Hoạt động tự do hàng hải của Mỹ tại Biển Đông năm 2022: Nối tiếp thực tiễn hay thay đổi chiến thuật?

Đỗ Hoàng
Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Chuỗi hoạt động tự do hàng hải của Mỹ tại Biển Đông thời gian gần đây hé lộ những thay đổi gì trong chiến lược và chiến thuật của Mỹ tại khu vực?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hoạt động tự do hàng hải đầu năm 2022 của Mỹ tại Biển Đông: Nối tiếp thực tiễn hay thay đổi chiến thuật?
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Benfold (DDG 65), thuộc Hạm đội 7 hải quân Mỹ, tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, ngày 20/1/2022. (Nguồn: Reuters)

Vừa qua, Hạm đội 7 hải quân Mỹ thông báo, tàu khu trục USS Benfold đã tiến hành 2 hoạt động tự do hàng hải (FONOP) gần quần đảo Hoàng Sa (20/1) và Trường Sa (18/1). Nhìn tổng thể, các động thái của Mỹ tại Biển Đông trong thời gian gần đây, hoạt động này có 3 điểm đáng chú ý.

Mỹ “nói được làm được”

Đây là chuỗi FONOP Biển Đông đầu tiên trong năm 2022 của Mỹ, lần đầu kể từ tháng 9/2021, sau một quãng thời gian vắng bóng.

Các FONOP cũng được tiến hành khoảng một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo "Các Giới hạn trên Biển" số 150 (12/1). Văn bản này thách thức 4 nhóm yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có yêu cầu khai báo trước khi thực hiện quyền “qua lại vô hại” trong lãnh hải, mục tiêu trực tiếp của các FONOP Mỹ.

Ngoài ra, các FONOP cũng diễn ra một vài ngày sau khi Mỹ hoàn tất tập trận đầu tiên của năm tại Biển Đông với Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson và Nhóm sẵn sàng đổ bộ USS Essex (16/1).

Trước đó, có nhiều ý kiến quan ngại về khả năng Mỹ giảm ưu tiên tại Biển Đông để dồn sức cho các điểm nóng tại châu Âu hay Đài Loan (Trung Quốc). Các ý kiến này chỉ ra rằng, số FONOP Biển Đông năm 2021 (5 cuộc) giảm 50% so với năm 2020 (10 cuộc), gián đoạn xu hướng tăng cường FONOP Mỹ từ năm 2015.

Tuy nhiên, các FONOP lần này và các động thái quan trọng đi kèm liên tiếp đã ngầm gửi thông điệp Mỹ vẫn hiện diện tại Biển Đông, không chỉ bằng lời nói mà cả bằng hành động thực địa.

Thay đổi chiến thuật?

Đây là lần FONOP Biển Đông lần thứ 4 liên tiếp Mỹ sử dụng tàu USS Benfold. Việc sử dụng cùng một tàu để tiến hành một loạt FONOP liên tiếp như vậy khá hiếm.

Trước đó, Washington chỉ một lần dùng tàu John McCain để tiến hành 4 FONOP liên tiếp trong khoảng thời gian 5 tháng, từ tháng 10/2020-2/2021. Chuỗi 4 FONOP đầu tiên của chính quyền Tổng thống Biden cũng được tiến hành bởi 4 tàu khác nhau.

Có khả năng đây là dấu hiệu cho thấy thay đổi chiến thuật của Mỹ trong bối cảnh các tàu Trung Quốc thường áp sát các tàu Mỹ thực hiện FONOP (vì FONOP thường được tiến hành gần các thực thể biển, trong vùng cách thực thể 12 hải lý) và có thể dễ thu thập thông tin tác chiến của các tàu này.

Để khiến hoạt động của Mỹ khó đoán hơn, nước này có thể ít thay đổi tàu thực hiện FONOP thay vì luân phiên như trước kia, hạn chế số tàu mà Trung Quốc có thể tiếp cận được.

Điều này cũng phù hợp với xu hướng tác chiến trên thực địa Mỹ đang theo đuổi gần đây.

Trong năm 2021, nhiều học giả đã chỉ ra rằng, Mỹ đang muốn giảm năng lực “chống tiếp cận - chống xâm nhập” (A2/AD) của Trung Quốc bằng cách thay đổi phương thức hành động, khiến hoạt động của Mỹ khó đoán định hơn.

Ví dụ, tàu Mỹ trước kia thường vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ giữa Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines nhưng hải trình qua vệ tinh cho thấy các tàu Mỹ năm 2021 tiến vào Biển Đông theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có eo Balabac và những vùng biển hẹp giữa các đảo của Philippines.

Tuy nhiên, cũng không nên loại trừ khả năng lựa chọn một tàu liên tiếp là do phân bố lực lượng. Do Hạm đội 7 phải dàn trải khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tàu nào ở vị trí thuận tiện nhất sẽ được chọn tiến hành FONOP.

Hoạt động tự do hàng hải đầu năm 2022 của Mỹ tại Biển Đông: Nối tiếp thực tiễn hay thay đổi chiến thuật?
Tàu USS Benfold hoạt động FONOP tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ngày 14/6/2018. (Nguồn: Reuters)

Tiếp tục xu hướng minh bạch hóa?

