Hồ Chí Minh ở London

Trong công viên ở London, khi bóng chiều thu đang dần buông, một con phượng hoàng đang chao cánh liệng quanh con chim mái theo một vũ điệu bày tỏ tấm chân tình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hồ Chí Minh ở London
Tượng Bác Hồ ở Thủ đô London.

Đám trẻ con đang tụ tập để xem màn biểu diễn rối nước truyền thống của Việt Nam. Bọn trẻ mê mẩn bởi bộ lông rực rỡ của các con chim và vũ điệu của chúng, trong làn khói và tiếng pháo nổ rộn ràng trên mặt nước gợn sóng. Việt Nam đã đến với London. Thế nhưng, có bao nhiêu người lớn trong đám đông kia biết rằng người sáng lập ra nước Việt Nam ngày nay đã từng thả bộ qua các công viên của London, không ai biết đến, không ai chú ý.

Ngược dòng thời gian đã xa, vào mùa hè năm 1914, khi nước Việt Nam còn chưa có tên trên bản đồ thế giới, khi nền văn hóa của dân tộc Việt Nam còn đang bị thực dân Pháp làm cho suy yếu, liệu có ai nghĩ rằng độc lập và chủ nghĩa xã hội có thể giành được qua tấm gương của một người sau này được thế giới biết đến với cái tên Hồ Chí Minh, người lúc bấy giờ còn đang dọn tuyết trên sân và sống ở một trong những khu nghèo nhất của thành phố.

Hồ Chí Minh đã rời cảng La Havre của nước Pháp đến nước Anh vào tháng 5/1913, sau một thời gian gần ba năm liên tục đi đây đó, làm việc trên những con tàu buôn lớn lênh đênh giữa các nước đế quốc Châu Âu và các thuộc địa ở châu Phi. Bằng cách ấy, Người đã đặt chân đến Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, bờ biển vùng Bắc Mỹ, Congo và quần đảo Madagascar. Ở thành phố cảng Marseille, Người đã cảm nhận ra đôi điều về cách điều hành của nhà nước Pháp. Người chăm chú dõi theo hạm đội hải quân Pháp nhả khói ở biển Địa Trung Hải và đã nhận thấy cung cách nhà nước Pháp đối xử người dân thế nào. Đó là lúc Người quyết định đi đến tận trung tâm của đế quốc lớn nhất thế giới thời bấy giờ để học Tiếng Anh và để tận mắt quan sát quyền lực thống trị của nó.

Lúc đầu cũng không dễ gì kiếm được việc làm, và vào mùa đông năm 1913-1914, Người nhận việc dọn tuyết trong sân lát đá của một trường học. Sau này, Người vẫn hồi tưởng cả sự khổ cực của thời kỳ đó lẫn sự đôn hậu mà Người đã thấy, đến một cách tự nhiên từ đường phố London. “Công việc thật vất vả,” Người kể với một phóng viên. “Mồ hôi vã khắp người, còn tay chân thì lại lạnh cóng. Không dễ đập vỡ các tảng tuyết đã bóng băng vì chúng rất trơn. Sau tám tiếng làm việc, tôi hoàn toàn kiệt sức và đói lả”.

Hồ Chí Minh ở London
Cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh cùng đại diện lãnh đạo và nhân dân Newhaven tại Lễ đặt phiến đá nơi xây dựng Tượng đài Bác Hồ.
Hiển nhiên là Người đã không thể tiếp tục làm mãi cái công việc vắt kiệt sức lực của mình. Có một thời gian ngắn, Người làm thợ đốt lò hơi, nhưng làm việc trong cái nóng thiêu đốt, dầu mỡ và rừng rực lửa còn tệ hơn cả việc dọn tuyết. Người dán thông báo và đi lang thang trong khu Soho để tìm việc làm. Theo một quảng cáo, Người xin vào làm ở bếp của một khách sạn nhỏ, The Drayton Court, ở khu vực East Ealing của thành phố. Tòa nhà này hiện vẫn còn đó, giờ là quán rượu, nhưng du khách vẫn có thể leo lên tầng ba (tương đương tầng bốn ở Việt Nam) để thăm căn phòng Người từng ở, là phòng nhỏ nhất trong số những căn phòng dành cho nhân viên khách sạn. Dù chỉ sở hữu một khoảng không gian nhỏ bé của riêng mình, nhưng ít nhất, từ cửa sổ căn phòng, Người có thể nhìn ra khắp khu vườn được chăm sóc kỹ lưỡng, những rặng cây trải dài, gợi nhớ đến quê nhà xa xôi của mình.

