Hàng giả nhưng nhiều người mua

Nếu xem fake news (tin tức giả) là một mặt hàng thì không thể phủ nhận sự tồn tại của nó xuất phát từ việc nhà sản xuất lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của người mua. Từ đó, loại hình thông tin này góp phần dẫn đến những biến động lớn về chính trị, kinh tế khó dự đoán.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hang gia nhung nhieu nguoi mua CEO Apple: “Tin vịt đang giết chết tâm trí con người”
hang gia nhung nhieu nguoi mua Facebook đẩy mạnh chống nạn tin tức giả mạo tại Đức

Nhà xuất bản từ điển Oxford vừa chọn một từ tiêu biểu cho năm 2016: “post-truth” – “hậu sự thật”. Theo định nghĩa, Oxford, “hậu sự thật là tính từ liên quan đến các tình huống mà sự việc khách quan tạo ra sức hấp dẫn về cảm xúc và niềm tin cá nhân hơn là định hướng công luận”. Song, theo phân tích, để có post-truth, con người trải qua tác động mạnh của fake news. Công chúng luôn có xu hướng đi theo nguồn tin mà họ tò mò và cảm tình, bất kể nội dung đó ra sao, hơn là các cố gắng phân tích rạch ròi từ một tờ báo uy tín.

Âm mưu chính trị 

Sử gia La Mã thế kỷ VI Procopius được nhớ đến vì đã viết những thông tin không rõ ràng nhằm bôi nhọ danh tiếng  của Hoàng đế Justinian (482/483-565) - người được xem là đã tạo nên kỷ nguyên khác biệt, có công phục hồi một phần lãnh thổ của Đế quốc Tây La Mã. Đến năm 1522, văn sĩ người Italy Pietro Aretino (1492 - 1556) đã sử dụng ngòi bút của mình viết bài chế nhạo các ứng viên trong cuộc bầu cử Giáo hoàng Vatican, trừ người đỡ đầu của mình là Hồng y Giulio de 'Medi - người sau này trở thành Giáo hoàng thứ 219. Những "lời chế nhạo" (pasquinade) dù có thật hay không đều phát triển thành một thể loại truyền bá tin tức giả.

hang gia nhung nhieu nguoi mua
Le Canard enchainé khiến người khác chú ý khi trong tên tạp chí này có kèm dòng “No Fake news”. (Nguồn: AP)

Theo Giáo sư Robert Darnton (Đại học Harvard, Mỹ), đến thế kỷ XVII, một phiên bản khác của fake news là canard (tin vịt) xuất hiện trên đường phố Paris trong suốt 200 năm. Nó được in trên thành tàu, bức tường hoặc chạm khắc nổi bật để thu hút người cả tin. Năm 1780, tin vịt nóng nhất là thông tin vừa bắt được một con quái vật ở Chile và đang vận chuyển đến Tây Ban Nha. Hay trong giai đoạn Cách mạng Pháp, gương mặt của Hoàng hậu Marie-Antoinette (1755 - 1793) được chạm khắc trên các tấm đồng cũ để nói về những phù phiếm, nông nổi của bà, tạo ra tin vịt tuyên truyền chính trị giả, phục vụ việc lật đổ chế độ quân chủ. Điều này phần nào tạo ra sự hận thù trong dư luận, dẫn đến việc người phụ nữ này bị đưa lên máy chém sau khi cách mạng thành công.

Những nơi ký sinh

Năm 1772, Henry Bate thành lập The Morning Post, tờ báo tập hợp nhiều đoạn tin tức phần lớn là giả mạo. Chẳng hạn, ngày 13/12/1784, tờ này đăng đoạn tin về một trai bao phục vụ hoàng hậu Marie-Antoinette. Sau đó không lâu, ký giả tờ The Morning Herald cũng chuyên  nhặt "tin tức" từ những nơi công cộng gần cung điện hoàng gia rồi viết vội lên mảnh giấy trước khi trao đổi với nhau trong quán cà phê.

