Từ Paris đến Sài Gòn

Khánh Chi
Đánh giá về địa điểm diễn ra cuộc đàm phán trong giai đoạn 1968 -1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa chọn tuyệt vời cho quá trình đàm phán, bởi nhiều lý do, nhưng tựu trung lại, Thủ đô nước Pháp thời điểm đó hội đủ hai yếu tố địa lợi và nhân hòa. Thành công của đàm phán ở hội nghị Paris đã mở đường thuận lợi cho dân tộc ta hướng đến thắng lợi cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ Paris đến Sài Gòn
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí.

Với vai trò là người trợ giúp vòng ngoài cho Phái đoàn đàm phán của Việt Nam tại Paris trong những năm 1968 - 1973 và một số lần là phiên dịch tiếng Anh trong các cuộc tiếp xúc không chính thức cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho biết tuy bà không được chứng kiến các cuộc đàm phán chính thức nhưng vẫn cảm thấy là người may mắn khi được gián tiếp đóng góp cho sự kiện lịch sử này.

“Vườn ươm" lực lượng

Đánh giá về địa điểm diễn ra Hội nghị 4 bên về hòa bình ở Việt Nam trong giai đoạn 1968-1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định, Paris là lựa chọn tuyệt vời cho quá trình đàm phán, bởi nhiều lý do, nhưng tựu trung lại, Thủ đô nước Pháp thời điểm đó hội đủ hai yếu tố địa lợi và nhân hòa.

Lúc đó, tại Pháp, có phong trào gồm nhiều giai tầng xã hội ủng hộ hòa bình cho Việt Nam rất mạnh. Ở đây còn có một cộng đồng người Việt đông đảo, tuy định cư đã lâu nhưng rất gắn bó với đất nước. Rất nhiều người Việt tham gia các tổ chức như Hội trí thức yêu nước, Hội sinh viên yêu nước, Hội người Việt yêu nước... và các Hội đó chính là "vườn ươm" lực lượng hậu thuẫn cho Chính phủ CMLTCHMNVN.

Phái đoàn của Chính phủ Cách mạng Lâm thời rất đặc biệt, khác với mọi đoàn đàm phán khác - bà Ninh chia sẻ - bởi đoàn không chỉ có những nhà ngoại giao chuyên lo công việc thương thảo mà còn có một bộ phận đặc trách công tác vận động, xây dựng lực lượng. Thời điểm này, bà Nguyễn Thị Chơn (cố Ủy viên Ban Phụ vận Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, phu nhân của cố Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định Trần Bạch Đằng) được điều sang Pháp thay thế bà Đỗ Duy Liên và bà Chơn là một trong những phụ tá đắc lực cho Bộ trưởng, Trưởng đoàn đàm phán Nguyễn Thị Bình trong công tác này. Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác vận động nội thành, với phong thái lúc nào cũng ung dung, khẽ khàng, bà Chơn rất biết cách tiếp xúc, vận động những người trí thức, tôn giáo, chính khách vốn luôn có những chính kiến, quan điểm khác nhau.

Biết cô gái trẻ gốc cố đô Huế đang giảng dạy tại Đại học danh giá Sorbonne có tinh thần yêu nước, bà Chơn đã gặp, bồi dưỡng bà Ninh để đưa về hoạt động nội thành Sài Gòn. Trong 6 tháng ròng, cứ 1-2 tuần, bà Tôn Nữ Thị Ninh lại được bố trí gặp bà Nguyễn Thị Chơn ở nhà riêng của các công nhân kiều bào. Mỗi lần đến lớp "tập huấn", bà Chơn đều được một thanh niên người Pháp hộ tống, lần thì người này, lần thì người khác. Mãi sau này, bà Tôn Nữ Thị Ninh mới biết đó là những người được Đảng Cộng sản Pháp bố trí để bảo vệ cho bà Chơn. Nhờ có "vườn ươm" tại Paris, sau khi Hiệp định được ký kết, có những trí thức đã về Sài Gòn tham gia đấu tranh chính trị, tăng cường cho lực lượng nội thành.

Những cảm nhận riêng

Trong những lần phối hợp với phái đoàn miền Bắc về công việc biên dịch tài liệu, bà Tôn Nữ Thị Ninh đã có dịp tiếp xúc với ông Xuân Thủy - khi đó là Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Biết về năng lực cũng như tình cảm dành cho dân tộc của bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Xuân Thủy đã chủ động mời bà tham dự các cuộc họp thông báo tình hình của phái đoàn để tạo sự gần gũi, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng người Việt yêu nước tại Pháp. Theo bà Ninh, ông Xuân Thủy là người cởi mở, dễ gần. Bà cũng rất ấn tượng khi tham gia các hoạt động do ông Phạm Văn Ba, Trưởng Phòng Thông tin của Chính phủ CMLT tại Paris tổ chức, kể cả nhân dịp những Trại hè của Hội sinh viên yêu nước.

Khi được hỏi cảm nhận về bà Nguyễn Thị Bình, bà Ninh cho biết, mọi người ở Paris lúc đó đều vừa ngạc nhiên, vừa thú vị khi gặp một người phụ nữ có vẻ đẹp Việt Nam như bà Bình. Dù luôn bận bịu và phải đương đầu với nhiều khó khăn nhưng Bà Bình lúc nào cũng đàng hoàng, duyên dáng, lịch lãm, tự tin và có sức hút. Bà nói tiếng Pháp lưu loát, hiểu tiếng Anh và có khả năng hòa đồng nhanh và tự nhiên. Bà cũng được báo chí quốc tế khen ngợi về khả năng truyền thông và ứng xử với báo chí rất tốt.