Với kinh nghiệm làm việc ở một nhà bếp bận rộn, không khó khăn lắm để Người kiếm chân rửa bát ở khách sạn Carlton danh tiếng ngay tại trung tâm London. Lúc đầu, Người chuyên rửa bát và phân loại đồ sứ với đồ bạc. Những thứ đồ này được chuyển xuống tầng hầm bằng thang máy, một trong những sáng chế hiện đại nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự cần cù và thông minh của Người chẳng mấy chốc đã thu hút được sự chú ý của Escoffier, bếp trưởng lừng danh của khu làm bánh. Ông này đã cất nhắc Người lên làm việc trong bộ phận của mình, phục vụ những bữa tiệc lớn và nướng những chiếc bánh nhân thịt, bánh ngọt, bánh ga-tô hảo hạng. Chính vì thế, khi có dịp trực tiếp phục vụ những người giàu nhất thế giới, Người nhận thấy những đặc quyền của họ, và kéo theo đó thường là sự vô cảm. Nhưng điều khiến Người thực sự kinh hoàng lại là lượng thức ăn thừa mứa mà những vị khách nhà giàu của khách sạn bỏ lại. Người không bao giờ chịu đổ đi những miếng thịt bò thịt gà lớn, mà giấu chúng đi, bảo với bạn rằng nên mang ra khỏi khách sạn bằng cửa sau và cho người nghèo.

Hàng ngày, Người làm việc ở khách sạn Carlton, từ 5 giờ sáng đến trưa, rồi lại tiếp tục từ 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Lịch làm việc này cho phép Người có khoảng thời gian rảnh vào cuối buổi sáng và đầu giờ chiều để khám phá các công viên của London và học tiếng Anh. Chẳng bao lâu, Người đã dành dụm đủ để chi trả “tiền nhà, bánh mỳ bơ và sáu buổi học tiếng Anh”. Sau này, Người nhớ lại là hồi ấy người ta có thể thường xuyên thấy Người ngồi “trong công viên Hyde Park với một cái bút chì và một quyển sách trên tay”.

Luôn sẵn sàng học hỏi, luôn đón nhận những ý tưởng mới và nhanh nhạy với thời cuộc xung quanh, Người làm việc không phải là để kiếm tiền hay mưu cầu một cuộc sống thoải mái hơn, mà để hiểu biết sâu sắc hơn bản chất những mắt xích trói buộc nhân dân mình và nhân dân của các nước thuộc địa khác với các ông chủ đế quốc. Người không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân, nắm bắt những kỹ năng và kinh nghiệm mới có thể hỗ trợ Người khi thời cơ đến để trở về quê hương. Những cuốn sách lịch sử và những câu chuyện thôn quê...

kể cho Người về những thất bại của các cuộc nổi dậy của người nông dân dưới họng súng đại bác châu Âu và súng đại liên Gatling, về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ kiên cường như Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám. Nhưng Người cũng hiểu rằng chỉ sự can đảm thôi chưa đủ để giải phóng dân tộc và xây dựng một quốc gia độc lập. Chủ nghĩa đế quốc với chế độ tư bản làm nền móng cần phải được hiểu rõ tận gốc trước khi có thể đối đầu với chúng, có thể đánh bại chúng bằng sức mạnh đoàn kết công nông.

Để đạt mục tiêu này, Người đã gia nhập Lao động hải ngoại, một hiệp hội tiến bộ của Công nhân quốc tế, có trụ sở tại London, gồm những người chống lại chủ nghĩa thực dân. Đó là một tổ chức bí mật, chủ yếu là Hoa Kiều di cư, những người đấu tranh nhằm cải thiện điều kiện lao động trong các nhà máy ở Anh. Nhờ thế, lần đầu tiên Người biết đến các hoạt động chính trị có tổ chức thông qua các cuộc biểu tình trên đường phố và các cuộc họp kín ở nhà máy. Người cũng nắm được khái niệm về chủ nghĩa quốc tế qua các mối liên hệ với những đồng chí người Hoa và các tổ chức của tầng lớp nhân dân lao động Anh ủng hộ họ trong các cuộc đấu tranh. Người đã tham gia vào các cuộc biểu tình sau Tuần Lễ Phục sinh Nổi dậy năm 1916 để ủng hộ Ireland giành độc lập và đã có ấn tượng sâu sắc bởi lập trường của ông Thị trưởng thành phố Cork, người đã tuyệt thực để phản đối các hoạt động quân sự của Anh.