Theo Hạm đội 7, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam bộ của quân đội Trung Quốc đã tuyên bố “đuổi” tàu USS Benfold tại Hoàng Sa. Đáp lại, Trung úy Mark Langford, người phát ngôn Hạm đội cho biết, tuyên bố của Trung Quốc là sai sự thật.

Từ năm 2017, khi Mỹ tăng tần suất các FONOP tại Biển Đông, thì Trung Quốc bắt đầu tuyên bố tàu nước mình đã “đuổi” hoặc “trục xuất” tàu Mỹ. Trước năm 2021, Mỹ thường ít công khai đáp trả hoặc chỉ đáp trả sau tuyên bố của Trung Quốc một thời gian.

Tuy nhiên, với các FONOP từ 2021 tới nay, Washington thường đáp trả trong cùng một ngày với tuyên bố “đuổi tàu” của Bắc Kinh. Động thái này nhằm 2 mục đích: Giúp minh bạch các hoạt động của Mỹ hơn và hạn chế khả năng định hình dư luận của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một chi tiết đáng nói là FONOP ngày 18/1 không được truyền thông rộng rãi. Hoạt động của FONOP lần này cũng không được đăng trên trang của Hạm đội 7 mà chỉ được thông báo qua kênh CNN. Điều này có thể lý giải rằng Mỹ muốn đợi FONOP ngày 20/1 để công bố cùng một lúc.

FONOP Mỹ tại Biển Đông luôn là một vấn đề đáng theo dõi. Hoạt động không chỉ cho thấy cam kết của nước này với Luật Biển quốc tế mà còn có thể là chỉ dấu hé lộ những thay đổi trong chiến lược và chiến thuật của Washington tại khu vực.


* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.

Máy bay chiến đấu Mỹ gặp sự cố ở Biển Đông, 7 người bị thương

Máy bay chiến đấu Mỹ gặp sự cố ở Biển Đông, 7 người bị thương

Hải quân Mỹ xác nhận 7 thủy thủ của lực lượng này bị thương trong vụ một chiếc máy bay chiến đấu F-35C gặp “trục ...

Mỹ-Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông

Mỹ-Nhật Bản nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã đồng ý đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Cử người đến Mỹ để đàm phán mới về khoáng sản, Ukraine cam kết quan hệ đối tác 'mạnh mẽ, minh bạch'

Cử người đến Mỹ để đàm phán mới về khoáng sản, Ukraine cam kết quan hệ đối tác 'mạnh mẽ, minh bạch'

Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Ukraine cho biết Kiev sẽ cử phái đoàn tới Washington để tiến hành đàm phán về bản dự thảo mở rộng thỏa thuận khoáng sản ...
Giá vàng hôm nay 8/4/2025: Giá vàng bắt đầu 'rơi', ngưỡng 3.000 USD/ounce bị đe dọa do bán tháo chốt lời, nhưng tương lai vẫn tươi sáng?

Giá vàng hôm nay 8/4/2025: Giá vàng bắt đầu 'rơi', ngưỡng 3.000 USD/ounce bị đe dọa do bán tháo chốt lời, nhưng tương lai vẫn tươi sáng?

Giá vàng hôm nay 8/4/2025: Giá vàng bắt đầu 'rơi', ngưỡng 3.000 USD/ounce bị đe dọa do tình trạng bán tháo chốt lời, nhưng tương lai vẫn tươi sáng?
Tổng thống Pháp thăm Ai Cập: Khẳng định vai trò, tìm tiếng nói chung

Tổng thống Pháp thăm Ai Cập: Khẳng định vai trò, tìm tiếng nói chung

Tổng thống Pháp và Ai Cập đã ký các thỏa thuận Đối tác chiến lược trong các lĩnh vực y tế, giao thông vận tải, hợp tác giáo dục và ...
Anh siết chặt kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nhằm cắt giảm chi tiêu công

Anh siết chặt kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nhằm cắt giảm chi tiêu công

Ngày 7/4, Chính phủ Anh yêu cầu các bộ ngành rà soát chức năng và hiệu quả hoạt động của hàng trăm tổ chức phi chính phủ.
Xu hướng cưới hỏi miền Tây 2025: Cưới hỏi trọn gói Ngọc Huyền chia sẻ những điểm mới đầy ấn tượng

Xu hướng cưới hỏi miền Tây 2025: Cưới hỏi trọn gói Ngọc Huyền chia sẻ những điểm mới đầy ấn tượng

Xu hướng cưới hỏi tại miền Tây có nhiều thay đổi ấn tượng. Hãy cùng Cưới hỏi trọn gói Ngọc Huyền khám phá những điểm mới nhất trong mùa cưới ...
Thứ Hai hoảng loạn: Thị trường chứng khoán thế giới lại lao dốc khi ông Trump 'chơi' đòn thuế quan

Thứ Hai hoảng loạn: Thị trường chứng khoán thế giới lại lao dốc khi ông Trump 'chơi' đòn thuế quan

Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh, cổ phiếu châu Âu, châu Á, các chỉ số hàng đầu thị trường và cả giá dầu cũng giảm trong ngày 'Thứ ...
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động