75 năm Hiệp định sơ bộ 6/3 (1946-2021)

Hiệp định sơ bộ 6/3 - Bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên (Kỳ cuối)

Đại sứ HOÀNG VĨNH THÀNH
TGVN. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi nhớ bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chói lọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
hiep dinh so bo 63 ban dieu uoc quoc te song phuong dau tien ky cuoi

Hiệp định sơ bộ 6/3: Kỳ tích khởi đầu lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước Việt Nam mới (Kỳ I)

5 nội dung chính

Hiệp định sơ bộ Việt Nam - Pháp ngày 6/3/1946 gồm 5 nội dung chính: Thứ nhất, nước Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, có quân đội, có tài chính của mình, ở trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp.

Thứ hai, chính phủ Pháp cam kết sẽ thừa nhận những quyết định của cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề thống nhất ba kỳ. Thứ ba, nước Việt Nam thuận để 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân Nhật. Số quân Pháp này sẽ phải rút hết trong thời hạn 5 năm, mỗi năm sẽ rút 1/5.

Thứ tư, hai bên đình chiến để mở một cuộc đàm phán chính thức. Trong khi đàm phán, quân hai bên ở đâu vẫn cứ đóng ở đấy.

Cuối cùng, cuộc đàm phán chính thức sẽ tiến hành tại Hà Nội, Sài Gòn hoặc Paris với nội dung: quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước ngoài, quy chế của Đông Dương, những quyền lợi kinh tế và văn hóa của nước Pháp ở Việt Nam. Kèm theo Hiệp định là các phụ khoản về các vấn đề quân sự.

Sau lễ ký kết Hiệp định, Sainteny nâng cốc chúc mừng Hồ Chủ tịch, ngỏ ý vui mừng vì bóng ma của một cuộc xung đột vũ trang đã bị đẩy lùi. Hồ Chủ tịch bình tĩnh trả lời: “Cảm ơn ông. Nhưng thực ra, tôi chưa vừa lòng. Ông biết đấy, tôi muốn nhiều hơn, tôi muốn nước tôi độc lập, và chắc chắn nước tôi sẽ được độc lập”.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là bản điều ước quốc tế song phương đầu tiên mà Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với nước ngoài. Cuối thế kỷ XIX, bằng hai Hòa ước Harmand (1883) và Patenôtre (1884) ký với triều đình nhà Nguyễn, nước Pháp đã áp đặt ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân lên toàn bộ đất nước ta, mọi quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, kể cả quyền ngoại giao đã bị tước đoạt.

Hơn 60 năm sau, ngày 6/3/1946, trước ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc, sức đấu tranh quật cường, anh dũng của toàn thể dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính phủ Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, phải thừa nhận chủ quyền đày đủ của ta về nội trị, những điều mà thâm tâm họ không mong muốn.

hiep dinh so bo 63 ban dieu uoc quoc te song phuong dau tien ky cuoi
Hồ Chủ tịch và Jean Sainteny cùng các vị dự lễ ký Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 tai 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Bài học chiến lược và nghệ thuật đàm phán

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã tạo nên sự thay đổi so sánh lực lượng quan trọng giữa ta và đối phương theo hướng có lợi cho ta. Với việc ký Hiệp định sơ bộ, Hồ Chủ tịch và Chính phủ ta đã biến điều khoản thay quân trong Hiệp định song phương Trùng Khánh giữa Pháp và Tưởng Giới Thạch thành thỏa thuận ba bên, gạt nhanh và không tốn sức 180.000 quân Tưởng cùng bè lũ tay sai của chúng ra khỏi Việt Nam, tránh cho nhân dân ta phải cùng một lúc chống hai kẻ thù hung ác.

Hiệp định cũng thể hiện chủ quyền của ta với việc quy định rõ nước Pháp chỉ được đưa ra Bắc Việt Nam 15.000 quân thay thế quân Tưởng và phải rút hết trong vòng 5 năm. Vào thời điểm này ở miền Nam Việt Nam, quân Pháp có hai sư đoàn bộ binh thuộc địa số 3 và số 9 và một sư đoàn thiết giáp. Việc phải đưa sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 và sư đoàn thiết giáp ra Bắc Việt Nam đã tạm thời làm mỏng bớt lực lượng quân sự của Pháp ở Nam Bộ, tạo điều kiện cho quân và dân miền Nam có thêm điều kiện để củng cố, tăng cường lực lượng tiếp tục kháng chiến.

