Giáo dục cần giúp trẻ 'định vị' và thấu hiểu chính mình

Kim Thoa
Giáo dục cần tôn trọng sự khác biệt, giúp các em tự "định vị" được bản thân, trở thành người tử tế, bản lĩnh, thấu hiểu chính mình và chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo dục
Những năm gần đây, người ta quan tâm nhiều đến việc giáo dục trẻ trở thành người tử tế. (Ảnh: Vũ Minh Hiền)

Trong bức thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành giáo dục nhân ngày khai giảng năm học 2022-2023 có viết: Một năm học bắt đầu, khởi nguồn cho những hy vọng mới. Tôi đánh giá cao ý nghĩa của chủ đề mà ngành giáo dục lựa chọn năm nay, đó là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Nhìn lại, 2021-2022 là năm học đặc biệt khi cả thầy lẫn trò phải vừa phòng chống dịch vừa gồng mình dạy và học trực tuyến. Sau hơn 2 năm trường học chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, năm nay, cả thầy lẫn trò hồ hởi đến trường, được tổ chức khai giảng đúng nghĩa với cờ hoa phấp phới.

Năm học mới đã bắt đầu, đâu đó vẫn còn nỗi lo về chương trình mới, về sách giáo khoa mới, nỗi lo thiếu giáo viên, thiếu lớp học… Cơ hội mới sẽ đi cùng những thách thức, còn nhiều khó khăn chờ đợi ngành giáo dục giải quyết.

Nhưng sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cả thầy lẫn trò đã cùng nhau trải qua một giai đoạn khó khăn, đã nỗ lực không ngừng. Tất cả đều trông đợi một luồng sinh khí mới sẽ thay đổi nền giáo dục, cố gắng cho năm học mới với nhiều thành tựu.

Bao kỳ vọng vào năm học mới, như giảm bạo lực học đường, giảm áp lực học tập lên các em, để các em có một môi trường học tập đúng nghĩa. Đối với những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, bằng cách nào đó để tháo gỡ tình trạng quá tải, học sinh không phải bốc thăm để được vào lớp, cần làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục…

Trong một phát biểu tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), bà Andrey Azouley, Tổng giám đốc UNESCO cho rằng, Việt Nam rất coi trọng giáo dục. Theo bà, để vượt qua được những thách thức trong thế kỷ XXI, đòi hỏi sự vào cuộc, nỗ lực không ngừng của mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong việc giáo dục trẻ.

Năm nay, ngành giáo dục và nhiều trường đã chọn những chủ đề năm học hướng tới việc giáo dục kỹ năng sống, đạo đức, lòng nhân ái. Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục chú trọng phát triển kỹ năng, hài hòa “đức, trí, thể, mỹ”.

Dường như các trường đều trăn trở và hướng tới việc xây dựng trường học hạnh phúc, để mỗi thầy cô luôn hạnh phúc, tự hào với nghề. Học sinh được bình đẳng tiếp cận giáo dục và không trẻ nào bị bỏ lại phía sau. Đó là những thay đổi tích cực, hy vọng sẽ lan tỏa trong toàn ngành.

Có người nói, “làm người” là một nghề và cần phải được học. Những năm gần đây, người ta quan tâm nhiều đến việc giáo dục trẻ trở thành người tử tế. Giáo dục để các em trở thành công dân số, thành một người có ích, có kỹ năng thích ứng với những đổi thay không ngừng của xã hội, tự tin hội nhập và tương lai có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.

Hơn hết, giáo dục cần tôn trọng sự khác biệt, giúp các em tự "định vị" được bản thân, trở thành người bản lĩnh, tự tin. Người dạy phải giúp các em thấu hiểu chính mình, biết sống với đam mê và chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống...

Nhưng để làm được điều đó cần có “kiềng ba chân”: Nhà trường - gia đình - xã hội. Đúng như lời của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói: “Nếu thiếu đi sự thấu hiểu, đồng hành, chia sẻ từ phía phụ huynh cũng như xã hội thì việc đổi mới rất khó khăn”.

Nhà nước sẽ định giá sách giáo khoa

Nhà nước sẽ định giá sách giáo khoa

Bộ Tài chính cho biết sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người ...

Tổng giám đốc UNESCO: Để vượt qua thách thức trong giáo dục, cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Tổng giám đốc UNESCO: Để vượt qua thách thức trong giáo dục, cần sự vào cuộc của toàn xã hội

Bà Andrey Azouley (Tổng giám đốc UNESCO) nhắn nhủ các thầy cô và học sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) rằng, để vượt ...

