Hiệp định BBNJ - bước tiến mới của luật pháp quốc tế và triển vọng trong tương lai (Phần I)

TS. Nguyễn Thị Lan Hương*
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Hiệp định BBNJ hướng tới mục tiêu đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển cho hiện tại và trong dài hạn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hiệp định BBNJ - bước tiến mới của luật pháp quốc tế và triển vọng trong tương lai (phần I). (Nguồn: Getty Images)
Hiệp định BBNJ - bước tiến mới của luật pháp quốc tế và triển vọng trong tương lai (phần I). (Nguồn: Getty Images)

Vùng biển quốc tế quan trọng

Là khu vực nằm ngoài 200 hải lý, không thuộc quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào, vùng biển quốc tế chiếm 2/3 diện tích biển, đại dương trên thế giới và bao phủ gần 50% bề mặt trái đất. Tại nơi này, tập trung các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, gồm sinh vật và phi sinh vật, mang lại lợi ích to lớn cho con người.

Vùng biển quốc tế đóng vai trò quan trọng không chỉ trong giao thông, vận tải mà còn trong phát triển kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu, góp phần vào sự phát triển bền vững của các cộng đồng ven biển.

Tuy nhiên, đây cũng là khu vực mà đa số chưa được con người khám phá hết. Chỉ có số ít các quốc gia, tổ chức làm chủ về khoa học – công nghệ mới có năng lực tới khám phá thăm dò tại những vùng biển xa xôi và sâu thẳm đó.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa đạng sinh học biển tại các vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, cộng đồng quốc tế nỗ lực có những hành động tập thể chung, nhất là trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều nguy cơ làm suy thoái môi trường biển và tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tới biển và đại dương.

“Trái ngọt” sau gần 2 thập kỷ

Quá trình đàm phán văn kiện ràng buộc pháp lý về đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã diễn ra trong gần 20 năm qua.

Ngày 4/3/2023, tại New York (Mỹ), Hội nghị liên chính phủ của Liên hợp quốc đã hoàn thành quá trình đàm phán về văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học biển ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.

BBNJ Agreement - a new step in international law and future prospects (Part I). (Photo: marinetraining.eu)
Hiệp định BBNJ quy định bốn vấn đề quan trọng trong đảm bảo đa dạng sinh học. (Nguồn: marinetraining.eu)

Ngày 19/6/2023, Hội nghị liên chính phủ đã đồng thuận thông qua Hiệp định trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (sau đây gọi là Hiệp định BBNJ).

Ngày 1/8/2023, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết về Hiệp định BBNJ với sự ủng hộ của 150/193 quốc gia thành viên.

Từ ngày 20/9/2023, Hiệp định được mở ký trong vòng hai năm và sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi được ít nhất 60 quốc gia thành viên nộp phê chuẩn, phê duyệt, chấp nhận hoặc gia nhập.

Hiệp định BBNJ, gồm Phần Mở đầu, 12 Phần với 76 điều cùng với hai Phụ lục kèm theo, hướng tới mục tiêu đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển cho hiện tại và trong dài hạn, thông qua việc thực thi hiệu quả các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và tăng cường hợp tác quốc tế.

Hiệp định BBNJ quy định bốn vấn đề quan trọng trong đảm bảo đa dạng sinh học biển gồm: nguồn gene biển; các biện pháp, công cụ quản lý dựa vào vùng (sau đây gọi là ABMT), bao gồm các khu vực bảo tồn biển (MPA); đánh giá tác động môi trường biển (EIA) và xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ biển.

Nhấn mạnh việc sự kiện thông qua BBNJ là một kỳ tích, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 Csaba Korosi cho rằng, các nước đã cùng nhau đặt nền móng cho việc quản lý tốt hơn và bảo vệ các đại dương cho thế hệ mai sau.

BBNJ được thông qua không chỉ khẳng định chiến thắng của ngoại giao và chủ nghĩa đa phương, mà còn là bước đi lịch sử chống lại các xu hướng hủy diệt đại dương, tiếp nối Công ước UNCLOS 1982 trong xây dựng và thực thi trật tự pháp lý trên biển vì hòa bình, hợp tác, phát triển và môi trường trong sạch.

UNCLOS có quy định về tự do đánh cá và tự do nghiên cứu khoa học biển tại biển cả, song chưa có quy định điều chỉnh về phân chia nguồn lợi là nguồn gene thu thập từ biển cả, chưa có cơ chế điều phối, kiểm soát các hoạt động trên biển nhằm bảo vệ nguồn gene này khỏi bị suy giảm, cạn kiệt. Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và các công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gene biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận.

(*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

ASEAN, Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong đàm phán COC tại Biển Đông

ASEAN, Trung Quốc đạt được bước tiến mới trong đàm phán COC tại Biển Đông

ASEAN và Trung Quốc nhất trí đẩy nhanh các cuộc tham vấn COC tại Biển Đông, phấn đấu sớm đạt được một COC hiệu quả, ...

Thủ tướng Hà Lan dự Hội thảo bàn tròn ‘Luật pháp quốc tế và trật tự trên biển’

Thủ tướng Hà Lan dự Hội thảo bàn tròn ‘Luật pháp quốc tế và trật tự trên biển’

Thủ tướng Mark Rutte nhấn mạnh tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật, trong đó có UNCLOS 1982 và khẳng định rằng Hà Lan, ...

Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế

Lòng tin chiến lược và cơ chế, luật pháp quốc tế

Xung đột có xu hướng gia tăng. Các điểm nóng tiềm ẩn ở nhiều khu vực. Mâu thuẫn giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga ...

ADMM-17: Tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực

ADMM-17: Tuân thủ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, thịnh vượng và an ninh trong khu vực

Ngày 15/11, tại thủ đô Jakarta của Indonesia, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ ...

Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ)

Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ)

Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định Newcastle vs Man City: Chuyến làm khách dự báo nhiều chông gai

Nhận định Newcastle vs Man City: Chuyến làm khách dự báo nhiều chông gai

Mất cả De Bruyne và Rodri, Man City sẽ có chuyến làm khách dự báo nhiều chông gai đến sân St James Park, ở trận đấu sớm nhất vòng 6 ...
Bệnh xá đảo Song Tử Tây kịp thời tiếp nhận và điều trị cho ngư dân gặp nạn

Bệnh xá đảo Song Tử Tây kịp thời tiếp nhận và điều trị cho ngư dân gặp nạn

Ngày 28/9, Bệnh xá đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân nhận và điều trị cho 1 ngư dân tỉnh Quảng Nam.
Phát hiện mới về gene liên quan tới các dạng loạn dưỡng võng mạc

Phát hiện mới về gene liên quan tới các dạng loạn dưỡng võng mạc

Các bác sĩ giàu kinh nghiệm đã phát hiện gene UBAP1L có liên quan tới các dạng loạn dưỡng võng mạc khác nhau.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Với gần 50 hoạt động, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi hôm nay 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/9 và sáng 30/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Tottenham; U20 châu Á 2025 - U20 Việt Nam vs U20 Syria

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/9 và sáng 30/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Tottenham; U20 châu Á 2025 - U20 Việt Nam vs U20 Syria

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/9 và sáng 30/9: Lịch thi đấu U20 châu Á 2025 - U20 Việt Nam vs U20 Syria; Ngoại hạng Anh - MU ...
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động