Hoàn thiện thể chế trong nền kinh tế thị trường: Điểm tựa cho sự phát triển

Thái Công
TGVN. Để đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, chúng ta cần xây dựng một thể chế trong nền kinh tế thị trường cho cả 3 chủ thể kinh tế hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
2208-pic14
Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nằm trong số những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới trong bối cảnh thế giới lao đao vì dịch Covid-19. (Nguồn: Saigoneer)

Việt Nam bước vào năm Tân Sửu 2021, năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025 với bức tranh kinh tế khá tích cực: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao, tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Mức thu nhập vẫn còn ở trung bình thấp.

Với tầm nhìn đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao, Việt Nam đang đặt ra cho mình một thách thức vô cùng to lớn.

Vậy đây có phải là nhiệm vụ bất khả thi của chúng ta khi như phải nhấc bổng Trái đất? Nếu khả thi thì đâu là điểm tựa giống như câu nói nổi tiếng của Archimedes: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả Trái đất"?

Điểm tựa quan trọng trong lịch sử

Kinh tế thị trường là phát minh quan trọng nhất của loài người trong lịch sử phát triển kinh tế, xã hội. Cơ chế bất diệt đó dựa trên động lực phát triển bất biến của con người là “lòng tham vô đáy” (nhân dục vô nhai) hay như phương Tây dùng khái niệm “không bao giờ thỏa mãn” (non-satiation).

Điều đó cũng giải thích tại sao một số nước sử dụng nền kinh tế thị trường để có sự phát triển cao hơn cũng như đang có tham vọng khám phá ra trái đất thứ hai...

Công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam cuối thập niên 80 của thế kỷ trước đã chứng kiến sự hình thành lần đầu tiên của chính sách kinh tế thị trường và sức mạnh của nó tại Việt Nam trong đổi mới nông nghiệp - lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế đất nước qua hình thức cơ chế thị trường “khoán canh tác” (contract farming): Bắt đầu từ tư duy “Khoán hộ” của Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Kim Ngọc và Nghị quyết chính sách “Khoán sản” của Bí thư Hải Phòng Đoàn Duy Thành đã làm cơ sở cho “Chỉ thị 100” của Ban Bí thư (1/1981) và Nghị quyết “Khoán 10” (4/1988) của Bộ Chính trị khóa VI.

Sức sản xuất khi đó thực sự được giải phóng đã biến một nền kinh tế có lạm phát trên 700%, nghèo đói và hằng năm phải nhập lương thực trở thành một quốc gia giải quyết được cơ bản về lương thực, bảo đảm an ninh lương thực, mà còn có gạo xuất khẩu. Điều kỳ diệu này đã được các sử gia ghi chép: “Như mơ giữa ban ngày”.

Kế thừa và nhận thức sâu sắc kinh nghiệm và thành tựu của công cuộc đổi mới, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định chính sách đột phá và điểm tựa cho tầm nhìn 2045 của đất nước: “Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...”.

Trong cơ chế thị trường, giá cả đóng vai trò là tín hiệu để phân bổ các nguồn lực. Quy luật cung và cầu dựa trên "lòng tham vô đáy" của người mua và người bán trong thị trường đảm bảo việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả vì bản thân mỗi đơn vị kinh tế là một bộ xử lý thông tin cho sự hợp tác và cạnh tranh một cách hợp lý.

Ngược lại, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các nhà hoạch định (các cơ quan chính phủ khác nhau) đã thực hiện công việc phân bổ nguồn lực một cách chủ quan và bao cấp.

Kết quả là sự phân bổ sai nguồn lực và triệt tiêu các động lực trong nền kinh tế ở mức độ cao dẫn đến mất cân đối giữa các ngành và địa phương.

