Hai năm xung đột Nga-Ukraine: Đường nào tới hòa bình?

Nguyễn Nam Dương
Tại thời điểm xung đột lâm vào thế bế tắc, con đường trung gian hòa giải có thể tạo cơ hội đàm phán để giải quyết xung đột, kiến tạo hòa bình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại diện 83 quốc gia tham gia đàm phán để tìm tiếng nói chung về sáng kiến hòa bình của Ukraine ở Davos, Thụy Sỹ ngày 14/1/2024. (Nguồn: Twitter)
Đại diện 83 quốc gia tham gia đàm phán để tìm tiếng nói chung về sáng kiến hòa bình của Ukraine ở Davos, Thụy Sỹ ngày 14/1/2024. (Nguồn: Twitter)

Xung đột Nga-Ukraine kể từ tháng 2/2022 là cuộc xung đột lớn nhất và kéo dài nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II đến nay, cho thấy mức độ phức tạp, đa chiều, đa tầng nấc, gây thiệt hại to lớn không chỉ với các bên xung đột mà còn với an ninh, thịnh vượng toàn cầu. Xung đột đang bước vào năm thứ ba và chưa có dấu hiệu lắng dịu, nhưng có thể đã tích lũy một số nhân tố điều kiện khiến khả năng đàm phán hòa bình có cơ hội manh nha.

“Thế bế tắc” và “thời điểm chín muồi”

Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, học giả William Zartman cho rằng việc giải quyết xung đột thành công hay không thành công phụ thuộc vào sáng kiến hòa bình được triển khai tại “thời điểm chín muồi”. Lý thuyết của ông Zartman tập trung phân tích những nhân tố điều kiện xuất hiện trong bối cảnh xung đột khiến vai trò trung gian hòa giải trở nên chín muồi, ví dụ như “thế bế tắc”, tương quan lực lượng đối xứng và lối ra tiềm năng xuất hiện… Lý thuyết này cũng ủng hộ vai trò tích cực của những nhà kiến tạo hòa bình (peacemaker).

Trên thực tiễn, từ giữa năm 2023, cục diện giao tranh bước vào trạng thái giằng co, bế tắc, không có những chuyển biến to lớn, bất ngờ như năm đầu tiên. Cả hai phía Nga và Ukraine đều không đạt được những mục tiêu quân sự có tính đột phá như kỳ vọng. Mấy tháng gần đây, chiến tuyến hầu như không dịch chuyển lớn.

Về kinh tế, những đòn trừng phạt mà các bên áp dụng tuy gây ra hậu quả nặng nề nhưng cũng không đạt được mục tiêu là khiến đối phương thay đổi chính sách thù địch. Nga chuyển đổi thành công nền kinh tế sang mô hình thời chiến, trụ vững trước chính sách bao vây cô lập của phương Tây. Kinh tế châu Âu đứng vững trước các đòn trả đũa của Nga và ngày càng tự chủ về năng lượng, lương thực…

Về chính trị nội bộ, cả Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky đều nhận được sự ủng hộ chính trị trong nước cao hơn thời gian trước đây. Ông Putin dường như không có đối thủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga 3/2024. Ông Zelensky tiếp tục duy trì thiết quân luật, không tổ chức bầu cử theo Hiến pháp vào tháng 3/2024, nhưng không gặp phải sự phản đối nào đáng kể nào từ các phe phái. Tuy vậy, sóng ngầm trong hàng ngũ chính trị, quân đội hai nước vẫn âm ỉ và bộc phát tại nhiều thời điểm nhạy cảm.

Sau hai năm, mặt trận thống nhất các nước phương Tây ủng hộ Ukraine không còn được như trước. Sự mệt mỏi vì xung đột kéo dài, không lối thoát ngày càng lộ rõ. Lợi ích quốc gia của các nước, cuộc đấu tranh chính trị nội bộ, nhất là chính trị bầu cử, đã khiến vấn đề viện trợ và ủng hộ Ukraine gây tranh cãi ở nhiều nước phương Tây, kể cả Mỹ.

2024 - Năm chuyển hướng?

Năm 2024 vốn được mệnh danh là năm bầu cử. Khoảng 50% dân số thế giới tại hơn 60 quốc gia sẽ tham gia bỏ phiếu, trong đó có những quốc gia đóng vai trò quan trọng trong xung đột Nga-Ukraine như Nga, Mỹ, Anh, Phần Lan, Belarus, Moldova, Georgia và Nghị viện châu Âu.

