Hải quân Ấn Độ và chính sách “hướng Tây”

Để đảm bảo lợi ích chiến lược và ngăn cản Trung Quốc “chen chân” vào những vùng ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương, Chính quyền New Delhi đang gia tăng sự hiện diện hải quân tại vùng biển trọng yếu này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một tàu Hải quân Ấn Độ. (Nguồn: Reuters)

Đó là nhận định của ông Abhijit Singh, chuyên gia nghiên cứu Viện Phân tích và Nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ trong bài viết đăng tải trên The Diplomat. Báo TG&VN xin lược dịch bài viết.

Dấu hiệu chuyển dịch chính sách

Khi nói đến ngoại giao hàng hải của Ấn Độ, chúng ta liên tưởng ngay tới việc mở rộng lực lượng hải quân của nước này về phía khu vực Đông Á. Trong những năm gần đây, việc tăng cường tàu hải quân đến khu vực Đông Nam Á được giới truyền thông cho là thể hiện tham vọng ảnh hưởng tới vùng biển Thái Bình Dương của Chính quyền New Delhi. Từ đó khẳng định, vùng biển Đông Á vẫn là đích đến cuối cùng trong nỗ lực ngoại giao hải quân của Ấn Độ và vùng biển Ấn Độ Dương có vị trí khá khiêm tốn trong chính sách của cường quốc châu Á này dù cho New Delhi đã có những đóng góp đáng kể trong việc giữ gìn an ninh đường biển và hoạt động tích cực nhằm đối phó với nạn cướp biển ở ngoài khơi bờ biển Somalia.

Tuy nhiên, dường như “gió đã đổi chiều”. Những diễn biến mới của Hải quân Ấn Độ trong những tháng vừa qua thể hiện Ấn Độ đang tích cực quan tâm đến Ấn Độ Dương. Điển hình là chuyến thăm Sri-lanka, Seychelles và Mauritius trong đầu năm nay của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trong đó khẳng định vùng bờ biển Ấn Độ Dương vẫn là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ và nước này sẽ vẫn tích cực duy trì mối quan hệ hàng hải tốt đẹp với các nước láng giềng. New Delhi cho biết, sau khi cải thiện các mối quan hệ ngoại giao, Ấn Độ sẽ cố gắng thực hiện các dự án phát triển cũng như tăng cường an ninh hàng hải với SriLanka và Malpes thông qua Seychelles.

Tháng Tư vừa qua, Hải quân Ấn Độ đã đạt được thành công vang dội, góp phần vào thành công ngoại giao khi tiến hành sơ tán hơn 4.000 công dân nước này và 900 người nước ngoài ra khỏi khu vực chiến loạn ở Yemen. Hoạt động mang tên Operation Rahat của nước này được xem là một minh hoạ đáng tin cậy cho vai trò gìn giữ hoà bình và tiềm năng hàng hải của Ấn Độ, bởi nó được tiến hành trong bối cảnh một thảm hoạ nhân đạo thực sự đang diễn ra.

Một dấu hiệu nữa cho thấy Ấn Độ quan tâm hơn tới Ấn Độ Dương là việc Chính quyền của ông Modi đang bắt tay vào chương trình hợp tác an ninh và xây dựng năng lực bền vững với các quốc gia vùng Vịnh. Mới đây, 4 tàu hải quân Ấn Độ là Trishul, Tabar, Deepak và Delhi đã triển khai tới Vịnh Ả rập. Đoàn tàu được tách thành 2 nhóm: Nhóm đầu tiên gồm tàu Delhi và Trishul khởi hành đến Al-Jubail (Saudi Arabia) và Doha (Qatar) để tham gia cuộc diễn tập phối hợp với hải quân nước chủ nhà; Nhóm thứ hai gồm tàu Tabar và Deepak sẽ ghé thăm Kuwait, sau đó tới Doha, tập hợp với hai tàu còn lại và di chuyển đến Muscat - điểm dừng chân cuối cùng trước khi trở lại Mumbai.

Nỗ lực dài hạn

Thực tế, New Delhi đã tiếp cận chính sách “hướng Tây” trước khi quay sang chính sách “hướng Đông”. Cụ thể, từ năm 2008, hải quân Ấn Độ đã tích cực hỗ trợ, tham gia huấn luyện lực lượng hải quân của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), cũng như hợp tác với lực lượng hàng hải trong khu vực để chống cướp biển. Các biên bản ghi nhớ cũng như các ủy ban hợp tác quốc phòng cho thấy, Hải quân Ấn Độ đã tăng cường đáng kể sức mạnh tổng hợp với lực lượng hải quân các nước vùng Vịnh.