Chính vì vậy, những nước phát triển cao đều là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Ngay cả Trung Quốc để trở thành nền kinh tế thứ 2 trên thế giới đã phải cải cách cơ chế cũ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường tự nó không phải là chiếc đũa thần để phát triển kinh tế, xã hội một cách tối ưu nếu như chỉ có sự tương tác tự nhiên và thiếu chặt chẽ của các chủ thể kinh tế là Chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Động lực theo quy luật “lòng tham vô đáy” của quan chức, doanh nghiệp và người dân nếu không có một thể chế phù hợp điều chỉnh sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, tham nhũng, khủng khoảng thừa, vỡ nợ, lợi ích nhóm, chênh lệch giàu nghèo, tàn phá môi trường...

Điều đó dẫn đến sự méo mó thị trường, triệt tiêu động lực, không tạo được sự cộng hưởng cho các động lực làm cho đòn bẩy thị trường mất tác dụng...

Hoàn thiện thể chế trong nền kinh tế thị trường: Điểm tựa cho sự phát triển

Cần xây dựng thể chế trong nền kinh tế thị trường

Theo các nhà kinh tế học, trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế của Việt Nam, một thể chế cần phải được xây dựng trong nền kinh tế thị trường để cả 3 chủ thể kinh tế hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả.

Thứ nhất, Chính phủ cần nhận thức kinh tế thị trường là cơ chế quan trọng nhất để khơi dậy và thúc đẩy động lực cốt lõi của con người và toàn xã hội theo hướng tích cực nhằm phát triển kinh tế, xã hội.

Do đó cần phối hợp chặt chẽ với cả 2 chủ thể còn lại xây dựng và hoàn thiện thể chế đảm bảo thị trường vận hành hiệu quả trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng cứng và mềm phù hợp, thúc đẩy công bằng và tăng trưởng, công ăn việc làm, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và an ninh quốc gia.

Đặc biệt, bên cạnh việc đảm bảo đời sống, cần nêu cao kỷ luật, đạo đức công chức theo lý luận về công tác cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ phải là “công bộc” của nhân dân.

Vì chỉ có như vậy, lòng tham công chức mới trở thành hoài bão và khát vọng cống hiến cho đất nước.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nâng cao kỹ năng kinh doanh sản xuất của nền kinh tế thị trường trong nước cũng như nước ngoài khi Chính phủ đã sử dụng biện pháp kích cầu thông qua cam kết thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương.

Đặc biệt chú ý là các đối tác trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATG), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)... đa số là những nền kinh tế có nền kinh tế thị trường phát triển cao.

Thứ ba, các cơ quan đại diện cho người dân, người tiêu dùng như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Hiệp hội quần chúng, người tiêu dùng... cần phát huy cao trách nhiệm đại diện trong lập pháp, xây dựng quy định để bảo vệ người tiêu dùng cũng như quyền dân chủ bình đẳng với hai chủ thể còn lại.

Các tổ chức xúc tiến, hiệp hội ngành nghề, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp xuất khẩu cần mạnh dạn thoát khỏi tư duy “lũy tre làng” và quá dựa dẫm vào các tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp FDI... để tiến tới chủ động mở rộng và thành lập cơ quan nghiên cứu và phát triển thị trường đối tác quan trọng mà Việt Nam đã ký kết hợp tác kinh tế song phương và đa phương một cách chuyên nghiệp nhằm phát triển kinh tế hải ngoại bền vững trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ tư, xây dựng cơ chế đối thoại và hợp tác dân chủ, bình đẳng và hài hoà (xác định điểm cân bằng lợi ích) để cả 3 chủ thể kinh tế tham gia tích cực và chủ động vào các thị trường mang tính đột phá trong sản xuất công nghiệp, thương mại đầu tư và tài chính cũng như thị trường lao động và đất đai, đảm bảo năng lực cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ đất nước với bối cảnh thời đại cạnh tranh công nghệ 4.0 và thách thức địa chính trị khu vực.

Thực hiện tầm nhìn 2045 của đất nước là một cơ hội cũng như một thách thức lớn của dân tộc. Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, nhiệm vụ này chỉ có thể khả thi khi chúng ta phải phát triển kinh tế thị trường ở mức độ cao song hành với việc hoàn thiện thể chế phù hợp với 3 chủ thể kinh tế cùng tham gia chủ động, tích cực và bình đẳng.

