Từ Geneva đến Paris: Về vấn đề tự chủ chiến lược hiện nay

Đại sứ, GS. TS. Vũ Dương Huân
Rút kinh nghiệm từ Hội nghị Geneva, Việt Nam đã nêu cao bài học độc lập tự chủ, tư tưởng đối ngoại nền tảng của Hồ Chí Minh trong đàm phán tại Paris. Đó cũng chính là tự chủ chiến lược mà giới nghiên cứu quốc tế đang bàn luận sôi nổi hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và đồng chí Lê Đức Thọ tại Bắc Kinh.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và đồng chí Lê Đức Thọ tại Bắc Kinh.

Từ Hội nghị Geneva

Ngày 08/05/1954, đúng một ngày sau chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ, Hội nghị về Đông Dương khai mạc tại Geneva với sự tham dự của chín đoàn: Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia. Việt Nam nhiều lần kiến nghị mời đại diện lực lượng kháng chiến Lào và Campuchia tham dự Hội nghị nhưng không được chấp nhận.

Về bối cảnh và ý đồ của các bên tham gia Hội nghị, có thể nhấn mạnh, Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ đã phát triển lên đỉnh cao. Cùng với Chiến tranh Lạnh là chiến tranh nóng ở bán đảo Triều Tiên và Đông Dương; xuất hiện xu hướng hòa hoãn quốc tế. Ngày 27/07/1953, chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, Triều Tiên chia cắt tại vĩ tuyến 38 như cũ.

Tại Liên Xô, sau khi J. Stalin qua đời (tháng 03/1953), ban lãnh đạo mới do Khrushchev đứng đầu điều chỉnh chiến lược đối ngoại: đẩy mạnh hòa hoãn quốc tế để tập trung các vấn đề nội bộ. Về Trung Quốc, bị thiệt hại sau chiến tranh Triều Tiên, nước này lên kế hoạch năm năm lần thứ nhất phát triển kinh tế - xã hội, muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương; cần có an ninh phía Nam, phá thế bị bao vây, cấm vận do Hoa Kỳ áp đặt, đẩy Hoa Kỳ ra xa lục địa châu Á và phát huy vai trò nước lớn trong giải quyết các vấn đề quốc tế, trước hết là vấn đề châu Á…

Nước Pháp sau tám năm chiến tranh hao người, tốn của muốn ra khỏi chiến tranh trong danh dự và vẫn giữ được quyền lợi của mình ở Đông Dương. Mặt khác, trong nội bộ, lực lượng chống chiến tranh, đòi thương lượng với Chính phủ Hồ Chí Minh tăng cường gây sức ép. Nuớc Anh không muốn chiến tranh Đông Dương lan rộng, ảnh hưởng đến việc củng cố Khối thịnh vượng chung ở châu Á và ủng hộ Pháp.

Chỉ riêng Hoa Kỳ, không muốn có thương lượng, ra sức giúp Pháp đẩy mạnh cuộc chiến, tăng cường can thiệp. Mặt khác, Hoa Kỳ muốn lôi kéo Pháp tham gia hệ thống phòng thủ Tây Âu chống Liên Xô nên ủng hộ Pháp, Anh tham gia Hội nghị.

Trong bối cảnh trên, Liên Xô đề xuất họp hội nghị tứ cường gồm ngoại trưởng Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh và Pháp tại Berlin (từ ngày 25/01-18/02/1954) bàn vấn đề Đức, song thất bại, nên chuyển sang bàn vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Do bàn vấn đề Triều Tiên và Đông Dương, nên Hội nghị nhất trí mời Trung Quốc tham gia theo đề xuất của Liên Xô.

Đối với Việt Nam, ngày 26/11/1953, khi trả lời phóng viên Svante Lofgren của báo Expressen (Thụy Điển), Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sẵn sàng tham gia thương lượng về việc đình chiến.

Sau 75 ngày đàm phán cam go với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các tiếp xúc ngoại giao dồn dập, Hiệp định được ký kết ngày 21/07/1954, gồm ba hiệp định đình chiến tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị gồm 13 điểm. Đoàn Hoa Kỳ từ chối ký kết.

Nội dung chính của Hiệp định là các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; đình chỉ chiến sự, cấm đưa vũ khí, nhân viên quân sự, lập căn cứ quân sự nước ngoài; tiến hành tổng tuyển cử tự do; Pháp rút quân chấm dứt chế độ thuộc địa; vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời tại Việt Nam; lực lượng kháng chiến Lào có hai khu tập kết Bắc Lào; lực lượng kháng chiến Campuchia giải ngũ tại chỗ; Ủy ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế gồm Ấn Độ, Ba Lan, Canada…

So với Hiệp định Sơ bộ ngày 06/03 và Tạm ước ngày 14/09/1946, Hiệp định Geneva là một bước tiến lớn và một thắng lợi quan trọng. Pháp đã phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và rút quân khỏi Việt Nam. Một nửa nước ta được giải phóng, trở thành hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn và thống nhất đất nước sau này.

