Giữa đại dịch Covid-19, Ấn Độ và Trung Quốc đụng độ gần LAC, dư luận nói gì?

TGVN. Những hành động của Trung Quốc nhằm vào Ấn Độ trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn đang có chiều hướng phức tạp phản ánh rõ nét thái độ cứng rắn của Bắc Kinh và có nguy cơ gây tổn hại cho mối quan hệ song phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi Ấn Độ - Nepal tranh cãi về tuyến đường xây dựng gần biên giới
giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương: Cục diện đang dịch chuyển và sự đối lập trong chi tiêu quốc phòng
giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi
Vấn đề biên giới Ấn Độ-Trung Quốc một lần nữa "dậy sóng", gây lo ngại cho quan hệ song phương. (Ảnh minh họa)

Nhiều nguồn tin cho biết 4 binh sỹ Ấn Độ và khoảng 6-7 binh sỹ Trung Quốc đã bị thương trong vụ đụng độ có sự tham gia của 150 người tại khu vực Naku La, gần đèo Muguthang có độ cao 5.000m so với mực nước biển. Đây là địa điểm khá nhạy cảm vì gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa hai nước.

Hãng tin ANI (Ấn Độ) ngày 10/5 dẫn nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho biết binh sỹ hai bên chỉ bị thương nhẹ và cuộc xung đột đã được giải quyết sau một số đối thoại cấp địa phương. Theo ANI, các nguồn tin quân sự cho biết các cuộc xung đột tương tự vẫn thường xuyên xảy ra do vấn đề biên giới chưa được giải quyết.

Tờ Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đưa tin ngắn gọn về vụ việc. Trong khi đó, giới phân tích Trung Quốc nhận định các diễn biến liên quan cho thấy hiệu quả của cơ chế truyền thông song phương được thiết lập sau vụ xung đột Doklam năm 2017.

Tuy nhiên, các chuyên gia nói thêm rằng sự kiện này cũng nhắc nhở cả hai nước cần tìm kiếm một giải pháp tối ưu cho các vấn đề biên giới càng sớm càng tốt.

Bình luận về các diễn biến liên quan, báo Financial Express cho rằng những hành động tương tự của Trung Quốc nhằm vào Ấn Độ trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn đang có chiều hướng phức tạp phản ánh rõ nét thái độ cứng rắn của Bắc Kinh và có nguy cơ gây tổn hại cho mối quan hệ song phương.

Tiến sỹ Raj Kumar Sharma, làm việc tại Khoa Nghiên cứu Chính trị, Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi (IGNOU), New Delhi, bình luận: “Trung Quốc phô trương sức mạnh không chỉ với Ấn Độ mà còn với Mỹ và cả những quốc gia khác phản đối các tuyên bố của Bắc Kinh đưa ra ở Biển Đông.

Đúng như lo ngại của Ấn Độ, Trung Quốc thường kích động một cuộc đụng độ tại biên giới với Ấn Độ mỗi khi quan hệ của New Delhi với Washington và các đối tác khác trong nhóm Bộ Tứ bắt đầu gần gũi hơn”.

Nhà nghiên cứu này cho rằng tâm lý bài Trung trên thế giới đang ở mức cao chưa từng có bởi Trung Quốc không minh bạch về quy mô và bản chất dịch Covid-19 tại Vũ Hán. Ấn Độ không phải ngoại lệ, "người dân Ấn Độ muốn chính phủ phải thận trọng với Trung Quốc.

Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc các cách thức để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Chính phủ cũng đã điều chỉnh chính sách FDI và cảnh giác hơn với Trung Quốc”.

Trong khi đó, Giáo sư Rajesh Rajagopalan, Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru (JNU), nhận định: “Vẫn còn quá sớm để cho rằng những vụ việc kiểu này sẽ diễn ra thường xuyên hoặc leo thang nghiêm trọng hơn.

Các vụ đụng độ vẫn luôn diễn ra ở nhiều khu vực dọc biên giới, và đó là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi hai bên vẫn còn mâu thuẫn về đường biên giới. Binh sỹ Ấn Độ tuần tra tại khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền trong khi quân đội Trung Quốc cũng làm tương tự ở nơi họ cho là của mình…

Điều đó đồng nghĩa với việc hai bên hoàn toàn có thể va chạm và đụng độ nổ ra… song mọi việc thường không vượt quá (giới hạn). Đụng độ thường được giải quyết ở cấp địa phương và hiếm khi leo thang đến mức cần sự can thiệp của chính quyền trung ương”.

