Hạ viện Mỹ công nhận diệt chủng Armenia: Nói điều không nói

Minh Quân
TGVN. Việc Hạ viện Mỹ ngày 29/10 thông qua nghị quyết công nhận sự tồn tại của “diệt chủng” Armenia sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới quan hệ Washington - Ankara. Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi Đào lại sự kiện từ thế kỷ trước, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại căng nhau
ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi Mỹ tuyên bố phát hiện bằng chứng về tội ác chiến tranh của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi là người đã dẫn dắt nỗ lực thông qua quyết định công nhận Diệt chủng Armenia. (Nguồn: Getty Images)

Với 405 phiếu thuận và 11 phiếu chống, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ chiếm đa số đã thông qua nghị quyết chính thức công nhận sự tồn tại của cuộc “Diệt chủng” Armenia, được nhiều tài liệu lịch sử khẳng định là do Đế quốc Ottoman, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ, tiến hành từ năm 1915.

Cũng nhân dịp này, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết trừng phạt các cá nhân và tổ chức của Thổ Nhĩ Kỳ vì có hành vi xâm lược Syria và tấn công người Kurds. Cụ thể, dự thảo H.R.4695 sẽ cấm quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ tới Mỹ, các hành vi trung chuyển trang thiết bị quốc phòng Mỹ để sử dụng tại Syria, yêu cầu Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao lên kế hoạch chống lại sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Dự thảo này cũng tiến hành trừng phạt ngân hàng nhà nước Halkbank và các tổ chức tài chính Thổ Nhĩ Kỳ liên quan vì thực hiện giao dịch tài trợ cuộc “xâm lược”, yêu cầu Washington tăng cường trừng phạt Ankara vì mua vũ khí của Moscow.

Ý nghĩa của nghị quyết H.R.4695 là rõ ràng, song việc Hạ viện chính thức công nhận “Diệt chủng Armenia” và vai trò của Đế quốc Ottoman mới là thứ có thể phá hủy hoàn toàn quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài gần một thế kỷ.

Thời điểm nhạy cảm

Đầu tiên, động thái này diễn ra khi quan hệ song phương chuyển biến phức tạp. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ ngày một thân thiết với Nga sau thỏa thuận phân chia tầm ảnh hưởng tại Syria, quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ lại tụt dốc không phanh. Cái bắt tay “hời hợt” giữa Washington và Ankara ngày 18/10 về chiến sự tại vùng Đông Bắc Syria đã sớm bị quên lãng. Thổ Nhĩ Kỳ đã phớt lờ cảnh báo của Lầu Năm góc để tiếp nhận hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga.

Thứ hai, Tổng thống Tayyip Erdogan, tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 74 vừa qua, đã không giấu giếm ước vọng về phát triển vũ khí hạt nhân, đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một cường quốc, đủ sức xây dựng luật chơi, nhằm ít nhiều khôi phục hào quang của Đế quốc Ottoman năm nào.

Cuối cùng, nghị quyết này được Hạ viện Mỹ thông qua đúng ngày Quốc khánh Thổ Nhĩ Kỳ, 29/10. Ngày này 96 năm về trước, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk đã có bài phát biểu, chính thức thành lập Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, đánh dấu sự ra đời của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi
Thường dân Armenia bị lính Ottoman ép buộc rời Harput (Kharpert), đến một nhà tù ở Mezireh (ngày nay là Elazig), vào tháng 4/1915.

Điều không nói

Vậy “Diệt chủng” Armenia là gì? Tại sao nghị quyết của Hạ viện Mỹ lại có thể phá hủy mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ?

Theo Điều 2 trong Công ước của Liên hợp quốc về Diệt chủng, “diệt chủng” là hành vi nhằm tiêu diệt, một phần hoặc tất cả, một nhóm người có chung quốc tịch, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, như: sát hại; gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần; cố ý gây tổn hại tình trạng sinh tồn của cả nhóm nhằm xóa sổ nhóm này một phần hoặc tất cả; áp đặt các biện pháp nhằm ngăn ngừa sinh đẻ trong nhóm; cưỡng đoạt trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác.

