Hậu dịch Covid-19, một trật tự thế giới khó đổ vỡ nhưng 'khó mà như xưa'

Ngô Di Lân
TGVN. Câu hỏi mấu chốt ở đây là, đại dịch Covid-19 có làm đảo lộn ít nhất một trong hai yếu tố cấu thành nên trật tự hiện nay hay không?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua Thế giới thời đại dịch Covid-19: Điều gì đã xảy ra và tương lai nào sẽ đến?
hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua Thế giới sẽ chuyển đổi như thế nào sau đại dịch Covid-19?
hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua
Covid-19 như một cơn địa chấn làm rung chuyển và thậm chí sẽ phá vỡ trật tự thế giới mà Mỹ đang dẫn dắt? (Nguồn: Financial Times)

Chỉ mới hơn 5 tháng kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới đã ghi nhận đến 3,8 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 260.000 người đã tử vong. Đại dịch còn có thể diễn biến phức tạp song thực tế là ở một số nước, tình hình đã có phần lắng dịu đi. Hơn nữa, loài người đã vượt qua được nhiều biến cố lớn trong lịch sử, từ dịch hạch cho tới Thế chiến II.

Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở để tin rằng dù phải chịu nhiều tổn thất nhưng cuối cùng chúng ta vẫn sẽ chiến thắng đại dịch này.

Nhưng điều gì sẽ chờ đợi chúng ta đằng sau chiến thắng đó?

Nhiều ý kiến hiện nay ví Covid-19 như một cơn địa chấn làm rung chuyển và thậm chí sẽ phá vỡ trật tự thế giới mà Mỹ đang dẫn dắt. Trong một bài bình luận mới đây trên tờ Financial Times, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nhận định "Covid-19 sẽ vĩnh viễn thay đổi trật tự thế giới".

Trên tờ Foreign Policy, một loạt học giả và chuyên gia hàng đầu đều cho rằng Covid-19 sẽ thay đổi thế giới một cách sâu rộng, thậm chí còn đánh dấu sự "cáo chung" của tiến trình toàn cầu hoá.

Lịch sử sẽ ghi nhận Covid-19 như một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XXI, bởi đại dịch này gần như chắc chắn thay đổi đáng kể cách con người nhìn nhận về cuộc sống cũng như thay đổi cách vận hành của nhiều xã hội và phương thức quản trị của nhiều chính phủ. Mặt khác, trong ngắn và trung hạn, trật tự thế giới dựa trên luật lệ hiện nay về cơ bản vẫn sẽ đứng vững.

Để hiểu tại sao trật tự thế giới hiện nay sẽ đứng vững trước cơn địa chấn Covid-19 cần hiểu rằng trật tự thế giới được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản: Phân bổ quyền lực giữa các nước lớn và các nguyên tắc tạo nên "luật chơi" quốc tế.

Để vận hành hệ thống và giữ cho luật chơi này không bị thay đổi bởi các thế lực đang trỗi dậy, các cường quốc dẫn dắt trật tự này tạo ra mạng lưới các thiết chế quốc tế như Mỹ đã làm sau khi Thế chiến II kết thúc.

Từ Liên hợp quốc cho tới Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cùng các liên minh quân sự rải rác khắp năm châu, những thiết chế quốc tế này giúp Mỹ duy trì trật tự thế giới và một cán cân quyền lực có lợi cho mình.

Câu hỏi mấu chốt ở đây là: Đại dịch Covid-19 có làm đảo lộn ít nhất một trong hai yếu tố cấu thành nên trật tự hiện nay hay không?

Sở dĩ Mỹ có thể gây dựng được trật tự thế giới theo ý mình sau Thế chiến II là bởi cuộc chiến này đã khiến cho các cường quốc dẫn dắt trật tự thế giới trước đó hoàn toàn kiệt quệ. Nói cách khác, nó làm đảo lộn hoàn toàn cán cân quyền lực tại thời điểm đó.

hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua
Mỹ và Trung Quốc đều đang chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch Covid-19. (Nguồn: Washington Post)

Trong bối cảnh hiện nay, Covid-19 đang tấn công tất cả các nước từ nhỏ tới lớn không chừa một ai. Hai siêu cường hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đều đang chịu tổn thất nặng nề từ đại dịch này, về cả mặt kinh tế - xã hội và có thể là cả chính trị.

Tuy hai bên không tổn thất như nhau, song chưa thể biết được bên nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề và lâu dài hơn.

