'Gió xoay chiều' và câu chuyện về nền quốc phòng Nhật Bản

Lưu Huỳnh
Trước tình hình khu vực và thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dư luận Nhật Bản đã dần thay đổi thái độ về nâng cao năng lực quốc phòng. Song từng đó liệu đã đủ để Tokyo mang đến bổ sung cần thiết cho khả năng phòng thủ đất nước?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vì đâu người Nhật thay đổi thái độ về nâng cao năng lực quốc phòng?

Nhật Bản có thể tăng mạnh ngân sách quốc phòng 5 năm tới. (Nguồn: JapanForward)

Những gì diễn ra tại Ukraine 6 tháng qua hay căng thẳng tại eo biển Đài Loan gần đây đã đặt ra nhiều thách thức mới về an ninh với xứ sở hoa anh đào. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhiều lần khẳng định: “Ukraine ngày hôm nay có thể là Đông Á ngày mai”.

Bối cảnh mới của khu vực và thế giới đã tác động nhất định đến lập trường của người dân Nhật Bản đối với tình hình an ninh quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, liệu sự thay đổi này có thể mang đến những bổ sung cần thiết cho năng lực quốc phòng của Tokyo thời gian tới?

Thái độ xoay chiều

Thực tế cho thấy trong 10 năm trở lại đây, cử tri Nhật Bản đã dành nhiều sự quan tâm hơn tới quốc phòng. An ninh quốc gia cũng xuất hiện thường xuyên hơn trong các nghị trình chính trị và bản tin thời sự.

Khảo sát năm 2022 của nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), tờ báo với quan điểm tự do, được công bố gần đây cho thấy 64% người dân Nhật Bản ủng hộ tăng cường năng lực phòng thủ. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ này vượt ngưỡng 60% kể từ khi khảo sát thường niên bắt đầu từ năm 2003.

Khảo sát tương tự của nhật báo Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) theo trường phái bảo thủ cho thấy con số này lên tới 72% khi hơn 30 năm trước, con số này chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10%.

Đáng chú ý, một số cuộc khảo sát khác còn cho thấy không ít cử tri còn ủng hộ mua sắm các hệ thống tên lửa đạn đạo đường dài, cho phép SDF tấn công các mục tiêu bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, một cột mốc mới về thay đổi trong thái độ của dư luận Nhật Bản về an ninh quốc phòng.

Tuy nhiên, lãnh đạo Nhật Bản vẫn có tuyên bố cụ thể nào về thay đổi chính sách quốc phòng, ít nhất là cho đến khi các bản cập nhật về Chính sách an ninh quốc gia và Chỉ dẫn về nghị trình phòng thủ quốc gia xuất hiện vào cuối năm nay.

Ngay cả khi xung đột Nga-Ukraine chưa nổ ra, phiên bản trước đó của các tài liệu này đã đề cập nhu cầu tăng cường nguồn lực, ưu tiên dành cho nền quốc phòng nhằm đối phó với thách thức từ Trung Quốc, Triều Tiên và thậm chí là nước Mỹ dưới thời ông Donald Trump.

Điều này đồng nghĩa rằng Nhật Bản cần dành nhiều ngân sách hơn cho quốc phòng. Trong nhiều năm liền, Tokyo đã giới hạn chi tiêu quốc phòng ở mức 1% GDP, một “luật bất thành văn” từ năm 1976 để chiều lòng những người theo chủ nghĩa hòa bình trong nước và tránh khiến các nước láng giềng lo sợ rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn tới tái vũ trang.

Đáng chú ý, khảo sát khác còn cho thấy không ít cử tri còn ủng hộ mua sắm các hệ thống tên lửa đạn đạo đường dài, cho phép SDF tấn công các mục tiêu bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, một cột mốc mới về thay đổi trong thái độ của dư luận Nhật Bản về an ninh.

Giờ đây, mọi chuyện đã khác. Hồi tháng 6, có thông tin cho rằng đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) xem xét tăng ngân sách quốc phòng hàng năm trong 5 năm tới lên mức 2% GDP, tương đương với con số đóng góp của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Khi đó, Nhật Bản sẽ “nhảy” từ vị trí thứ 9 lên thứ 3 về ngân sách quốc phòng toàn cầu, chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc.

