Hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa Việt Nam và Khu vực Mỹ Latinh: FTA Việt Nam – Chile

Ngày 11 tháng 11 năm 2011 đã trở thành một ngày đáng ghi nhớ, một mốc mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Chile – Hai nước ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương. FTA Việt Nam – Chile có hiệu lực được kỳ vọng sẽ tạo ra bước đột phá cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập không chỉ thị trường Chile mà còn lan tỏa ra cả khu vực Mỹ Latinh cũng như hàng hóa Chile thâm nhập thị trường Việt Nam và ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo Việt Nam và Chile tại Lễ ký kết FTA, tháng 11/2011.

Nhiều ưu đãi hấp dẫn từ FTA Việt Nam - Chile

Sau gần 3 năm đàm phán, ngày 11 tháng 11 năm 2011 tại Hawai (Mỹ), bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Cộng hòa Chile Sebastian Pinera, FTA Việt Nam – Chile đã được ký kết.

Theo Hiệp định này, Chile cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế (chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile năm 2007) trong thời gian không quá 10 năm.

Trong đó, 83,54% số dòng thuế (chiếm 81,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) sẽ được hưởng thuế 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Danh mục này đã bao gồm những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Chile như: thủy sản, cà phê, chè đen, dầu thô, rau quả tươi và chế biến, thịt gia súc, gia cầm đông lạnh và chế biến, một số mã hàng dệt may, giầy dép.

537 dòng thuế (chiếm 6,96% số dòng thuế và 4,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Chile) sẽ được hạ thuế về 0% trong vòng 5 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.

704 dòng thuế nữa (chiếm 9,12% số dòng thuế và 13,6% kim ngạch) sẽ được hạ về 0% trong vòng 10 năm. Danh mục loại trừ của Chile chỉ có 29 dòng thuế (0,38% số dòng thuế và là những mặt hàng Việt Nam chưa xuất khẩu vào Chile).

Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chile năm 2007) trong vòng 15 năm. 12,2% số dòng thuế còn lại sẽ không xóa bỏ thuế, được chia vào ba danh mục: (1) Danh mục loại trừ gồm 374 dòng thuế (chiếm 4,08% số dòng thuế) trong đó có các mặt hàng: xăng dầu, đường, lốp cũ, vải vụn, ô tô (xe con, dưới 10 chỗ, thiết kế đặc biệt, trên 10 chỗ), quần áo cũ, rác thải y tế - công nghiệp, tàu thuyền đánh bắt thủy sản dưới 250 T, thuốc lá điếu…; (2) Danh mục giữ nguyên thuế suất cơ sở: 309 dòng thuế (chiếm 3,37% số dòng thuế) gồm các mặt hàng: cánh và đùi gà và phụ phẩm, bã rượu vang, cặn rượu, đồ uống có rượu khác, động cơ bộ phận phụ tùng ô tô – xe máy, tấm thép đen, thép cơ khí chế tạo, xe máy, xe tải…; (3) Danh mục chỉ thực hiện cắt giảm thuế một phần gồm 435 dòng thuế (chiếm 4,75% số dòng thuế).

Bước khởi đầu trên con đường chinh phục thị trường

Trước đây, dù chưa có hiệp định thương mại tự do, hàng hóa của Viêt Nam phải chịu thuế nhập khẩu vào Chile (trung bình là 6%) và hàng hóa của Chile nhập khẩu vào Việt Nam còn phải chịu thuế suất cao, song kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa hai nước đã liên tục tăng trưởng, ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới trong mấy năm vừa qua, từ mức 157 triệu USD năm 2007 lên 473 triệu USD năm 2011. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Chile hiện nay chủ yếu là giày dép và quần áo, chiếm khoảng 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chile (số liệu năm 2011). Danh mục xuất khẩu của Việt Nam sang Chile hiện có tới trên 40 mặt hàng. Tuy nhiên, trừ giầy dép và quần áo ra, giá trị kim ngạch của các nhóm hàng khác còn rất nhỏ, chỉ từ vài nghìn đến trên trăm nghìn USD/năm và chỉ chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Chile.

Kim ngạch xuất khẩu của Chile sang Việt Nam năm 2011 đạt 335,7 triệu USD, bằng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Chile và 0,31% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Chile sang Việt Nam gồm: đồng và quặng đồng và các khoảng sản khác (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Chile sang Việt Nam); gỗ thông và bột giấy; bột cá; hoa quả tươi; cá hồi; rượu vang. Các mặt hàng xuất khẩu của Chile vào thị trường Việt Nam tăng trung bình 37%/năm trong vòng 5 năm qua. Riêng rượu vang của Chile đã có thị phần lớn thứ hai tại thị trường Việt Nam (sau rượu vang Pháp).

Trong bối cảnh Chile đã ký 23 hiệp định thương mại tự do và ưu đãi thương mại với trên 60 đối tác thương mại và khoảng 93% kim ngạch xuất nhập khẩu với thế giới của Chile là với các đối tác mà Chile ký những hiệp định trên trong đó có những nước cạnh tranh chính với Việt Nam tại Chile như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia… thì việc trên 40 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở thị trường Chile là một sự cố gắng lớn, thể hiện khả năng cạnh tranh của các mặt hàng này. Do phải chịu thuế nhập khẩu 6% dẫn đến giá bán lẻ hàng Việt Nam tại Chile đắt hơn và khó tiêu thụ hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được miễn thuế nhập khẩu. Tương tự như vậy, một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Chile cũng chưa thâm nhập được mạnh vào Việt Nam do còn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao.

Cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Chile có ít những mặt hàng cạnh tranh nhau, chủ yếu có tính bổ sung cho nhau. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng thương mại giữa hai nước. Các mặt hàng như giầy dép, quần áo, đồ gỗ, cà phê của Việt Nam cũng như cá hồi, nho, sê-ri, gỗ thông và bột giấy .. của Chile được dự báo sẽ có cơ hội tăng kim ngạch do được giảm thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn được kỳ vọng là cửa ngõ cho hàng hóa Chile thâm nhập thị trường ASEAN và Chile là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh.

Chile tuy chỉ có 16 triệu dân nhưng mỗi năm nhập khẩu tới 74,2 tỷ USD (số liệu năm 2011) hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa hàng năm bình quân đạt 20% trong suốt 10 năm qua. Những mặt hàng nhập khẩu chính của Chile gồm: hàng bán thành phẩm (39,4 tỷ USD, chiếm 53,13%); nhiên liệu (6,5 tỷ USD, chiếm 8,73%); hàng tiêu dùng (16 tỷ USD, chiếm 21,6%); máy móc thiết bị (11,9 tỷ USD, chiếm 16%). Chile cũng là nước xuất khẩu lớn và thường xuyên xuất siêu với kim ngạch năm 2011 lên đến 80,6 tỷ USD. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Chile gồm: đồng và quặng đồng (42,63 tỷ USD); các khoảng sản khác (5,52 tỷ USD); bột giấy (2,9 tỷ USD); hoa quả tươi (4,1 tỷ USD); thực phẩm chế biến (5 tỷ USD); cá hồi và cá truchas (2,86 tỷ); rượu vang (1,7 tỷ USD); các sản phẩm lâm nghiệp và đồ gỗ (2,2 tỷ USD).

Hiện nay, các nước MERCOSUR – Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruaguay) – đang triển khai dự án đường bộ từ biên giới phía Nam Brazil qua thành phố San Pedro của Argentina, lập thành hành lang đường bộ nối liến giữa hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, kết nối mạng giao thông đường bộ thông suốt với Chile. Công trình hạ tầng này sẽ giúp giảm 12.000 km chiều dài vận chuyển hàng hoá từ Brazil đến các nước châu Á và giảm 4.000 km cho vận chuyển hàng xuất khẩu từ các nước trong khu vực Mercosur sang châu Âu.

Tuyến hành lang kinh tế này hoàn thành sẽ phát huy vị trí đắc địa của Khu thương mại tự do Iquique của Chile. Đây là khu thương mại tự do có cảng biển quan trọng, thiết lập được quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia láng giềng của Chile là: Argentina, Bolivia và Peru. Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế về Mỹ Latinh và vùng Caribê của Liên Hợp Quốc (ECLAC), thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chile năm 2011 đạt 17,3 tỷ USD, đứng thứ ba về thu hút đầu tư nước ngoài trong khu vực Mỹ Latinh (đứng đầu là Brazil, thứ hai là Mexico). Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy thoái.

Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các tập đoàn lớn của Chile cũng đang đẩy mạnh đầu tư ra các nước trong khu vực. Đáng chú ý là các tập đoàn siêu thị lớn của Chile như: Tập đoàn Cencosud, Felabella Tập đoàn Sodimac.. đang triển khai các dự án đầu tư hàng tỉ USD sang các nước Nam Mỹ khác (như: Argentina, Brazil, Colombia, Peru…). Thực tế, đã có nhiều mặt hàng của Việt Nam theo chân các tập đoàn này để có mặt ở các nước Nam Mỹ khác (như mặt hàng: quần áo, giầy ép, đồ nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ…). Vì vậy, hoàn toàn có thể khẳng định, khi hàng hóa của Việt Nam đã khai thông được thị trường Chile thì sẽ có sức lan tỏa ra các nước khác của khu vực Mỹ Latinh.

Các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Chile đang tích cực triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để sớm đưa Hiệp định FTA Việt Nam - Chile có hiệu lực. Ngoài Hiệp định này, Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định TPP, trong đó có hai quốc gia Nam Mỹ là Chile (nước sáng lập P4) và Pêru tham gia. Khi các Hiệp định này có hiệu lực, hàng hóa của Việt Nam và các nước này sẽ có khả năng cạnh tranh tại thị trường của Bên kia tốt hơn so với trước đây, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới giữa các doanh nghiệp hai bên.

Ông Nguyễn Duy Khiên
Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Mỹ - Bộ Công Thương

Xem nhiều

Đọc thêm

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4, Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay 20/4/2024 - KQXSBP thứ 7

XSBP 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Phước hôm nay - XSBP 20/4/2024. Ket qua xo so Binh Phuoc. kết quả xổ số Bình Phước ngày 20 ...
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động