Chi tiêu quân sự góp phần quyết định quỹ đạo của nhiều cuộc khủng hoảng. Ảnh minh họa. (Nguồn: Spese Militari) |
Thị trường mở rộng mạnh mẽ
Tác giả bài viết đưa ra số liệu thống kê, thế giới đã chi trung bình hơn 300 USD cho mỗi người và cho rằng đây là một con số quá phi lý nếu xét đến thực tế rằng hàng tỷ người đang phải cố gắng sống sót với chưa đến 2 USD mỗi ngày.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), chưa bao giờ chi tiêu quân sự tăng mạnh theo từng năm nhiều như giai đoạn 2022-2023, với mức tăng 6,8%, đạt tổng doanh số 2.443 tỷ USD, xấp xỉ GDP hằng năm của Pháp. Trong năm 2023, chi tiêu quốc phòng chiếm 2,3% GDP toàn cầu, dẫn đến mức trung bình đầu người trên cả hành tinh là 306 USD.
Thị trường vũ khí được thúc đẩy bởi các cuộc xung đột và cho đến nay, Mỹ là nhà cung cấp/xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Thị trường này còn mở rộng bởi những kế hoạch khổng lồ để ứng phó với các cuộc giao tranh trong tương lai.
Các ngân hàng cũng như như toàn bộ lĩnh vực tài chính là những yếu tố tham gia mạnh mẽ. Từ năm 2020 đến năm 2022, các tổ chức tài chính, trong đó bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư lớn, đã hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Số liệu này vẫn thấp so với thực tế, vì không có dữ liệu chính thức nào thu thập đầy đủ các khoản đầu tư, khoản vay và dịch vụ của tất cả các tổ chức tài chính, ngân hàng trên thế giới cho lĩnh vực vũ khí.
Đối với Italy, theo thông tin từ ngân hàng Banca Etica, Thượng viện nước này gần đây đã thông qua một dự luật “nhằm hủy bỏ các cơ chế minh bạch và kiểm soát của quốc hội đối với lĩnh vực buôn bán, xuất khẩu vũ khí cũng như các ngân hàng tài trợ cho những hoạt động này”.
Viện SIPRI nhận thấy có sự gia tăng về ngân sách ở 5 khu vực chính trên thế giới. Nan Tian - nhà nghiên cứu tại viện này nhấn mạnh: “Sự gia tăng chi tiêu quân sự chưa từng có là phản ứng trực tiếp trước sự suy thoái của an ninh toàn cầu trong bối cảnh địa chính trị ngày càng bất ổn”.
Cơ quan này trích dẫn tình trạng đang diễn ra ở Ukraine, cuộc đối đầu giữa Israel và phong trào Hamas ở Trung Đông kể từ ngày 7/10.
Khu vực châu Á cũng chứng kiến sự gia tăng căng thẳng, chẳng hạn như vấn đề Đài Loan.
Bệ phóng tên lửa Hawk. (Nguồn: Reuters) |
Những con số biết nói
Theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), tổng cộng đã xảy ra 55 cuộc xung đột vũ trang trên thế giới.
Tháng 3/2024, một báo cáo của OHCHR nhấn mạnh “hiếm khi nhân loại phải đối mặt với số lượng lớn các cuộc khủng hoảng leo thang như vậy. Các trường hợp khẩn cấp chồng chéo càng làm tăng nguy cơ leo thang xung đột”, trong đó đề cập cụ thể tình hình vùng Sừng châu Phi, Sahel, Myanmar, Syria, Nigeria và Sudan, bất ổn ở Trung Đông trước các cuộc tấn công của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ và các vụ việc căng thẳng thường xuyên tại Biển Đông.
Tin liên quan |
Khả năng Nga xuyên thủng chiến tuyến, Pháp gửi quân tới Ukraine; Moscow chấp nhận cáo buộc sử dụng vũ khí hoá học? |
Mặc dù tất cả các quốc gia đều có trang bị vũ khí, song chi tiêu chỉ tập trung chủ yếu vào một nhóm nhỏ, chiếm 50% tổng chi tiêu của cả thế giới.
Theo số liệu mà tác giả bài viết đưa ra, Mỹ chi 916 tỷ USD (tăng 2,3% trong năm 2023 và tăng 9,6% trong cả giai đoạn từ 2014-2023), trong đó riêng khoản để hỗ trợ Kiev là 35,7 tỷ USD. Trung Quốc chi 296 tỷ USD (tăng 6% trong năm 2023 và 60% trong vòng 10 năm) và chiếm một nửa tổng chi tiêu quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
10 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng của SIPRI đã chi thêm 105 tỷ vào năm 2023, nâng tổng số lên 1.799 tỷ USD.
Nga và Ukraine lần lượt đứng thứ 3 và thứ 8 vào năm 2023. Theo SIPRI, Moscow đã chi 109 tỷ USD cho quốc phòng vào năm 2023 (tăng 24%).
Trong 10 năm qua, chi tiêu quân sự của Nga đã tăng 57%, nhất là sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea. Trong khi đó, Ukraine tăng ngân sách quốc phòng lên 51% (64,8 tỷ USD) vào năm 2023, chiếm 37% GDP.