Trong đó, bầu cử tại Mỹ chiếm vị trí trung tâm của sự chú ý, có ảnh hưởng sâu sắc tới xung đột Nga-Ukraine và nhiều vấn đề quan trọng khác của thế giới. Hai ứng cử viên hàng đầu là Tổng thống đương nhiệm Biden và cựu Tổng thống Trump bộc lộ những quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề ở Ukraine.

Các ẩn số khác của năm 2024 không kém phần quan trọng là kịch bản tình hình tại các điểm nóng khác như Israel-Hamas (rộng hơn là tình hình Trung Đông), Eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên. Các cuộc xung đột này đều đã có dấu hiệu nóng lên trong thời gian gần đây, góp phần làm sao lãng sự chú ý của dư luận quốc tế đối với xung đột Nga - Ukraine. Chúng làm phân tán các nguồn lực cũng như sự quan tâm của các chính trị gia hàng đầu vốn đã có quá nhiều vấn đề đối nội, đối ngoại phải ứng phó.

Trên chiến trường, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, năm 2024 là năm củng cố lực lượng hơn là tổ chức tổng phản công, đối với cả Nga và Ukraine. Cả hai phía đều gặp khó khăn lớn về tuyển quân, vũ khí, hậu cần, triển khai chiến dịch… Ukraine vẫn chờ gói viện trợ mới từ cả Mỹ và EU, vốn vẫn đang bị tắc nghẽn trong nội bộ các nước. Do vậy, thế bế tắc về quân sự vẫn tiếp tục được duy trì, các bên tập trung củng cố những khu vực, vị trí đang kiểm soát thay vì tìm cách mở rộng địa bàn hiện trạng.

Như vậy, năm 2024 có thể xuất hiện một số nhân tố điều kiện trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine có thể khiến cho sáng kiến hòa bình nào đó trở nên chín muồi, theo như lý thuyết của William Zartman dự kiến.

Con đường thứ ba: Cho hòa bình một cơ hội!

Dù tình hình giao tranh có diễn biến ra sao, thắng bại có vẻ là điều bất phân định. Cả Nga và Ukraine đều không thể chấp nhận kết cục thất bại và cuộc xung đột có thể kéo dài bất tận giữa hai nước láng giềng. Thực tiễn hai năm qua cho thấy giải pháp quân sự hoặc trừng phạt kinh tế đều không mang lại hoà bình. Một giải pháp “cùng thắng” là tất yếu để kết thúc hoàn toàn xung đột.

Cho đến nay, cả hai bên là Nga và Ukraine vẫn chưa thực sự muốn đi vào đàm phán để giải quyết vấn đề. Bản thân Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky từng nêu một số “điều kiện” và “công thức” để đàm phán hòa bình nhưng bị nhiều chuyên gia đánh giá là khó khả thi. Khả năng đàm phán song phương trực tiếp giữa hai bên xung đột còn xa vời.

Trong bối cảnh đó, dư luận dường như trông đợi vào vai trò trung gian hòa giải của bên thứ ba. Hai năm qua, đã có các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, UAE, Qatar, Nam Phi, Trung Quốc, Pháp, Indonesia, Liên hợp quốc… thúc đẩy các sáng kiến trung gian hòa giải ở nhiều mức độ khác nhau. Một số sáng kiến đã bị Nga hoặc Ukraine phản đối nên coi như thất bại ngay từ đầu. Một số sáng kiến khác đạt được những thành công nhất định trong một số lĩnh vực hạn chế như trao đổi tù binh, xuất khẩu ngũ cốc, viện trợ nhân đạo... Tuy nhiên, chưa có sáng kiến hay nỗ lực trung gian hòa giải nào đạt được thỏa thuận ngừng bắn, chưa nói đến giải quyết xung đột hay giải pháp toàn diện cho vấn đề ở Ukraine.

Ngoài những nguyên nhân về “thế bế tắc” hay “thời điểm chín muồi” đã nói ở trên, còn có nguyên nhân là các bên thứ ba chưa tìm được công thức hoặc lộ trình phù hợp để có thể đáp ứng được lợi ích của tất cả. Bên thứ ba đóng vai trò trung gian hòa giải cần đáp ứng một số tiêu chí như thực sự trung lập trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và có quan hệ tốt với cả hai nước, có chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, có vai trò quan trọng và “đòn bẩy” đối với cả hai bên.