Theo đó, từ ngày 24/4/1915 đến năm 1923, Đế quốc Ottoman được cho là đã bắt giữ, cưỡng ép di dời và sát hại một cách có hệ thống 1,5 triệu người Armenia tại các trại tập trung và trung chuyển trên khắp đất nước.

Mỗi quốc gia đều có những vấn đề nhạy cảm và đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đó là cái chết của 1,5 triệu người Armenia. Kể từ khi lập quốc, Ankara đã nhiều lần phủ nhận sự tồn tại của một cuộc “diệt chủng”, cho đây là thương vong do Thế chiến I, đồng thời phản ứng gay gắt với bất kỳ quốc gia nào gọi đây là diệt chủng.

Do đó, việc Hạ viện Mỹ công nhận cái chết của 1,5 triệu người Armenia và vai trò của Đế quốc Ottoman, tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ trong sự kiện này đã bị chính quyền Tổng thống Tayyip Erdogan chỉ trích kịch liệt. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định: “Nghị quyết này được soạn thảo và thông qua nhằm thỏa mãn chính trị nội bộ mà không dựa trên căn cứ lịch sử hay pháp lý nào. Là một nước cờ chính trị vô nghĩa, nó chỉ có mục đích duy nhất là nhằm vận động người Armenia tại Mỹ và phần tử chống Thổ Nhĩ Kỳ”. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu hồi Đại sứ Mỹ để phản đối.

Song đó chỉ là một phần câu chuyện. Trong tuyên bố sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã so sánh chiến dịch tấn công người Kurd của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ với cuộc “Diệt chủng” Armenia năm nào. Trước đó, 49/50 bang của Mỹ đã chính thức công nhận cái chết của 1,5 triệu người Armenia là diệt chủng; cựu Tổng thống Barack Obama từng cam kết chính thức công bố lập trường của Mỹ về vấn đề này, người kế nhiệm ông thì từng gọi đây là “một trong những tội ác hàng loạt tồi tệ nhất thế kỷ XX”, song chưa có hành động cụ thể.

Việc Hạ viện Mỹ đưa ra nghị quyết như vậy trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đang xấu đi, với tỷ lệ ủng hộ áp đảo cho thấy lưỡng đảng muốn Tổng thống Donald Trump cứng rắn hơn với Tổng thống Tayyip Erdogan, duy trì áp lực nhằm đảm bảo lợi ích còn lại tại Syria nói riêng và khu vực nói chung.

Quan trọng hơn, động thái này còn nhằm gửi đi một thông điệp. Thời gian gần đây, Tổng thống Tayyip Erdogan từng khẳng định phát triển vũ khí hạt nhân là lợi ích chính đáng của quốc gia, nhằm khôi phục vị thế nước lớn và hào quang quá khứ. Việc Hạ viện Mỹ đề cập “hành động man rợ của của Đế quốc Ottoman với người Armenia” khi đó là lời cảnh cáo rằng Mỹ luôn dõi theo mọi nước cờ chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, từ tăng cường kiểm soát ở Syria hay ước vọng về vũ khí hạt nhân.

Chừng nào những khúc mắc giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như khác biệt về lợi ích tại Syria, quan hệ với Nga và mới đây là “Diệt chủng” Armenia chưa được giải quyết, quan hệ song phương sẽ khó lòng cải thiện, thậm chí là xấu đi thời gian tới.

ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi Mỹ bối rối vì bị Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích ngay trước thời hạn chót

TGVN. Ngày 22/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng, Mỹ không tuân thủ đầy đủ cam kết được thống nhất trong thỏa ...

ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi Không có 'vùng an toàn' với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cùng Nga thiết lập 'vùng an toàn phi khủng bố'

TGVN. Ngày 22/10, sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, một quan ...

ha vien my cong nhan diet chung armenia noi dieu khong noi Tổng thống Syria lần đầu thăm Idlib, EC tuyên bố không ai bị 'lừa' bởi thỏa thuận của Mỹ - Thổ

TGVN. Ngày 22/10, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thăm các binh sĩ chính phủ trên tiền tuyến cùng với các chiến binh ở Idlib.

Minh Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động