Hôm nay 5/9,  hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới

Hôm nay 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước khai giảng năm học mới

Hôm nay 5/9, hơn 23 triệu học sinh cả nước hồ hởi tới trường dự khai giảng, bắt đầu năm học mới...

Xúc động bức thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học

Xúc động bức thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học

Nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi thư cho ngành giáo dục.

Dự kiến điểm chuẩn Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 2022

Dự kiến điểm chuẩn Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 2022

PGS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh cho hay, nhìn chung năm nay, điểm chuẩn ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Indonesia phấn đấu sớm hoàn tất đàm phán FTA với EAEU

Indonesia phấn đấu sớm hoàn tất đàm phán FTA với EAEU

Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tiếp Phó Thủ tướng thứ nhất Nga Denis Manturov tại Cung điện Merdeka, thủ đô Jakarta vào chiều 15/4.
Đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran: Washington ra điều kiện, Tehran tuyên bố lằn ranh đỏ

Đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran: Washington ra điều kiện, Tehran tuyên bố lằn ranh đỏ

Iran khẳng định, an ninh quốc gia, phòng thủ và sức mạnh quân sự là những lằn ranh đỏ của không thể được đem ra thảo luận với Mỹ.
Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ với Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc đã ký 7 văn kiện hợp tác quan trọng trong lĩnh vực giao thông nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập ...
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, hai nước đã ra Tuyên bố chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam rất thành công.
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 16/4/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 16/4/2025

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 16/4/2025.
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của công chức, viên chức và người lao động

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của công chức, viên chức và người lao động

Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày.
Chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ nhân dân Myanmar, Thái Lan khắc phục hậu quả động đất

Chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ nhân dân Myanmar, Thái Lan khắc phục hậu quả động đất

Chư Tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ nạn nhân thảm họa động đất ở Myanmar, Thái Lan.
Những thói quen buổi sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Những thói quen buổi sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Áp dụng một vài thói quen đơn giản vào buổi sáng, bất kỳ ai cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và sống một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh.
Từ tháng 7/2025, hai đối tượng mới được rút bảo hiểm xã hội một lần

Từ tháng 7/2025, hai đối tượng mới được rút bảo hiểm xã hội một lần

Dưới đây là hai đối tượng mới được rút bảo hiểm xã hội một lần từ tháng 7/2025.
Vị trí xem diễu binh, diễu hành ngày 30/4 ở TP. Hồ Chí Minh

Vị trí xem diễu binh, diễu hành ngày 30/4 ở TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động diễu binh, diễu hành sẽ bắt đầu lúc 6h30, các đoàn xuất phát ở giao lộ Lê Duẩn-Nguyễn Bỉnh Khiêm tiến đến Hội trường Thống Nhất.
Thời tiết cuối tuần 12/4: Không khí Bắc Bộ và Nam Bộ biến đổi thất thường, người dân thận trọng

Thời tiết cuối tuần 12/4: Không khí Bắc Bộ và Nam Bộ biến đổi thất thường, người dân thận trọng

Bắc Bộ đón nhận đợt rét cuối cùng, nhiệt độ và chỉ số UV ở Nam Bộ chạm mức cao.
Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Ngày 13/4, Sở Y tế Hà Nội thông tin, trong tuần, trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc Sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

Bộ Y tế cho biết, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Tờ SCMP đăng ý kiến của các chuyên gia cho biết một nghiên cứu mới quy mô lớn đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai có ...
Chú ý: Bệnh nấm da này khó chữa, nguy cơ tử vong cao, phương pháp điều trị còn hạn chế

Chú ý: Bệnh nấm da này khó chữa, nguy cơ tử vong cao, phương pháp điều trị còn hạn chế

Nhiễm trùng nấm nguy hiểm giết chết hàng triệu người đang trở nên phổ biến hơn khi hành tinh nóng lên và các lựa chọn điều trị còn rất hạn chế và chưa hiệu quả.
Phát hiện lỗi gene liên quan xẹp phổi và ung thư thận

Phát hiện lỗi gene liên quan xẹp phổi và ung thư thận

Một nghiên cứu mới của Đại học Cambridge vừa tiết lộ phát hiện quan trọng về gene FLCN có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Phát hiện mới: Bệnh mất trí nhớ liên quan đến bệnh tiểu đường và herpes

Phát hiện mới: Bệnh mất trí nhớ liên quan đến bệnh tiểu đường và herpes

Lâu nay, các cục protein trong não vẫn được cho là có liên quan đến bệnh Alzheimer, nhưng các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tình trạng này hiện đang được theo dõi.
Phiên bản di động