Dù chung cuộc, Mỹ có chịu thiệt hại nhiều hơn Trung Quốc thì cũng chưa thể nói là sự khác biệt đó có đủ nhiều để khiến Trung Quốc trở nên "mạnh" hơn Mỹ hay không trong khi xét về cả quyền lực cứng lẫn mềm thì Mỹ vẫn lấn lướt Trung Quốc tại thời điểm hiện tại.

Trừ khi Covid-19 tiếp tục kéo dài hàng nhiều năm và chính phủ Mỹ tiếp tục thất bại trong việc ứng phó (trong khi Trung Quốc lại xử lý rất tốt) thì sẽ rất khó để cán cân quyền lực giữa hai siêu cường hàng đầu thay đổi hoàn toàn.

Viễn cảnh chúng ta có thể nhìn thấy được đấy là trọng tâm quyền lực sẽ ngày càng dịch chuyển về châu Á, đặc biệt khi các quốc gia châu Á dường như đã phản ứng nhanh nhạy và kịp thời hơn các nước phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu, trước đại dịch Covid-19.

Mặt khác, xu thế chuyển dịch quyền lực này đã bắt đầu từ trước khi Covid-19 bùng phát và bản thân điều này chưa đủ để làm xáo trộn phân bổ quyền lực giữa các nước lớn, cũng không thay đổi luật chơi quốc tế, ít nhất trong ngắn và trung hạn.

Tin liên quan
hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua Tâm thế cho thời mới

Đại dịch này có giáng một đòn "chí mạng" vào hệ thống các thiết chế quốc tế hiện nay hay không? Đây là một câu hỏi khó bởi một mặt, phản ứng đầu tiên của đại đa số các nước khi đối mặt với Covid-19 là co lại và tìm cách tự cứu lấy mình, thay vì hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp đa phương.

Mặt khác, bởi đại dịch là vấn đề toàn cầu nên chỉ có thể được kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả nếu có sự phối hợp của tất cả các quốc gia và do đó, các thiết chế đa phương vẫn rất cần thiết.

Mỹ đang tấn công WHO và điều này có thể làm giảm uy tín của tổ chức này trong tương lai song đây không phải lần đầu tiên Mỹ chỉ trích các tổ chức quốc tế. Thiết chế đa phương hiện nay sẽ chỉ thực sự sụp đổ khi đa số các quốc gia cảm thấy nó không còn vận hành hiệu quả và phục vụ được lợi ích của mình nữa.

Điều đó chưa xảy ra và trong một thế giới đang được gắn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết, việc phải phối hợp thông qua các thiết chế này nhằm xử lý các vấn đề chung là không thể tránh khỏi.

Dù chưa lập tức làm thay đổi trật tự thế giới, Covid-19 vẫn sẽ có những tác động hết sức sâu rộng, gián tiếp mà có lẽ chúng ta chưa thể hiểu hết. Chưa bao giờ chúng ta phải tự "giam lỏng" mình lâu đến như vậy và cũng chưa bao giờ chúng ta phải sống dựa vào mạng Internet cũng như công nghệ số nhiều đến như vậy.

Dù ít hay nhiều, nhân sinh quan của chúng ta sẽ thay đổi sau đợt đại dịch này.

Vì vậy, có thể Covid-19 sẽ không thay đổi trật tự thế giới vĩnh viễn nhưng sẽ khó để tin rằng loài người sẽ lại quay trở về với đời sống thường nhật như chưa có chuyện gì xảy ra.

hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua Trật tự kinh tế thế giới sẽ khác sau đại dịch Covid-19

TGVN. Trật tự kinh tế thế giới thay đổi sau đại dịch Covid-19 - Những cú sốc được dự báo. Đại dịch cho thấy thế ...

hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua The Economist phân tích 3 xu hướng mới trong trật tự toàn cầu thời hậu Covid-19

TGVN. Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) trực thuộc Tập đoàn The Economist của Anh, đại dịch viêm đường ...

hau dich covid 19 mot trat tu the gioi kho do vo nhung kho ma nhu xua Thế giới thời Covid-19: Những rạn nứt và sự lung lay của trật tự quốc tế

TGVN. Trật tự quốc tế - di sản từ sau Thế chiến II - sẽ còn lại gì sau cuộc khủng hoảng toàn cầu mang tên ...

Ngô Di Lân

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động