Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Thùy Dương Hàn
Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hà Nội
Hà Nội là trung tâm giáo dục hàng đầu của cả nước. (Ảnh: Minh Hiền)

Giữ vị thế "đầu tàu" về chất lượng giáo dục

Hà Nội hiện đã trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu cả nước, với hệ thống trường học, đại học và các trung tâm nghiên cứu khoa học phát triển mạnh mẽ. Thủ đô có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước về cả số lượng học sinh, giáo viên, trường học, cũng như đầu tư vào cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục.

Tính đến năm 2024, Hà Nội có tổng số 2.913 trường mầm non, phổ thông các cấp, với gần 2,3 triệu học sinh và gần 130.000 giáo viên. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia của thành phố hiện nay là trên 1.600 trường, chiếm tỷ lệ 72%. Trên địa bàn Hà Nội còn có 97 trường đại học, học viện và 33 trường cao đẳng, chiếm 1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên cả nước.

Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng học tập được tăng cường đầu tư. Nhiều trường học ở Hà Nội đã được nâng cấp với cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm phòng học thông minh, thư viện điện tử và hệ thống phòng thí nghiệm tiên tiến. Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong việc áp dụng công nghệ số vào giáo dục, đặc biệt là trong thời kỳ dịch Covid-19, giúp duy trì việc học trực tuyến hiệu quả.

Về chất lượng đội ngũ giáo viên, thành phố không ngừng đầu tư và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2023-2024, tổng số cán bộ giáo dục và giáo viên từ cấp mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố là khoảng 130.000 người.

Nhiều trường ở Hà Nội đã triển khai các chương trình giảng dạy song ngữ và liên kết với các trường quốc tế. Hà Nội hiện có hơn 30 trường quốc tế và trường song ngữ, đào tạo học sinh theo chuẩn quốc tế, giúp tăng cường kỹ năng tiếng Anh và khả năng hội nhập toàn cầu.

Thủ đô luôn có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao, vượt mức trung bình cả nước. Năm 2024, tỷ lệ học sinh Hà Nội đỗ tốt nghiệp THPT đạt 99,8%, mức trung bình cả nước là 99,4%. Về giáo dục mũi nhọn, Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia với 184 học sinh đoạt giải năm 2023. Học sinh Hà Nội cũng giành nhiều huy chương tại các kỳ thi Olympic quốc tế ở các môn như Toán, Lý, Hóa, Sinh học, và Tin học.

Đặc biệt, Hà Nội cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học từ năm 1990, trung học cơ sở năm 1999 và là một trong 4 địa phương đầu tiên của cả nước được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Ngoài ra, Hà Nội còn đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, giá trị đạo đức, lối sống văn minh cho học sinh. Hiện nay, giáo dục Hà Nội không chỉ tập trung vào phát triển hệ thống giáo dục công lập mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của các trường dân lập, quốc tế. Hà Nội cũng đang đẩy mạnh hội nhập giáo dục quốc tế với việc áp dụng các tiêu chuẩn và phương pháp giảng dạy tiên tiến của thế giới.

Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam. Với vị trí là Thủ đô của cả nước, ngành GD&ĐT Hà Nội đã không ngừng nỗ lực, phát huy tiềm năng lao động sáng tạo của toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh để đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới của Thủ đô.

Hà Nội
Hà Nội còn đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống, giá trị đạo đức, lối sống văn minh cho học sinh. (Ảnh: Thu Lan)

Mở ra nhiều cơ hội để tiếp tục bứt phá

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, thành phố luôn xác định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội trong tương lai. Vì vậy, thành phố tập trung mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục của Thủ đô.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, năm học 2023-2024, quy mô giáo dục Hà Nội tăng 39 trường và tăng 48.000 học sinh. Đến thời điểm này, Hà Nội có quy mô giáo dục rất lớn với 2.913 trường mầm non, phổ thông với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên. Thành phố luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư và phát triển cho sự nghiệp giáo dục, bảo đảm tỷ lệ chi hằng năm từ ngân sách đạt 20%. Đến nay, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của toàn thành phố đạt gần 80%.

Thành phố đã triển khai thí điểm trường học tiên tiến hiện đại có nhiều cấp học; thí điểm ban hành giá dịch vụ giáo dục làm cơ sở chuyển từ giao dự toán sang cơ chế đặt hàng để thực hiện lộ trình tự chủ đối với các trường học. Đặc biệt, Hà Nội đã chỉ đạo triển khai mô hình “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các quận, huyện, thị xã, các nhà trường, góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường nội thành và ngoại thành. Nội dung chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin được tập trung triển khai mạnh mẽ. Hà Nội cũng đã thực hiện học bạ số với cấp tiểu học, đến nay đạt tỷ lệ gần 100%.

Về việc thực hiện Luật Thủ đô, bà Vũ Thu Hà cho biết, thành phố đang tích cực để cụ thể hóa các nội dung về phát triển giáo dục, đào tạo và có các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội mong muốn các bộ, ngành quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn Hà Nội triển khai nội dung này…

Ngoài ra, Hà Nội cũng đề nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành thông tư sửa đổi Thông tư số 14/2019/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố thực hiện lộ trình tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường học.