Ông Rajagopalan cho rằng việc Trung Quốc gần đây có thái độ đặc biệt hung hăng với nhiều quốc gia láng giềng khiến nhiều người lo ngại nguy cơ diễn biến này sẽ leo thang nghiêm trọng hơn, bởi vậy “chúng ta cần tiếp tục theo sát tình hình để xem chuyện gì sẽ xảy ra”.

Tin liên quan
giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cơn bão xung đột Mỹ-Trung sắp 'gõ cửa'

Nhà báo Ranjit Kumar, một nhà quan sát các vấn đề Trung Quốc, bình luận: “Nhờ rất nhiều các biện pháp xây dựng lòng tin giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc khu vực LAC dài 4.000km từ Arunachal Pradesh ở phía Đông cho tới Aksai Chin ở phía Tây, vụ đụng độ mới nhất ở vùng Nakula, phía Bắc Sikkim, đã được giải quyết mà không xảy ra đối đầu nghiêm trọng...

Tuy nhiên, các biện pháp xây dựng lòng tin này không nên được xem như bức tường lửa trường tồn để ngăn các diễn biến tương tự leo thang.

Vụ đụng độ gần đây nhất diễn ra ở Sikkim là vào năm 1967 và hai bên không hề dùng đến súng đạn. Điều đó cho thấy cả 2 phía đều đang kiềm chế các tranh chấp về biên giới một cách hòa bình”.

Nhà báo Kumar cho rằng sau những căng thẳng tại Doklam hồi tháng 6/2017 và vụ việc mới xảy ra ở Sikkim, Ấn Độ và Trung Quốc cần ngã ngũ vấn đề biên giới để tránh làm nảy sinh những tính toán sai lầm.

Ông nhấn mạnh: “Hai cường quốc hạt nhân này không nên để các tranh cãi bùng lên thành một cuộc chiến không rõ hồi kết. Hai nền kinh tế hàng đầu và hai quốc gia đông dân nhất thế giới cần thể hiện sự trưởng thành của mình để tiến tới hoàn tất các mâu thuẫn về vấn đề biên giới, từ đó bước vào một giai đoạn hợp tác và xây dựng lòng tin.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Ấn-Trung, lãnh đạo hai nước cần có động thái nghiêm túc nhằm hoàn tất các cuộc thảo luận kéo dài suốt 3 thập kỷ về vấn đề biên giới, mở ra thời đại mới cho quan hệ song phương”.

Cùng chia sẻ quan điểm trên, chuyên gia phân tích Tiền Phong, thành viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Thái Hòa và là Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa, bình luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu rằng vấn đề biên giới Trung-Ấn là “di sản” của quá khứ và cả hai bên đều có những nhận thức khác nhau về vấn đề này, song lãnh đạo hai nước và các cơ quan có liên quan đều đã thiết lập các cơ chế liên lạc.

Chuyên gia Tiền Phong khẳng định Ấn Độ và Trung Quốc “cần tìm cơ hội để đưa ra giải pháp công bằng và hợp lý đối với vấn đề biên giới càng sớm càng tốt".

Vụ đụng độ năm 2017 tại Doklam giữa Ấn Độ và Trung Quốc kéo dài suốt 72 ngày, gây nên nhiều lo ngại. Hai nước đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tránh xảy ra các diễn biến tương tự.

Lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc từ đó đến nay đã xúc tiến 2 cuộc gặp không chính thức, nhất trí tiếp tục duy trì hòa bình ở khu vực biên giới, đồng thời thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin bổ sung thông qua tham vấn.

giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi

Chủ tịch Trung Quốc: Sẵn sàng nâng quan hệ với Ấn Độ lên tầm cao mới

TGVN. Ngày 1/4, trong bức thư gửi Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ...

giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi

Ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, Trung Quốc có thể bị Ấn Độ lấp chỗ trống thị trường xuất khẩu

TGVN. Ngày 1/3, Liên hiệp các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (Assocham) cho rằng, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang ...

giua dai dich covid 19 an do va trung quoc dung do gan lac du luan noi gi

Đối phó với Trung Quốc, Ấn Độ cương quyết hướng về phía Đông

TGVN. Trung Quốc ngày càng mở rộng quan hệ với các nước láng giềng sát vách Ấn Độ khiến nước này sẽ phải gia tăng ...

Hồng Phúc

Bài viết cùng chủ đề

Ấn Độ-Trung Quốc

Đọc thêm

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5-9/5.
Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Trong quá trình sử dụng, TikTok sẽ dựa theo thói quen của bạn để đưa ra những quảng cáo sản phẩm có liên quan nhất. Tuy nhiên, đôi lúc dữ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ ...
Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Việc Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế giới 2018 Phan Thị Mơ tham gia chương trình Cười xuyên Việt 2024 được mọi người quan tâm.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động