Hiệp định có ý nghĩa to lớn, tuy nhiên, còn có một số hạn chế. Hiệp định để lại những bài học đắt giá cho ngoại giao Việt Nam như độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh quân sự chính trị, ngoại giao; nghiên cứu chiến lược… và đặc biệt là tự chủ chiến lược.

Trong trả lời báo Expressen ngày 26/11/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “… Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là một việc giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và Chính phủ Pháp”. Nhưng Việt Nam lại tham gia thương lượng đa biên và chỉ là một trong chín bên nên khó bảo vệ lợi ích của riêng mình. Như Thượng tướng GS. Hoàng Minh Thảo đã nhận xét: Đáng tiếc là chúng ta ngồi đàm phán tại một diễn đàn đa phương do các nước lớn chi phối và Liên Xô, Trung Quốc cũng có những tính toán mà ta chưa hiểu được thấu đáo nên thế thắng của Việt Nam chưa được phát huy ở mức cao nhất.

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev tiếp và hội đàm với đồng chí Lê Đức Thọ sau khi ông ký tắt Hiệp định Paris trên đường về nước, tháng 01/1973.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brezhnev tiếp và hội đàm với đồng chí Lê Đức Thọ sau khi ông ký tắt Hiệp định Paris trên đường về nước, tháng 01/1973.

Đến Hội nghị Paris về Việt Nam

Đầu những năm 60, thế kỷ XX, tình hình quốc tế có những phát triển quan trọng. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiếp tục củng cố và phát triển, song mâu thuẫn Xô - Trung ngày càng gay gắt, phân liệt trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế càng sâu sắc.

Phong trào độc lập dân tộc tiếp tục phát triển mạnh ở châu Á, châu Phi. Sau thất bại tại vịnh Con Lợn (năm 1961), Mỹ từ bỏ chiến lược “trả đũa ồ ạt”, đề ra chiến lược “phản ứng linh hoạt” nhằm vào phong trào giải phóng dân tộc.

Áp dụng chiến lược “phản ứng linh hoạt” ở Nam Việt Nam, Mỹ tiến hành “chiến tranh đặc biệt”, nhằm xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh với cố vấn và trang bị, vũ khí Mỹ.

“Chiến tranh đặc biệt” có nguy cơ bị phá sản, nên đầu năm 1965, Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng và Chu Lai, mở đầu “chiến tranh cục bộ” ở Nam Việt Nam. Đồng thời, ngày 05/08/1964, Mỹ còn bắt đầu chiến tranh phá hoại miền Bắc. Hội nghị Trung ương 11 (tháng 03/1965) và 12 (tháng 12/1965) khẳng định quyết tâm và đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau thắng lợi phản công hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, chống chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đảng ta quyết định chuyển sang chiến lược “vừa đánh vừa đàm”. Đầu năm 1968, chúng ta tiến hành tổng tiến công và nổi dậy, tuy không thành công, song đã giáng một đòn chí mạng, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.

Ngày 31/03/1968, Tổng thống Johnson buộc phải quyết định chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng cử đại diện đối thoại với VNDCCH, mở ra cuộc đàm phán Paris (từ ngày 13/05/1968- 27/01/1973). Đây là cuộc thương lượng ngoại giao vô cùng cam go, dài nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam.

Hội nghị diễn ra trong hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ ngày 13/05-31/10/1968: Đàm phán giữa VNDCCH và Mỹ về việc Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom miền Bắc Việt Nam.

Giai đoạn thứ hai từ ngày 25/01/1969-27/01/1973: Hội nghị 4 bên về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngoài Đoàn VNDCCH và Đoàn Mỹ, Hội nghị có sự tham gia của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGP)/Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLT) và chính quyền Sài Gòn.

Từ giữa tháng 07/1972, Việt Nam chủ động chuyển sang đàm phán thực chất nhằm ký kết Hiệp định sau khi giành thắng lợi chiến dịch Xuân - Hè 1972 và bầu cử tổng thống Mỹ đến gần.

Ngày 27/01/1973, các bên đã ký kết một văn bản chính là Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam với 9 chương và 23 điều, cùng 4 nghị định thư và 8 hiểu biết, đáp ứng bốn yêu cầu của Bộ Chính trị, đặc biệt quân Mỹ rút, quân ta ở lại.

Đàm phán Paris để lại nhiều bài học lớn cho ngoại giao Việt Nam là độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; ngoại giao là một mặt trận; nghệ thuật đàm phán; đấu tranh dư luận; nghiên cứu chiến lược, nhất là độc lập tự chủ.

Rút ra bài học từ Hội nghị Geneva năm 1954, Việt Nam tự hoạch định và triển khai đường lối kháng chiến chống Mỹ, cũng như đường lối đối ngoại, chiến lược sách lược ngoại giao độc lập tự chủ, song luôn phối hợp với các nước anh em. Việt Nam trực tiếp đàm phán với Mỹ... Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất của thắng lợi ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các bài học này vẫn còn nguyên giá trị.