Có thể nói, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và đối phương lúc bấy giờ, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 đã chứa đựng những điều khoản có lợi nhất mà phía Việt Nam có thể đạt được.

hiep dinh so bo 63 ban dieu uoc quoc te song phuong dau tien ky cuoi
Tòa nhà 38 Lý Thái Tổ - nơi ký kết Hiệp định sơ bộ 6/3/1946. (Ảnh tư liệu)

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 mở đầu thời kỳ tạm hòa hoãn giữa ta và Pháp. Một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng do đích thân Hồ Chủ tịch và các vị lãnh đạo Việt Nam tiến hành với chính phủ Pháp trong năm 1946 cho tới trước ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 như: cuộc gặp của Hồ Chủ tịch với Cao ủy D'Argenlieu trên Vịnh Hạ Long ngày 24/3/1946, Hội nghị trù bị tại Đà Lạt tháng 4-5/1946, Phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm thiện chí Pháp tháng 4-5/1946, Hội nghị Fontainebleau tháng 7 – 9/1946 và chuyến thăm lịch sử của Hồ Chủ tịch tới Pháp từ đầu tháng 6 tới giữa tháng 9/1946 với việc ký kết Tạm ước 14/9/1946…

Các hoạt động ngoại giao nói trên đã khẳng định và nêu bật lập trường chính nghĩa, thiện chí mong muốn hòa bình, hữu nghị của Chính phủ và nhân dân ta, đồng thời vạch trần dã tâm xâm lược, lật lọng, hiếu chiến lỗi thời của chính quyền thực dân Pháp. Với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, Chính phủ và nhân dân ta có thêm một thời gian rất cần thiết để củng cố, tăng cường lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, điều mà Đảng và Hồ Chủ tịch biết chắc là không tránh khỏi.

Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX sẽ mãi ghi nhớ bản Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 giữa Việt Nam và Pháp như một mốc son chói lọi, một kỳ tích khởi đầu quá trình phát triển của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng vững vàng, tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật đàm phán có nguyên tắc và sách lược linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương Đảng ta trong những tháng ngày đầu tiên đầy khó khăn, gian khổ của chính quyền cách mạng, vừa phải chống cả thù trong lẫn giặc ngoài để giữ vững nền độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ những thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 cũng để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về những vấn đề chiến lược, sách lược như nhân nhượng có nguyên tắc, giành thắng lợi từng bước, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và tận dụng đúng thời cơ. Hiệp định sơ bộ Việt Nam – Pháp 6/3/1946 có thể được xem như là một sự vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm kinh điển của Lê Nin và Đảng Bolsevich Nga trong việc ký kết hiệp định Brest-Litovsk giữa nước Nga Xô-Viết với nước Đức đế quốc tháng 3/1918.

Đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta sau ngày Tuyên bố Độc lập (2/9/1945) tới khi ký Hiệp định sơ bộ Việt Nam – Pháp 6/3/1946, năm 1970, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nói:

“Lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hòa hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, giành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta biết chắc là không thể nào tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.

hiep dinh so bo 63 ban dieu uoc quoc te song phuong dau tien ky cuoi

Bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

TGVN. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thắng lợi chiến dịch ...

hiep dinh so bo 63 ban dieu uoc quoc te song phuong dau tien ky cuoi

Không còn sự lựa chọn nào khác (kỳ cuối)

TGVN. Sau cuộc xung đột vũ trang tại Hải Phòng tháng 11/1946, quân Pháp tiếp tục những hành động gây hấn nghiêm trọng ở Hà ...

hiep dinh so bo 63 ban dieu uoc quoc te song phuong dau tien ky cuoi

Đàm phán Ngoại giao ngay trên hè phố

Trong những ngày đầu Xuân năm 1947, khi chiến sự còn đang ác liệt trong lòng Hà Nội, một cuộc đàm phán ngoại giao đặc ...

Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2024? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024

Lịch tổ chức viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024

Lễ 30/4, 1/5/2024, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh các ngày 27/4, 28/4, 30/4 và ...
Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Giá heo hơi hôm nay 28/4: Lặng sóng ngày cuối tuần; Công tác phòng chống dịch bệnh tả heo châu Phi, viêm da nổi cục

Trong tuần qua, giá heo hơi biến động trái chiều, tăng trong tuần và giảm nhẹ vào cuối tuần. Hiện, giá trung bình các khu vực vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4: Đánh dấu tuần tăng tốc

Giá xăng dầu hôm nay 28/4, đánh dấu tuần tăng tốc với dầu Brent tăng 2,21 USD, dầu WTI tăng khiêm tốn hơn, 71 cent.
Cùng chiến sĩ Hải quân hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Cùng chiến sĩ Hải quân hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Chương trình giới thiệu tác giả, tác phẩm chủ đề 'Biển, đảo và người chiến sĩ Hải quân' chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, Nhật Bản.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Trưởng Ban công tác Á-Úc thuộc Hội đồng châu Âu

Ngày 26/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã tiếp ông Michal Safianik, Trưởng đoàn Ban công tác Á-Úc (COASI) thuộc Hội đồng châu Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20

Các nước ASEAN đánh giá cao vai trò của Nga và đề nghị Nga phối hợp thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả hơn nữa, tương xứng với tầm vóc mối quan hệ.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh

Chiều 26/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã điện đàm với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Ahmed Ali Al Sayegh.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động