Để giữ vững vị thế “đầu tàu” về chất lượng giáo dục của Thủ đô, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học, phát triển đội ngũ nhà giáo.

Ông Trần Thế Cương nhấn mạnh, Hà Nội xác định phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm. Do đó, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đãi ngộ như cấp kinh phí cho cán bộ, giáo viên đi học sau đại học; đưa giáo viên đi bồi dưỡng, nâng cao phương pháp giảng dạy ở nước ngoài...

Trong nhiều năm qua, ngành GD&ĐT Hà Nội đã có những thành tựu đáng tự hào, khẳng định vai trò tiên phong. Đó là những nỗ lực không ngừng của ngành, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững. Đây cũng chính là động lực to lớn, mở ra nhiều cơ hội để giáo dục Thủ đô tiếp tục bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, trở thành hình mẫu tiêu biểu cho cả nước trong tương lai.

'Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển'

'Luật Nhà giáo cập nhật xu thế của thế giới, tạo động lực cho giáo viên phát triển'

Dự thảo Luật Nhà giáo kỳ vọng tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo trong bối cảnh chuyển đổi số và ứng dụng Trí ...

Nhiều chính sách, đãi ngộ đối với giáo viên trong dự thảo Luật Nhà giáo

Nhiều chính sách, đãi ngộ đối với giáo viên trong dự thảo Luật Nhà giáo

Bộ GD&ĐT đã định hình cụ thể hơn những chính sách, đãi ngộ đối với nhà giáo ở dự thảo thứ 5 Luật Nhà giáo.

'Phải lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay'

'Phải lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay'

Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học ...

Báo chí 'gặp khó' trong cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các nền tảng truyền thông số

Báo chí 'gặp khó' trong cuộc cạnh tranh khốc liệt từ các nền tảng truyền thông số

Một số cơ quan báo chí gặp khó khăn trong việc thích nghi với mô hình hoạt động mới, nhất là trong bối cảnh cạnh ...

Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng của toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Phi công vụ tai nạn máy bay quân sự Iak-130 đã liên lạc về đơn vị

Phi công vụ tai nạn máy bay quân sự Iak-130 đã liên lạc về đơn vị

Chủ nhiệm bay trên máy bay quân sự Iak-130 đã liên lạc về và cho biết đang ở trên đỉnh núi nhưng không rõ vị trí, hiện sức khoẻ bình ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Lam Thiên Lập, Chủ tịch Khu Tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dự Hội nghị GMS 8, ACMECS 10 và CLMV 11

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp dự Hội nghị GMS 8, ACMECS 10 và CLMV 11

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Chủ tịch nước Lương Cường chuẩn bị thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024

Chủ tịch nước Lương Cường chuẩn bị thăm chính thức Chile, Peru và tham dự APEC 2024

Dự kiến, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm chính thức Chile, Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 9-16/11.
Ngày 6/11, núi Phú Sĩ đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa

Ngày 6/11, núi Phú Sĩ đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa

Núi Phú Sĩ mang tính biểu tượng của Nhật Bản đã đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa vào ngày 6/11.
Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia

Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục hiện diện ở Brazil và Saudi Arabia

Được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia trong năm 2024, chương trình Ngày Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế ...
Phi công vụ tai nạn máy bay quân sự Iak-130 đã liên lạc về đơn vị

Phi công vụ tai nạn máy bay quân sự Iak-130 đã liên lạc về đơn vị

Chủ nhiệm bay trên máy bay quân sự Iak-130 đã liên lạc về và cho biết đang ở trên đỉnh núi nhưng không rõ vị trí, hiện sức khoẻ bình thường.
Ngày 6/11, núi Phú Sĩ đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa

Ngày 6/11, núi Phú Sĩ đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa

Núi Phú Sĩ mang tính biểu tượng của Nhật Bản đã đón đợt tuyết rơi đầu tiên trong mùa vào ngày 6/11.
Bộ Quốc phòng thông tin sơ bộ ban đầu vụ tai nạn máy bay quân sự

Bộ Quốc phòng thông tin sơ bộ ban đầu vụ tai nạn máy bay quân sự

Trong quá trình thực hiện bay huấn luyện ngày tại sân bay Phù Cát, máy bay Iak-130 đã gặp sự cố, 2 phi công quyết định nhảy dù.
Tin bão gần Biển Đông: Bão Yinxing trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon, Philippines, gió vùng tâm bão mạnh cấp 17

Tin bão gần Biển Đông: Bão Yinxing trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon, Philippines, gió vùng tâm bão mạnh cấp 17

Hồi 13h ngày 6/11, tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon, Philippines.
Đóng BHXH từ ngày 1/1/2025 không được tính lương hưu trên những năm cuối đóng BHXH

Đóng BHXH từ ngày 1/1/2025 không được tính lương hưu trên những năm cuối đóng BHXH

Người lao động thuộc khu vực nhà nước không còn tính lương hưu trên những năm cuối đóng BHXH trước khi nghỉ hưu khi đóng BHXH từ ngày 1/1/2025.
Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đột phá để hiện thực hóa cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng số, đưa đất nước vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới...
Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn.
Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nguyên chất chứa nhiều chất xơ, protein, nước và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Phiên bản di động