Mặc dù đến nay Thủ tướng Kishida Fumio chỉ cam kết về “mức tăng đáng kể” trong chi tiêu quốc phòng song những thông tin này cũng ít nhiều cho thấy dấu hiệu về sự thay đổi trên chính trường Nhật Bản.

Tài liệu cho thấy yêu cầu ngân sách của Bộ Quốc phòng Nhật Bản trong năm tài khóa tiếp theo là 6.000 tỷ Yen (42 tỷ USD), tăng 10% so với năm trước. Dù con số này còn thấp nếu so với quy mô 2% GDP, song nó vẫn là một điểm đáng lưu ý khi nhìn vào lịch sử Nhật Bản và tình hình khu vực, thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, tìm kiếm các khoản bổ sung vào ngân sách quốc phòng hiện nay cũng không đơn giản.

Hiện nợ công của Nhật Bản đã lên tới 200% GDP. Một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi liệu một ngân sách an ninh lớn hơn vào thời điểm hiện tại có phù hợp khi chi phí chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi tiếp tục “phi mã”. Thành viên của Komeito, đảng theo chủ nghĩa hòa bình hiện liên minh với LDP, cũng chia sẻ nhận định này.

Chi tiêu không bằng cách tiêu

Trong vấn đề quốc phòng Nhật Bản, có lẽ “chi tiêu không bằng cách tiêu”: Ưu tiên mua sắm của Tokyo thậm chí còn quan trọng hơn mức tăng ngân sách quốc phòng vừa qua. Xung đột Nga-Ukraine đã tác động đáng kể tới điều này. Các nhà hoạch định chính sách an ninh Nhật Bản đang quan tâm đặc biệt tới năng lực tác chiến trong các xung đột chớp nhoáng.

Một nguồn tin giấu tên cho biết: “Qua xung đột Nga-Ukraine, chúng tôi nhận thấy nhu cầu duy trì năng lực tác chiến trong thời gian dài”.

Vì thế, Tokyo coi đảm bảo hậu cần, vũ khí và trang thiết bị cùng nguồn nhiên liệu là ưu tiên hàng đầu. Khả năng đứng vững trước các đợt tấn công lớn và chớp nhoáng nhắm vào sân bay, hệ thống logistics cũng là ưu tiên, đặc biệt là tại quần đảo Nansei trải dài 1.100 km từ phía Đông Đài Loan (Trung Quốc) tới phía Nam Nhật Bản.

Tuy nhiên, thiếu đầu tư quốc phòng trong nhiều năm đã khiến danh sách những ưu tiên cấp thiết của Nhật Bản thêm dài. Hạ nghị sĩ Taku Otsuka, Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia của Hạ viện Nhật Bản, ví von danh sách này “giống như thể bài tập về nhà chất đống lên sau kỳ nghỉ Hè vậy”.

Ngay cả khi Tokyo từng suy nghĩ việc phát triển dòng tên lửa riêng để đối trọng với kho tên lửa ngày một lớn của Bắc Kinh, Nhật Bản vẫn chưa thể bắt kịp một số nước trong môi trường tác chiến mới (không gian, không gian mạng) hay phát triển xe quân sự tự hành, vốn đều đòi hỏi ngân sách đầu tư cùng cam kết xuyên suốt.

Vì đâu người Nhật thay đổi thái độ về nâng cao năng lực quốc phòng?
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề xuất tăng ngân sách quốc phòng lên 10% trong năm 2023, mức tăng chưa từng có kể từ sau Thế chiến II - Ảnh: Tàu sân bay hạng nhẹ Izumo của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản. (Nguồn: JMSDF)

Ngoài ra, trong bối cảnh quan hệ Nga-Trung thêm chặt chẽ, giới hoạch định chính sách Nhật Bản phải tính đến việc di chuyển tài nguyên chiến lược khỏi quần đảo Kuril/Lãnh thổ phương Bắc, nơi Tokyo và Moscow vẫn tranh chấp chủ quyền. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo nhấn mạnh: “Chúng ta cần đảm bảo an ninh ở cả hai đầu (của đất nước)”.