Sau cú sốc về cuộc xung đột ở Ukraine, châu Âu đều có phản ứng. Các nước Đông Âu gần biên giới với Nga đã tăng cường ngân sách quân sự.
Trước hết, Ba Lan đứng ở vị trí thứ 14 trên bảng xếp hạng thế giới, ghi nhận ngân sách quốc phòng tăng 75% (31,6 tỷ USD) vào năm 2023 và tăng 81% kể từ năm 2014 đến năm 2023. Tương tự, tăng chi tiêu cho quốc phòng cũng được thúc đẩy ở các nước Tây Âu như Đức, đứng thứ 8 thế giới, tăng 9% (64,8 tỷ USD) và tăng 48% trong 10 năm, tiếp đến là Pháp, đứng vị trí thứ 9 với mức tăng 6,5% (61,3 tỷ USD) và tăng 21% kể từ năm 2014. Đây là hiện tượng "phục hồi" sau nhiều năm thu hẹp đầu tư cho quốc phòng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh vào đầu những năm 1990.
Đối với Đức, một quỹ đặc biệt trị giá 108 tỷ USD dành cho Bundeswehr (quân đội Đức), được thành lập để ứng phó với tình hình Nga-Ukraine, gần như đã được phân bổ đầy đủ và dự kiến được thực hiện toàn bộ vào cuối năm nay, không còn chỗ cho các dự án mới. Các nhà lãnh đạo quân sự nước này đang kêu gọi tăng ngân sách cần thiết để hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng và tránh gây ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách lực lượng vũ trang cũng như việc tuân thủ các cam kết với NATO bắt đầu từ năm 2025.
Đối với NATO, tổ chức gồm 32 quốc gia thành viên chiếm 55% chi tiêu quân sự toàn cầu vào năm 2023, với 1.341 tỷ USD. Nếu xem xét về sự phụ thuộc của châu Âu trong lĩnh vực quốc phòng, hãy nhớ rằng Mỹ chiếm 68% chi tiêu của NATO, so với 28% của các quốc gia châu Âu, 4% còn lại được chia cho Canada và Thỗ Nhĩ Kỳ.
Sự thay đổi trong nhận thức về các mối đe dọa cũng được phản ánh qua việc ngày càng có nhiều quốc gia thành viên (cụ thể là 11 nước, tăng 4 nước so với năm 2022) phân bổ ít nhất 2% GDP cho lĩnh vực quốc phòng.
Theo Diego Lopes, nhà nghiên cứu cấp cao tại SIPRI, chiều hướng chi tiêu quân sự cũng gia tăng tương tự ở Trung Đông. Theo đó, ngân sách quốc phòng tăng mạnh phản ánh tình hình đang diễn biến nhanh chóng, từ sự ấm lên của quan hệ ngoại giao giữa Israel và một số nước Arab trong những năm gần đây đến sự bùng nổ giao tranh ở Gaza với nguy cơ lan rộng toàn khu vực. Israel đã trở thành quốc gia đứng thứ 2 trong khu vực về chi tiêu quân sự, với 27,5 tỷ USD (tăng 24%) vào năm 2023, sau Saudi Arabia (75,8 tỷ, tăng 4,3%), nước đứng thứ 5 trên thế giới.
Lạm phát chi tiêu quân sự cũng phản ánh sự gia tăng khối lượng sản xuất vũ khí quy ước, chẳng hạn như pháo (đặc biệt là pháo Caesar do Nexter sản xuất) và “vật tư tiêu hao” như lựu đạn và máy bay không người lái kamikaze với nhiều kích thước, một số trong đó là sản phẩm dân sự được quân sự hóa.
Cùng với đó, nhiều nước đã nỗ lực phát triển vũ khí thế hệ mới (ví dụ như tên lửa siêu nhanh), hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân (đặc biệt là Pháp, Anh, Ấn Độ, Pakistan) hoặc tăng số lượng đầu đạn.
Các nỗ lực còn tập trung vào việc tăng cường nguồn lực cho các nhóm tác chiến mới trên không gian và không gian mạng, kể từ năm 2019, nhất là ở Mỹ, Pháp và Australia.
| Nhật Bản đề xuất sáng kiến giải trừ vũ khí hạt nhân Nhật Bản bày tỏ quan ngại về việc cộng đồng quốc tế trở nên chia rẽ trước vấn đề giải trừ loại vũ khí hạt ... |
| Anh gặp rào cản trong xuất khẩu vũ khí cho Israel Anh chịu áp lực ngày càng tăng trong việc ngừng bán vũ khí cho Israel sau khi 7 nhân viên cứu trợ quốc tế, trong ... |
| Cuộc tấn công chưa từng có của Iran vào Israel có ý nghĩa gì đối với năng lượng toàn cầu? Tehran sẽ làm điều này nếu ‘không có gì để mất’ Trong vài tuần qua, thị trường năng lượng khá lạc quan bất chấp căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, kể cả sau cuộc tấn ... |
| VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ VTV đặc biệt Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp (phát sóng 20h10 ngày 7/5/2024 trên kênh VTV1) nằm trong chuỗi chương trình đặc ... |
| Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn' Ngân hàng Republic First Bank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ phá sản trong năm 2024. Giới chuyên gia đánh giá vụ ... |