Bước sang năm 2024, niềm hy vọng về một nền hòa bình bền vững cho Ukraine tiếp tục được thắp sáng. Vẫn còn nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế và khu vực thỏa mãn được các tiêu chí cần thiết để trở thành một nước trung gian hòa giải thành công, thể hiện tinh thần tích cực, có trách nhiệm trước thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Việc tìm kiếm một sáng kiến, một lộ trình phù hợp mà các bên xung đột đều chấp nhận được không hề dễ dàng, nhưng là điều cộng đồng quốc tế và người dân Nga cũng như Ukraine đang thực sự trông đợi, để cơ hội cho hòa bình bền vững có thể trở lại với họ.

Tổng thống Putin: Ukraine là vấn đề sống còn của Nga, Moscow sẵn sàng đối thoại hòa bình

Tổng thống Putin: Ukraine là vấn đề sống còn của Nga, Moscow sẵn sàng đối thoại hòa bình

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng, ông muốn công chúng trong và ngoài nước hiểu được những gì đang xảy ra tại Ukraine “quan ...

Tiếp tục trao đổi thành công 200 tù binh Nga và Ukraine

Tiếp tục trao đổi thành công 200 tù binh Nga và Ukraine

Ngày 9/2, Reuters đưa tin, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) xác nhận thành công trong thỏa thuận trung gian trao đổi 100 ...

Ukraine đổ lỗi phương Tây về việc mất Avdivka, một nước NATO thừa nhận đã 'vắt kiệt' để hỗ trợ cho Kiev

Ukraine đổ lỗi phương Tây về việc mất Avdivka, một nước NATO thừa nhận đã 'vắt kiệt' để hỗ trợ cho Kiev

Ngày 20/2, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã bày tỏ quan điểm về việc thành phố chiến lược Avdiivka của nước này rơi vào quyền ...

Các lệnh trừng phạt của EU ngày càng siết chặt đối với Nga

Các lệnh trừng phạt của EU ngày càng siết chặt đối với Nga

Sau hai năm kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, các lệnh trừng phạt từ EU tiếp tục gia tăng ...

Nga nói Ukraine có thể chế tạo vũ khí hạt nhân, Kiev muốn khôi phục vị thế vốn có

Nga nói Ukraine có thể chế tạo vũ khí hạt nhân, Kiev muốn khôi phục vị thế vốn có

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova kêu gọi cộng đồng quốc tế xem xét các kế hoạch nguy hiểm của Ukraine một ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu ...
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ ...
Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Olympic Paris 2024: Pháp hứa hẹn tổ chức một kỳ Olympic 'ngoạn mục song có trách nhiệm'

Ngày 26/4, tại sân vận động Panathenaic ở thủ đô Athens, Hy Lạp, ngọn đuốc Olympic đã được chuyển giao cho ban tổ chức Olympic Paris 2024.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon đưa AWS đến Đông Nam Á: Nâng tầm lưu trữ dữ liệu cho khu vực

Amazon Web Services (AWS) mở rộng sang Đông Nam Á, đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu an toàn và hiệu suất cao cho khách hàng trong khu vực.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ bắt đầu xây dựng bến cảng ngoài khơi Dải Gaza

Quân đội Mỹ đã bắt đầu xây dựng một bến tàu hàng hải cho phép viện trợ nhân đạo vào vùng đất Gaza, cảng dự kiến hoạt động vào đầu tháng 5.
Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Quốc gia tự tin tuyên bố đóng vai trò bảo trợ cho Palestine mà không làm Israel căng thẳng

Ngày 27/4, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho biết nước này sẵn sàng đóng vai trò là quốc gia bảo trợ cho Palestine với sự ủng hộ từ Israel.
Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ukraine nhận tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha, tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga

Ngày 27/4, Ukraine tuyên bố bắn hạ nhiều tên lửa của Nga. Trước đó, Kiev tiếp nhận nhiều vũ khí, trong đó có tên lửa Patriot từ Tây Ban Nha.
Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Thảm họa lũ lụt tàn khốc ở Đông Phi

Đông Phi đang phải đối mặt với một trong những thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử, với hơn 200 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người ly tán.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động