồn lực phát triển ngành Halal, đặc biệt là lồng ghép nội dung hợp tác Halal trong các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao với các đối tác Hồi giáo.
Đại diện các bộ/ngành phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Anh Sơn) |
Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm Halal phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Anh Sơn) |
Thúc đẩy xây dựng Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia đầu tiên của Việt Nam, đẩy mạnh hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về Halal và ký kết, triển khai các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực Halal, xây dựng Nghị định Chính phủ về quản lý sản phẩm và dịch vụ Halal.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hàng hóa, đặc biệt nông, thủy, hải sản... sang các thị trường Halal.
Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh tổ chức sản xuất, chế biến, phát triển, xúc tiến chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt chứng nhận Halal như đối thoại chính sách, hướng dẫn quy trình sản xuất, chế biến, tăng cường cung cấp các thông tin thị trường cho hiệp hội, doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp…
Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp như Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ, Vin Cà phê, Phú Gia, Long Hưng Holdings, Cao nguyên Bình Phước... chia sẻ đánh giá của đại diện các bộ, ngành, tỉnh, thành về tiềm năng, cơ hội thị trường Halal toàn cầu.
Đại diện các hiệp hội cũng đánh giá cao Chính phủ đã quan tâm, đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong thâm nhập thị trường Halal toàn cầu thời gian qua, bao trùm nhất là việc thông qua việc ban hành Đề án.
Các đại biểu cũng nêu các khó khăn đối với sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Halal như: thiếu thông tin về thị trường, tiêu chuẩn Halal, chi phí đầu tư dây chuyển sản xuất, trang thiết bị để sản xuất sản phẩm Halal, xin cấp chứng nhận Halal và đặc biệt là việc đạt chứng nhận Halal đa dạng, phù hợp với yêu cầu riêng của từng thị trường...
Các hiệp hội, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa để tiếp cận hiệu quả thị trường Halal toàn cầu, như việc ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất (ưu đãi lãi suất, thuê đất…), khuôn khổ pháp lý, các tiêu chuẩn hướng dẫn sản xuất, nuôi trồng đạt chứng nhận Halal; tăng cường cung cấp thông tin thị trường; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp với các thị trường Halal; xây dựng kênh phân phối nội địa về sản phẩm Halal...
Toàn cảnh Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. (Ảnh: Anh Sơn) |
Là hai trong các địa phương xuất khẩu tương đối thành công sản phẩm Halal vào các thị trường Hồi giáo, đại diện các tỉnh Bến Tre, Bình Phước đã chia sẻ các chương trình, chính sách, kế hoạch của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường Halal.
Các địa phương cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu địa phương tiếp cận thị trường Halal hiệu quả như tăng cường cung cấp thông tin cập nhật về thị trường Halal các nước; các hướng dẫn về quy trình, điều kiện để được cấp chứng nhận Halal; kết nối doanh nghiệp tỉnh với các kênh phân phối, đối tác Halal quốc tế; hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của của các tỉnh…
Phát biểu tại Hội nghị, các đồng chí Đại sứ/Lãnh đạo các CQĐD ta tại nước ngoài đã nêu bật tiềm năng thị trường, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực Halal với các thị trường Hồi giáo/các nước sản xuất Halal hàng đầu thế giới như Saudi Arabia, Malaysia, Brunei, Ấn Độ, Hàn Quốc...;
Các Trưởng cơ quan đại diện đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Halal với các quốc gia đặc biệt về thương mại; hợp tác đầu tư; lựa chọn đối tác ưu tiên để thúc đẩy hợp tác Halal (như Brunei, Malaysia, Indonesia….).
Đẩy mạnh công nhận chứng nhận Halal của Việt Nam với các nước; hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, chuyên môn, năng lực cho các tổ chức cấp chứng nhận Halal Việt Nam; tăng cường cung cấp thông tin về thị trường Hồi giáo (thị hiếu, tập quán kinh doanh, các quy định thị trường...); hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại của địa phương, doanh nghiệp tại các thị trường Hồi giáo...
Đại diện các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và địa phương dự Hội nghị bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Anh Sơn) |
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nêu 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm về tăng cường hợp tác quốc tế phát triển ngành Halal Việt Nam, khẳng định với tinh thần ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Ban Tôn giáo Chính phủ và các cơ quan liên quan hỗ trợ, đồng hành cùng các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp để phát triển ngành Halal Việt Nam.
Việc chủ động, tích cực triển khai Đề án và sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ban, ngành và cơ quan liên quan sẽ góp phần xây dựng ngành Halal Việt Nam ngày càng bài bản, toàn diện và mạnh mẽ trong thời gian tới, đóng góp vào việc tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực tăng trưởng mới cho sự phát triển kinh tế toàn diện, bền vững và góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa Việt Nam với các đối tác.
| Diễn đàn Kinh tế và Thương mại Việt Nam – EU 2023: Hướng tới việc hoàn thiện một nền kinh tế xanh và phát triển bền vững tại Việt Nam Việt Nam được đánh giá là một trong những nước chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu. Những kinh nghiệm của các quốc ... |
| Đại sứ Malaysia bật mí gợi ý để doanh nghiệp Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Tan Yang Thai đã chia sẻ những điểm ... |
| Kỳ vọng đột phá với các nước Trung Đông-châu Phi Từ ngày 23-27/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn Việt Nam thăm chính thức Israel và Ai Cập nhằm thúc ... |
| Việt Nam và Saudi Arabia chủ động, tích cực tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả và sâu rộng trong lĩnh vực Halal Ngày 21/8, Bộ Ngoại giao đã chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Cơ ... |