Hơn nữa, các hoạt động hải quân của Ấn Độ với Oman cũng rất đáng chú ý. Từ năm 1993 đến nay, hình thức diễn tập chung Naseem Al-Bahr (2 năm một lần) vẫn được duy trì giữa hải quân hai nước. Năm 2008, Ấn Độ và Oman đã thiết lập lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó có đề cập tới việc Ấn Độ hỗ trợ đào tạo hải quân thủy văn cho Oman. Thông qua cung cấp các bến đỗ và bổ sung cơ sở hạ tầng cho các tàu hải quân Ấn Độ, Oman đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì an ninh vùng Vịnh Aden. Bên cạnh Oman, Ấn Độ vẫn duy trì mối quan hệ hàng hải với Iran. Một tuần trước chuyến đi đến các nước vùng Vịnh, hai tàu hải quân của Ấn Độ là Betwa và Beas đã ghé thăm cảng Bandar-e-Abbas của Iran.

Nhu cầu cấp thiết

Ấn Độ quan tâm nhiều hơn tới khu vực Ấn Độ Dương bởi các tuyến đường biển ở phía Bắc Ấn Độ Dương là những tuyến đường quan trọng nhất trên thế giới, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu một khối lượng lớn hàng hóa, đặc biệt là dầu và khí tự nhiên. Ấn Độ là nước được hưởng lợi từ các giao dịch thương mại và năng lượng qua vùng ven biển Tây Á. Ngoài ra, khu vực Trung Đông là quê hương của gần 7 triệu người Ấn Độ, những người có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế nước này. Như vậy, sức nặng tuyệt đối của sự tương tác thị trường và trao đổi thương mại với khu vực Vịnh Ả rập đang tạo ra một nhu cầu cấp thiết cho sự hiện diện lớn hơn của hải quân Ấn Độ trong khu vực.

Trong những năm vừa qua, mức độ ảnh hưởng địa chính trị của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương đã bị thu hẹp lại, trong khi Trung Quốc vẫn duy trì nỗ lực ảnh hưởng của mình. Theo báo cáo của lực lượng hải quân Trung Quốc tại Cộng hòa Djibouti, phía Đông châu Phi, việc tăng cường tàu ngầm và các hoạt động hàng hải của Bắc Kinh tại phía Tây Ấn Độ Dương đã tạo ra mối lo ngại lớn cho Ấn Độ. Do vậy, hơn bao giờ hết New Delhi cần có những biện pháp chiến lược nhằm giữ vững vai trò an ninh tại Ấn Độ Dương.

Trong khi mối quan hệ chính trị giữa Ấn Độ và các nước khu vực Ấn Độ Dương, đặc biệt là các nước vùng Vịnh đang phát triển, Chính quyền của ông Modi nên thể hiện sức mạnh hải quân như một chính sách đối ngoại hiệu quả. Sự hiện diện của lực lượng Hải quân Ấn Độ không những thể hiện được năng lực bảo vệ quyền lợi của New Delhi nói riêng và khu vực nói chung tại Ấn Độ Dương mà còn thể hiện tầm nhìn quốc tế sâu sắc, nhạy bén của cường quốc châu Á này.

Thanh Thảo (theo The Diplomat)

Đọc thêm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Suni Hạ Linh gây ấn tượng tại Đạp gió 2024 với màn đu dây đầy mạo hiểm

Trong tập đầu tiên của Đạp gió 2024, Suni Hạ Linh gây ấn tượng khi hát tiếng Việt và Trung kết hợp màn đu dây đầy mạo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4: Trung Đông có dấu hiệu 'giảm nhiệt', thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 20/4, kết thúc phiên giao dịch đầy biến động ngày 19/4, giá dầu chỉ tăng nhẹ sau khi Iran 'hạ thấp' thông tin về ...
Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Giá heo hơi hôm nay 20/4: Giá heo hơi tăng 1.000 đồng ở phía Bắc; Tiếp tục quy hoạch và đăng ký mô hình nuôi heo hiệu quả

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng tốt. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc y tế tại Hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot

Ukraine lần đầu bắn hạ thành công máy bay ném bom chiến lược của Nga, Tổng thống Zelensky 'đánh tiếng' cần ít nhất 7 hệ thống phòng không Patriot.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động