Theo bà Ninh, không những chỉ cộng đồng người Việt tại châu Âu tự hào về bà Trưởng đoàn Nguyễn Thị Bình mà nhiều chính khách quốc tế như Cố Thủ tướng Thụy Điển O. Palme hay Tổng thống Bouteflica của Algeria hiện nay cũng luôn nể phục, quý trọng bà Bình.

Từ Paris đến Sài Gòn
Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang họp bàn tại Hội nghị bốn bên về Việt Nam tại Paris. (Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam)

Bài học không bao giờ cũ

Đánh giá về thành công của ngoại giao Việt Nam trên bàn đàm phán Paris năm 1973, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng, đó là do Việt Nam đã thành công trong việc tổ chức và gắn kết các Mặt trận và đặc thù của thành công này chính là tính chất Mặt trận. "Thời đó, khái niệm Mặt trận không hề hình thức. Các thành phần trong xã hội khác nhau đều tham gia phong trào yêu nước và đấu tranh cho hòa bình. Từ trí thức đến công nhân, từ các bạn trẻ tuổi (học sinh mới sang học) cho đến những người đang làm việc tại đây đều muốn đất nước được hòa bình, thống nhất". Đối phương thường tuyên truyền Việt Cộng như là môt nhúm "dân đen" nhưng thực tế có đông đảo các tầng lớp tham gia, ủng hộ Chính phủ CMLT. Sau này, mỗi khi bạn bè quốc tế hỏi về lý do dẫn đến thắng lợi của Việt Nam, bà Tôn Nữ Thị Ninh thường giải thích một cách giản dị: Nếu phong trào giải phóng hẹp và chỉ dựa vào lực lượng trực tiếp mà không có cơ sở rộng thì không thể thành công.

Phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại (nội lực và ngoại lực) - Việt Nam đã làm hết sức tự nhiên. Ngày nay, hội nhập quốc tế vẫn theo phương châm đó, tính chất Mặt trận vận dụng năm xưa vẫn có thể áp dụng được trên cả bình diện kinh tế vào giai đoạn hiện nay.

Ngoài tính chất Mặt trận đặc thù, bà Tôn Nữ Thị Ninh còn chia sẻ những nhận thức sâu sắc về bài học mà Việt Nam và ngành ngoại giao nói riêng cần rút ra từ sự kiện Hiệp định Paris 1973. Đó là:

Bài học đầu tiên là tập hợp lực lượng, thêm bạn, bớt thù. Phương châm này đã giúp Việt Nam tập hợp được lực lượng bao bọc, nâng đỡ; xác định được mẫu số chung là lợi ích, lợi ích gặp nhau chứ không phải nói suông, khẩu hiệu.

Thứ hai, nhu cầu hòa bình là phổ biến trong tất cả các xã hội. Nhận thức được niềm khao khát hòa bình của người dân Mỹ khi lính Mỹ chết nhiều, phong trào đấu tranh cho hòa bình của Việt Nam đã tranh thủ được sự đoàn kết của các bà mẹ từ hai phía - điều mà không phải phong trào giải phóng dân tộc nào cũng tận dụng được. Khi đó, mẫu số chung lợi ích về hòa bình đã vượt lên trên ý thức hệ của các bên.

Thứ ba, Việt Nam phải luôn sẵn sàng đi đầu. Những năm đó, thế giới không nhìn vào bề ngoài hay cách ăn mặc của đoàn Việt Nam, người ta bỏ qua sự vụng về vì chính nghĩa chói lòa của Việt Nam. Giai đoạn ta là "mẫu số chung" đã qua. Có nhiều lúc hình như ta lựa chọn đi theo số đông, hoặc đi giữa đội hình để tránh bị cô lập, nhưng trong thời đại mới phải biết đi đầu trong một số vấn đề phù hợp với lợi ích của mình, với sở trường của mình. Cần mạnh dạn và biết lựa chọn khi đi đầu trong một số vấn đề. Hiện việc tập hợp lực lượng cũng phức tạp hơn và phải linh động tùy theo điều kiện, thời điểm. Ta cần có bản lĩnh, dám nghĩ cái mới và không để rơi vào tự mãn. Tìm ra được "linh hồn" của ngoại giao Việt Nam, cái khác biệt thiên hạ không phải là việc đơn giản, bà Tôn Nữ Thị Ninh kết luận.

(Bài viết được đăng tải trong Đặc san 40 năm Hiệp định Paris của Báo Thế giới & Việt Nam)

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Đức viết về Chiến thắng ‘Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không’

Báo Junge Welt của Đức vừa đăng bài viết của tác giả Hellmut Kapfenberg về chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" đáng tự hào ...

Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Lịch sử là quá khứ hướng tới tương lai*

Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 là kết quả một quá trình vận động lâu dài của cuộc kháng chiến chống Mỹ ...

Hiệp định Paris: Những chặng đường của một chiến thắng*

Hiệp định Paris: Những chặng đường của một chiến thắng*

Kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris 27/1/1973 - 27/1/2013 đã cho nhà sử học cao tuổi là tôi cơ hội gửi tới ...

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Những câu chuyện vui về Hội nghị Paris

Có mặt tại Paris với tư cách thành viên Đoàn Việt Nam DCCH từ những ngày đầu phái đoàn đặt chân lên đất Pháp cho ...

Người mang Dự thảo Hiệp định tới Paris

Người mang Dự thảo Hiệp định tới Paris

Chuyện kể của ông Lưu Văn Lợi - nguyên Cố vấn pháp lý đoàn VNDCCH, về việc được giao nhiệm vụ mang bản Dự thảo ...

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động