Việc sản xuất và bán tin tức giả đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ XVIII ở London khi báo chí ngày càng phổ biến. Năm 1788, thủ đô nước Anh đã có 10 tờ nhật báo và 9 tuần báo mà đặc điểm cơ bản là đưa ra những thông tin kích thích dư luận, chủ yếu là chống lại các nhân vật nổi tiếng, phê phán kịch nghệ và sách.

Sang thế kỷ XX, fake news được sử dụng để tuyên truyền phục vụ đấu tranh giữa các trường phái tư tưởng. Trong Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Chính phủ Anh đã sử dụng nhiều biện pháp, bao gồm cả việc tung tin giả để thúc đẩy xu hướng chống lại người Đức - thường được mô tả là Hun. Sau đó, Đức quốc xã - khi tăng cường các phương tiện thông tin đại chúng để củng cố quyền lực, đã sử dụng chính lối tuyên truyền phân biệt chủng tộc này để chống lại người Do Thái.

Mới đây tại Anh, chỉ bốn ngày sau khi cử tri bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU), giới tinh hoa London tụ họp ở British Academy bàn luận về vai trò của báo chí Anh trong trưng cầu dân ý. Các tờ báo lá cải lớn như The Sun hay Daily Mail đã ủng hộ Brexit. Để lôi kéo độc giả vào các chủ đề nóng, các tờ này bịa ra rất nhiều chi tiết sai sự thật mang lại ác cảm về châu Âu, được đồng thanh minh họa bởi các tuyên bố không cần biết đúng sai của các chính trị gia như Nigel Farage hay Boris Johnson. Điển hình là thông tin cho rằng “mỗi tuần nước Anh mất 350 triệu Bảng cho EU thay vì cho quỹ phúc lợi y tế quốc gia - NHS” mà chỉ vài giờ sau chiến thắng của phe ủng hộ Brexit, thủ lĩnh đảng Độc lập Anh (UKIP) Nigel Farage đã phải thừa nhận là không chính xác.

Trong khi đó ở Pháp, một trang mạng khẳng định ứng cử viên Tổng thống số 1 của đảng cánh hữu Francois Fillon thực ra có gốc Hồi giáo và tên thật là Farid chứ không phải cái tên đặc sệt chất Pháp - Francois. Hay những thông tin nói rằng 90% cử tri Pháp vào thời điểm này ủng hộ bà Marine Le Pen của đảng cực hữu Mặt trận quốc gia lên làm Tổng thống Pháp. Tận dụng xu hướng chỉ trích tin giả, Tạp chí trào phúng chính trị Le Canard enchainé khiến người khác chú ý khi trong tên tạp chí có kèm dòng “No Fake news”. Hồi giữa tháng 2/2017, tờ này phanh phui vụ việc ông Francois Fillon đã thuê chính vợ mình làm trợ lý Quốc hội khiến ông phải công khai xin lỗi.

PGS. Ethan Zuckerman, Giám đốc Trung tâm truyền thông MIT (Mỹ) cho rằng nếu nói đến fake news, không thể không đề cập đến nhánh con của nó là disinformatya (hướng một chiều dư luận) - biểu hiện trên mạng xã hội. Người tung tin chủ ý thuyết phục bạn đọc rằng một điều gì đó, một con người nào đó chỉ tốt hoặc xấu. Cách làm ô nhiễm “hệ sinh thái tin tức” này khiến xã hội bị lung lay niềm tin. Một trong những hình thức nổi tiếng nhất của disinformatya là "shitposting" - kỹ thuật làm tràn ngập fake news trên các diễn đàn trực tuyến.