Chính trong thời gian ở London, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đã đọc các tác phẩm của Mác và Ăng-ghen. Các tác phẩm này được in rất rẻ tại Nhà in Thế kỷ Hai mươi, cơ quan in ấn của Đảng Dân chủ Xã hội Anh. Nhà in này đóng tại khu Clerkenwell Green trong thành phố. Ngày nay, tòa nhà này là trụ sở của Thư viện Các Mác. Một tấm chân dung Hồ Chí Minh được treo ở hành lang phía bên ngoài văn phòng Lê Nin đã từng làm việc trong giai đoạn 1902-1903, ghi lại mối liên hệ giữa Nhà in Thế kỷ Hai mươi và vị khách nổi tiếng này. Những cuốn sách này cực kỳ thú vị đối với Người. Người đã gửi một tấm bưu thiếp cho nhà yêu nước Phan Chu Trinh, khi đó đang ở Paris, viết rằng, mặc dù ở xa gia đình và quê hương, nhưng Người không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chế độ tư bản.

Trong một bài thơ gửi cho cụ Phan, Người viết: Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng/ Phải có kiên cường mới gọi hùng. Tiếc rằng, cụ Phan đã không bao giờ nhận được những dòng này. Cơ quan tình báo Pháp đã chặn các thư từ gửi cho cụ Phan và bài thơ của Người đã rơi vào tay họ. Tuy nhiên, những tấm bưu thiếp của Hồ Chí Minh gửi cụ Phan trong những năm Người ở London, hiện được lưu trữ ở Pháp, đã cung cấp cho chúng ta những dữ liệu xác thực nhất về bốn năm Người ở nước Anh, từ 1913 đến 1917.

Do những mối quan hệ với phong trào lao động của Anh và với các tổ chức người lao động Việt Nam, cùng với những kỹ năng của một nhà hoạt động và diễn thuyết, Hồ Chí Minh đã bị cảnh sát Anh để mắt đến. Họ liên hệ chặt chẽ với cảnh sát Pháp, những kẻ luôn giục phía Anh phải bắt giữ Người. Vì thế, nơi trọ của Người ở số 8 phố Stephen, ngay gần phố Tottenham Court đã bị cảnh sát giám sát. Tuy nhiên khi cảnh sát đột kích căn hộ thì Người đã đi rồi, hoàn toàn giấu kín được tông tích, cho đến tháng 12/1917 thì Người sang Pháp.

Khi Người mới đặt chân đến London là lúc các đế quốc ở Châu Âu dường như bất khả xâm phạm. Nhưng đến khi Người sắp rời đi thì các đế quốc này đang lung lay đến tận gốc bởi tác động của cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nghĩa giữa các đế quốc với nhau và bắt đầu tan rã. Như vậy, quyết định của Người quay trở về Pháp vào thời điểm mà quyền lực của chủ nghĩa thực dân đang suy yếu đi do được thôi thúc bởi mong muốn được tận mắt chứng kiến sự sụp đổ của tham vọng đế quốc, lụn bại bởi chính sự tham lam, tàn sát và ngạo mạn của chúng. Trong khi tầng lớp cầm quyền của Châu Âu đang giết hại nhân dân họ trên các chiến trường vùng Flanders thì Người lại thấy có cơ hội để giành lấy tự do cho nhân dân mình từ tay họ. “Chúng ta chỉ cần đứng sang bên cạnh”, Người nói với một đồng chí của mình. “Và các cường quốc thực dân sẽ tự hủy diệt nhau”.