Trang bìa của tờ tin hàng ngày New York Daily News ngày 28/01/1973 với nội dung: Ký kết hòa bình, chấm dứt dự thảo: Chiến tranh Việt Nam chấm dứt.
Trang bìa của tờ tin hàng ngày New York Daily News ngày 28/01/1973 với nội dung: Ký kết hòa bình, chấm dứt dự thảo: Chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

Tự chủ chiến lược

Bài học độc lập tự chủ trong đàm phán Paris (1968-1973) phải chăng liên quan đến vấn đề tự chủ chiến lược mà giới học giả nghiên cứu quốc tế đang tranh luận hiện nay?

Theo từ điển Oxford, “chiến lược” liên quan đến việc nhận diện các mục tiêu hay lợi ích lâu dài và các công cụ để đạt được các mục tiêu đó; còn “tự chủ” phản ánh khả năng tự quản trị, sự độc lập, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. “Tự chủ chiến lược” chỉ sự độc lập, tự lực của một chủ thể trong việc xác định cũng như thực hiện các mục tiêu và lợi ích quan trọng, dài hạn của mình. Nhiều học giả đã khái quát hóa và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tự chủ chiến lược.

Thực ra, tư tưởng tự chủ chiến lược đã được Hồ Chí Minh khẳng định từ lâu: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”. Trong Lời kêu gọi nhân ngày Tết Độc lập 02/09/1948, Người mở rộng khái niệm: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”.

Như vậy, không chỉ dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất và toàn vẹn về lãnh thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không bị bất kỳ thế lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng Cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.

Người còn làm rõ mối liên hệ giữa viện trợ quốc tế và tự lực cánh sinh: “Các nước bạn ta, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc ra sức giúp đỡ ta một cách vô tư, khảng khái, để chúng ta có thêm điều kiện tự lực cánh sinh”. Để tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế, trước hết phải phát huy độc lập, tự chủ: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.

Độc lập, tự chủ là tư duy nổi bật, nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Nguyên tắc nền tảng của tư tưởng đó là “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Giữ vững độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến tư tưởng Hồ Chí Minh.

Rút kinh nghiệm đàm phán Geneva, Việt Nam đã nêu cao bài học độc lập tự chủ trong đàm phán Hiệp định Paris, là tư tưởng đối ngoại nền tảng của Hồ Chí Minh. Đó cũng chính là tự chủ chiến lược mà giới nghiên cứu quốc tế đang bàn luận sôi nổi hiện nay.


1. Thượng tướng, GS. Hoàng Minh Thảo “Chiến thắng Điện Biên Phủ với Hội nghị Geneva”, sách Hiệp định Geneva 50 năm nhìn lại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 43.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

Ngày 17/1, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập ...

Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh và hiện vật quý

Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử qua những tư liệu, hình ảnh và hiện vật quý

Ngày 5/1, triển lãm tài liệu lưu trữ 'Hội nghị Paris - Cuộc đàm phán lịch sử' đã khai mạc tại Trung tâm Lưu trữ ...

Từ Paris đến Sài Gòn

Từ Paris đến Sài Gòn

Đánh giá về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán trong giai đoạn 1968 -1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa ...

Hiệp định Paris qua những tư liệu và hiện vật sinh động

Hiệp định Paris qua những tư liệu và hiện vật sinh động

Với hơn 250 tư liệu ảnh, hiện vật và bài viết, trưng bày 'Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình' đã được Bảo tàng ...

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Đóng góp của đối ngoại nhân dân trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là một mốc son sáng chói trong lịch sử ngoại ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân lại cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Nissan mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Nissan của các dòng như Almera 2021, Almera 2022, Kicks 2022, Navara 2021, Navara 2022 và Navara 2024 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài ...
Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Bài tarot hôm nay 6/11: Người bạn đang thương nhớ có nhớ thương đến bạn không?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn có thể khám phá thông điệp về cảm xúc của người bạn đang thương nhớ.
Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân

Lưu ý quan trọng đối với người đang dùng chứng minh nhân dân khi sắp bước sang năm 2025. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe máy Honda Wave Alpha mới nhất tháng 11/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới đây.
Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ trưởng Ngoại giao tặng Bằng khen và Tuyên dương tập thể, cá nhân đóng góp tích cực trong xuất bản cuốn sách của cố Tổng Bí thư

Bộ Ngoại giao tuyên dương các tập thể, cá nhân đã đóng góp tích cực, hiệu quả trong quá trình biên soạn và xuất bản cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Bộ Ngoại giao tri ân công lao cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình dẫn đầu đoàn đại diện Bộ Ngoại giao tới viếng thăm gia đình cố Giáo sư, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám.
Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Phở, nem Việt Nam gây ấn tượng mạnh với du khách tại Hội chợ Bazaar ASEAN 2024 ở Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã phối hợp với các nước thuộc ASEAN tại thủ đô Caracas tổ chức hội chợ Bazaar ASEAN 2024.
Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao tổ chức công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 1/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 dành ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia quảng bá sản phẩm tại Triển lãm Halal Expo

Từ ngày 28-30/10, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã tham dự Triển lãm Halal Expo được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Riyadh.
Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Công đoàn Bộ Ngoại giao tham dự Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính năm 2024

Ngày 1/11, Công đoàn Viên chức Việt Nam và Bộ Nội vụ tổ chức chung khảo Hội thi Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động