Không chỉ quan tâm đến thương vụ mua sắm, đã đến lúc Tokyo cân nhắc triển khai cải cách triệt để với SDF. Các đơn vị phòng thủ trên bộ, phòng thủ trên biển và trên không của SDF chưa hiệp đồng tác chiến thường xuyên.

Dân số thu hẹp, thị trường lao động cùng các giới hạn khiến quá trình tuyển quân, huấn luyện và triển khai lực lượng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, phía Mỹ cũng nhiều lần kêu gọi Nhật Bản điều chỉnh cách xử lý thông tin tình báo nhạy cảm để dễ dàng chia sẻ, phối hợp xử lý.

Như vậy, sự thay đổi toàn diện của SDF không chỉ đến từ gia tăng ngân sách quốc phòng, mà còn xuất phát từ nỗ lực xây dựng kế hoạch, cải tổ bổ máy và cơ chế phối hợp tác chiến.

Thành bại của nỗ lực ấy sẽ phụ thuộc vào cam kết chính trị của Tokyo và quan trọng hơn, mong muốn của người dân xứ sở hoa anh đào về một Nhật Bản hòa bình và an toàn hơn.

Lạm phát: Nhật Bản cao nhất 8 năm, BOJ chọn 'ngược đường' thế giới; Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc 'hạ cánh cứng'

Lạm phát: Nhật Bản cao nhất 8 năm, BOJ chọn 'ngược đường' thế giới; Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc 'hạ cánh cứng'

Ngày 20/9, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố báo cáo cho biết, lạm phát của nước này trong tháng 8 đã ...

Bước đi mới giữa Nhật Bản và ASEAN trong quan hệ  hợp tác kinh tế

Bước đi mới giữa Nhật Bản và ASEAN trong quan hệ hợp tác kinh tế

Nhật Bản và các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhất trí xây dựng kế hoạch hành động ...

Thống đốc Tokyo kỳ vọng quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan (Trung Quốc)

Thống đốc Tokyo kỳ vọng quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Loan (Trung Quốc)

Thống đốc Tokyo (Nhật Bản) Yuriko Koike chúc mừng lễ hội văn hóa Taiwan Plus và gửi lời thăm hỏi tới nhà cầm quyền Đài ...

Mong muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản, Thủ tướng Hàn Quốc lần đầu tiên làm điều này trong vòng 3 năm qua

Mong muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản, Thủ tướng Hàn Quốc lần đầu tiên làm điều này trong vòng 3 năm qua

Chuyến thăm dự kiến của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo đến thủ đô Nhật Bản để tham dự quốc tang cố Thủ tướng ...

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác an ninh quốc phòng

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác an ninh quốc phòng

Trong hai tuần qua, các quan chức Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động, tiếp xúc song phương để thúc đẩy ...

(theo The Economist)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Chuyển nhượng cầu thủ: Lý do Real Madrid lùi ngày ra mắt Kylian Mbappe

Real Madrid được cho phải hoãn kế hoạch ra mắt Kylian Mbappe trước VCK EURO 2024, thay vào đó có thể phải đợi đến tháng 8.
Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Nhà quản lý doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng các quy định để cư trú tại Nhật Bản

Người sáng lập công ty khởi nghiệp có thể sử dụng vốn của nhà đầu tư để đáp ứng đủ tiêu chí về cư trú.
Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Nỗ lực đưa nhiệt điện than ở Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

UNDP và IOE phối hợp tổ chức cuộc họp thảo luận về quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Bật mí tính năng bom FAB-3000 mới của quân đội Nga

Bật mí tính năng bom FAB-3000 mới của quân đội Nga

Loại bom mới FAB-3000 có sức nổ cao của quân đội Nga sẽ được thiết kế với các đặc tính khí động học, cho phép chúng được sử dụng như ...
MC hải ngoại Đức Tiến kể chuyện con gái 4 tuổi đóng phim Đóa hoa mong manh

MC hải ngoại Đức Tiến kể chuyện con gái 4 tuổi đóng phim Đóa hoa mong manh

Bé Madison, con gái MC Đức Tiến, được nhận xét là điểm nhấn trong phim 'Đóa hoa mong manh' của nghệ sĩ Mai Thu Huyền.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động