Bốn năm ở London đã góp phần rất nhiều trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã không ấn tượng nhiều với trường phái Fabian của chủ nghĩa xã hội, một trường phái hô hào sự thay đổi dần dần và đồng thuận. Người cũng không có gì nhiều để nói với nhân dân các nước thuộc địa về số phận của họ nhưng Người đã khám phá và nắm bắt chủ nghĩa Mác ở London, không phải như một thứ giáo điều, mà như một lời kêu gọi giải phóng và hành động sáng tạo. Thời gian Người ở London là một bước đệm trên con đường tìm hiểu thế giới, để Người có thể mang về những điều tìm hiểu được, có lợi cho đồng bào của mình. Những di sản của Người có sức sống mãnh liệt ở Việt Nam, nhưng xét về khía cạnh những tư tưởng, tầm nhìn và lòng can đảm của Người, Hồ Chí Minh thuộc về cả thế giới. Du khách đến London có thể lắng nghe tiếng vọng từ quá khứ, khi Người sống ở đây nếu dạo bộ qua Hyde Park hay khu Soho, bằng một chuyến đi tới khách sạn Drayton Court hay đến thăm Thư viện Mác. Tuy nhiên, trong số những người đã từng lưu lại khách sạn Carlton, từ các ông vua, bà hoàng, những nhà độc tài tầm thường hay những thương gia lớn, thì duy nhất chỉ có hình ảnh chàng thanh niên yêu nước mảnh dẻ người Việt đã từng làm dưới bếp phục vụ họ, giờ đây vẫn được ghi nhớ tại tòa nhà khách sạn này. Một tấm biển màu xanh lơ, giản dị, không hào nhoáng hay khoa trương, có dòng chữ “Hồ Chí Minh là người sáng lập ra nước Việt Nam ngày nay, đã từng làm việc tại đây”. Không có một sự ghi nhận nào phù hợp hơn thế.

John Callow,

Nhà văn, Nhà sử học, Giám đốc Trung tâm lưu trữ,

Thư viện Marx, Vương quốc Anh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có truyền thống quan hệ hữu nghị, gần gũi và lâu đời, được xây ...

Gắn biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Marseille (Pháp)

Gắn biển tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Marseille (Pháp)

Mới đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, lãnh đạo chính quyền thành phố Marseille, đại diện lãnh đạo Đảng Cộng sản Pháp và ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Dự báo bão số 8: Di chuyển theo hướng Tây Nam, sẽ suy giảm thành vùng áp thấp trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa

Hồi 7h ngày 14/11, vị trí tâm bão số 8 vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển ...
Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông: Israel hứng chịu ngày đẫm máu ở Lebanon, Mỹ úp mở tín hiệu sáng về vấn đề Gaza

Tình hình Trung Đông vẫn nóng ran với các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng ở Lebanon, trong khi chưa có được lệnh ngừng bắn cuối cùng ở Gaza.
Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 Âm lịch năm Giáp Thìn, bài cúng rằm gia tiên và thổ công chuẩn nhất

Văn khấn rằm tháng 10 (15/10) Âm lịch năm Giáp Thìn 2024 với ước mong cho các thành viên trong gia đình luôn bình an, khỏe mạnh, nhiều may mắn.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

Hé lộ trang phục dân tộc của Hoa hậu Kỳ Duyên tại bán kết Miss Universe 2024

'Ngọc Điệp Kỳ Nam' sẽ được Hoa hậu Kỳ Duyên trình diễn trong phần thi trang phục dân tộc (National Costume) ở bán kết Miss Universe 2024.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/11/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 15/11. Lịch âm 15/11/2024? Âm lịch hôm nay 15/11. Lịch vạn niên 15/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và tỉnh Vladimir, Liên bang Nga

Đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Nga do Đại sứ Đặng Minh Khôi dẫn đầu, thăm và làm việc tại tỉnh Vladimir nhằm thúc đẩy quan hệ với địa phương...
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Bà Tố Nga là tấm gương về sự đấu tranh không mệt mỏi vì hòa bình và công lý

Ngày 12/11, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Trần Tố Nga, kiều bào Pháp.
Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Để các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài là cầu nối vững chắc, tiếp sức cho doanh nghiệp vươn ra thế giới

Ngày 12/11, đoàn Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 đã có buổi làm việc với lãnh đạo VCCI.
Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đặc sắc đêm văn hóa Việt Nam và Myanmar tại Yangon

Đêm văn hóa Việt Nam-Myanmar là một dấu ấn quan trọng trong việc kết nối tình hữu nghị, hợp tác văn hóa giữa hai nước.
Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Tân Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế khẳng định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam triển khai Thỏa thuận GCM

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp bà Kendra Rinas, Trưởng Phái đoàn đại diện Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam.
Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Hội thảo kết nối Việt Nam-Sri Lanka tại Kalutara

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp Sri Lanka kết nối với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động