Độc giả quyết định sự thật

Sự trở lại và phát triển mạnh mẽ của fake news trong năm 2016-2017 xoay quanh các sự kiện chính trị ở Mỹ, Anh, Pháp hay trước đó là Mùa xuân Arab khác phần lớn so với công tác tuyên truyền kỷ XX. Chủ yếu người ta nhìn thấy các nhóm người lợi dụng sự tương tác của truyền thông xã hội thông qua việc sử dụng các nguồn tin. Tuy nhiên, nét tương đồng ở đây là cả hai đều bóp méo sự thật để thuyết phục cảm xúc, điều khiển hành động của công chúng. Ngoài ra, nhiều người xem đây là cơ hội kiếm tiền nhờ việc phân phối nội dung, bán quảng cáo.

Giới học giả đã nhiều lần đưa ra giải pháp kiềm chế tác động của fake news nhưng điều này không dễ dàng. Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, hiến pháp nhấn mạnh quyền tự do báo chí phần nào tiếp sức cho dòng chảy của thông tin, bao gồm tin vịt. Một số đề xuất cho rằng các trang chia sẻ như Facebook phải lọc các tin tức giả mạo. Tuy nhiên, nhiều người e ngại cách làm này nguy hiểm khi cho nhà mạng có sức mạnh quyết định thông tin có thể đưa và điều này là không chấp nhận được.

Tuy vậy, các công ty công nghệ lớn như Facebook, Google đều đang thực hiện những cơ chế kiểm tra chéo nhằm ngăn chặn việc phát tán tin giả trên các nền tảng của mình. ABC News cho phép người dùng truy vấn những tin tức bị nghi ngờ sai lệch. Sau đó, tin tức đó sẽ được kiểm tra chéo một cách nghiêm ngặt, nhằm xác định xem các tuyên bố có bị ngắt khỏi ngữ cảnh, bị phóng đại hay làm cho sai lệch hay không. Những tin tức bị coi là giả mạo sẽ bị "gắn cờ" khi xuất hiện trên News Feed (cột tin tức chính trên trang Facebook). Một giải pháp khác được đưa ra là phổ biến nhận thức truyền thông cho công chúng để độc giả trở thành màng lọc, tự xác định thật giả và vạch trần các âm mưu tuyên truyền.

hang gia nhung nhieu nguoi mua Facebook công bố dự án tuyên chiến với "tin tức giả"

Ngày 11/1, Facebook công bố "Dự án Báo chí" nhằm ngăn chặn việc phát tán các "tin tức giả", thông qua đó xây dựng "một ...

hang gia nhung nhieu nguoi mua Người dùng Facebook mất tài khoản vì bị lừa đọc tin “hot”

Nhiều người dùng Facebook đã bị tag vào các post giới thiệu bài viết có tiêu đề hot, gợi tò mò để sau đó bị ...

hang gia nhung nhieu nguoi mua Mark Zuckerberg muốn chống tin tức giả trên Facebook

Người sáng lập trang mạng xã hội Facebook, Mark Zuckerberg ngày 20/11 đã tóm tắt kế hoạch đối phó vấn đề tin tức giả mạo ...

Nguyên Bảo (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 5/11/2024: Cự Giải sự nghiệp vượng khí

Tử vi hôm nay 5/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 5/11/2024, Lịch vạn niên ngày 5 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 5/11. Lịch âm hôm nay 5/11/2024? Âm lịch hôm nay 5/11. Lịch vạn niên 5/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 5/11/2024: Tuổi Tuất làm việc cần cù

Xem tử vi 5/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 5/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Đối ngoại trong tuần: Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến công tác Trung Đông; công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 28/10-4/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines tạo đà thúc đẩy ngành công nghiệp Halal với Saudi Arabia

Philippines đang tìm kiếm quan hệ đối tác mới với Saudi Arabia trong các lĩnh vực phát triển bền vững và Halal.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?

Ngày 5/11, nước Mỹ bước vào cuộc bầu cử tổng thống tốn giấy mực nhất mỗi 4 năm. Cho đến giờ phút ấy, không ai có thể khẳng định chắc chắn điều gì.
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố, Tehran sẽ đáp trả mọi hành động quân sự nhằm vào lãnh thổ và an ninh của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Tổng thống Phần Lan thăm Trung Quốc: Tìm khuôn khổ mới

Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động