Với 3 trụ cột trong một thể chế vững chắc như vậy, chúng ta tin tưởng rằng kinh tế thị trường sẽ tạo ra một điểm tựa vô song, thúc đẩy sự cộng hưởng động lực của các chủ thể kinh tế nhằm phát triển các thị trường đột phá, đưa đất nước đến nơi mà chúng ta mong muốn khi chúng ta kỷ niệm thế kỷ đầu tiên thành lập nước.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự diễn đàn lớn nhất về kinh tế tư nhân
Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường
Tư duy của nhà lập kế hoạch phải thay đổi trước một bước
Thị trường Việt Nam: Còn nhiều góc độ méo mó
EU chưa thể công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường
Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Bài viết cùng chủ đề

Hội nhập kinh tế quốc tế

Xem nhiều

Đọc thêm

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Toàn cảnh Lễ đón chính thức và hội đàm giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru Dina Boluarte

Khoảng 15h ngày 13/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Lễ đón chính thức do Tổng thống Peru Dina Boluarte chủ trì.
Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Người dùng smartphone Samsung cần cập nhật bảo mật ngay

Samsung vừa chính thức phát hành bản cập nhật bảo mật đặc biệt và khuyến cáo người dùng cập nhật ngay để khắc phục nhiều lỗ hổng quan trọng.
Hướng dẫn cách tạo website nhanh chóng và chuyên nghiệp

Hướng dẫn cách tạo website nhanh chóng và chuyên nghiệp

Với 5 bước đơn giản, bạn có thể tạo ngay một website cá nhân miễn phí và chuyên nghiệp mà không cần đầu tư nhiều. Cùng khám phá cách xây ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 14/11/2024: Tuổi Dần làm ăn chân chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 14/11/2024: Tuổi Dần làm ăn chân chính

Xem tử vi 14/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 14/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 14/11/2024: Thiên Bình tình yêu thăng hoa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Năm ngày 14/11/2024: Thiên Bình tình yêu thăng hoa

Tử vi hôm nay 14/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 14/11/2024, Lịch vạn niên ngày 14 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 14/11/2024, Lịch vạn niên ngày 14 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 14/11. Lịch âm 14/11/2024? Âm lịch hôm nay 14/11. Lịch vạn niên 14/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Giá vàng hôm nay 14/11/2024: Giá vàng ngừng 'thoái lui', nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024: Giá vàng ngừng 'thoái lui', nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 'xoay mình' bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce.
Hậu bầu cử Mỹ: Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải 'trả giá đắt'; có lĩnh vực không thể tách rời

Hậu bầu cử Mỹ: Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải 'trả giá đắt'; có lĩnh vực không thể tách rời

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, các chính sách thuế quan mà ông cảnh báo ở thời điểm tranh cử khiến thế giới lo ngại. Châu Âu không ngoại lệ.
Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giá vàng 'bốc hơi dữ dội', vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng... đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giá vàng 'bốc hơi dữ dội', vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng... đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên.
Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Điều gì đang diễn ra trên thị trường? Bitcoin được ‘cấp nhiên liệu tên lửa’ lao vun vút về phía trước, tiền điện tử nóng hầm hập, ông Trump đã làm gì?
Hai quốc gia chịu trừng phạt 'bắt tay' hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Hai quốc gia chịu trừng phạt 'bắt tay' hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước.
BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

BRICS có đối tác mới là một nước châu Âu

Ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Belarus tuyên bố nước này chính thức là quốc gia đối tác của BRICS.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11 ghi nhận đồng USD tăng, trong khi đồng EUR giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng.
Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV có hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11: USD có tiềm năng 'phi' tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11: USD có tiềm năng 'phi' tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử Mỹ ngã ngũ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11: USD 'quay xe' sau quyết định của Fed, EUR bật tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/11 ghi nhận USD quay đầu giảm khi Fed thực hiện cắt giảm 25 điểm lãi suất.
Phiên bản di động