Học sinh lớp 6 chưa đọc được chữ: Chuyên gia tâm lý phân tích lý do

PGS.TS Trần Thành Nam
(Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục- ĐH Quốc gia Hà Nội)
Từ vụ học sinh lớp 6 chưa đọc được chữ, theo chuyên gia tâm lý, PGS.TS. Trần Thành Nam, ngoài nguyên nhân chạy theo thành tích, làm đẹp học bạ, chất lượng giáo viên chưa cao, có thể do cả việc rối loạn học tập.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Học sinh lớp 6 chưa đọc được chữ: Chuyên gia tâm lý phân tích lý do
Vụ học sinh lớp 6 chưa đọc được chữ, theo PGS.TS. Trần Thành Nam, ngoài chạy theo thành tích, làm đẹp học bạ, có thể do việc rối loạn học tập.

Nhiều trẻ rối loạn học tập nhưng chưa được phát hiện

Mới đây, một số học sinh Trường THCS - THPT Tân Mỹ, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp được báo chí phát hiện đọc, viết khó khăn. Có em đọc không liền câu mà phải đánh vần; viết chữ sai chính tả nhiều.

Chỉ riêng Trường THCS-THPT Tân Mỹ đã có 6 học sinh lớp 6 chưa đọc được chữ. Hiện có 2 em bỏ học vì mặc cảm và không theo kịp bài.

Sự việc này tiếp tục khiến dư luận xã hội dậy sóng bởi theo chương trình giáo dục phổ thông, kết thúc lớp 1 học sinh phải đọc thông, viết thạo.

Điều đáng nói, tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp không phải bây giờ mới xảy ra. Hầu như năm nào cũng phát hiện ở một vài địa phương có hiện tượng này.

Dư luận đang đặt ra câu hỏi rất lớn về nguyên nhân do chất lượng giáo viên, do áp lực tâm lý chủ quan của việc chạy theo thành tích, làm đẹp học bạ, do việc đánh giá kết quả giáo dục lỗi thời không phản ánh thực chất...

Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội đã có góc nhìn khác, phân tích khác về vấn đề này. Cụ thể:

Tôi không phản đối các ý kiến tranh luận, nhưng tôi muốn bổ sung một góc nhìn khác của vấn đề đối với những trường hợp ngồi nhầm lớp.

Đó là hiện có rất nhiều trẻ mắc chứng rối loạn học tập (thường thuộc một trong 3 nhóm khó đọc, khó viết, khó tính toán) nhưng không được phát hiện chuẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Do không có khiếm khuyết nặng về năng lực trí tuệ (thường điểm IQ của các em trong khoảng từ 90- 95 điểm) nên những khó khăn trong đọc, viết, tính toán của các em thường bị gia đình và trường học hiểu nhầm là do chây ỳ, lười học, bị chê trách, bị trừng phạt một cách bạo lực.

Thực tế, đây là một bệnh thể hiện qua các biểu hiện như: Đọc từ thiếu chính xác hoặc chậm và ngắc ngứ; Khó hiểu nghĩa của từ; Đánh vần khó khăn; Diễn đạt bằng chữ viết khó khăn; Khó thành thục với các con số, phép tính hoặc tính toán; Khó khăn trong suy luận toán logic.

Những khó khăn này khác biệt đáng kể so với tuổi phát triển của cá nhân và ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập.

Với chứng bệnh này, các biện pháp giáo dục thông thường sẽ không hiệu quả mà cần phải có sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý lâm sàng, các bác sỹ hoặc chuyên gia giáo dục đặc biệt, những người đã được đào tạo về phương pháp hỗ trợ cho những người bị rối loạn học tập. Đây có thể là nguyên nhân khiến giáo viên rất áp lực nếu không hiểu rõ vấn đề.

Giáo viên "giơ cao đánh khẽ"?

Với những trẻ em mắc chứng rối loạn học tập như trên đây, giáo viên dạy bằng cách thông thường không thể cải thiện.

Từ đó, thầy cô có tâm lý sợ cấp trên đánh giá không chịu dạy dỗ nhiệt tình hay phương pháp dạy kém nên đành "giơ cao đánh khẽ" cho con lên lớp, dẫn đến tình trạng học sinh lên lớp 6 nhưng chưa đọc được chữ như chúng ta đã thấy.

Việc học sinh học tập ở trên lớp chưa tốt, có thể kéo theo nhiều vấn đề tâm lý như: Động cơ học yếu, học tập máy móc, phương pháp không phù hợp, rút lui khi có khó khăn, ốm giả vờ, phản ứng tiêu cực, lo lắng quá mức, thường xuyên bỏ học.

Thậm chí kèm với chứng rối loạn học tập, có thể học sinh có các vấn đề khác đi kèm như xu hướng suy giảm trí nhớ ngắn hạn, giảm chú ý.

Nguyên nhân của rối loạn học tập đến nay chưa được xác định chính xác nhưng nhiều nghiên cứu khẳng định, đấy là do rối loạn sinh học trước và trong khi sinh gây ra. Vì vậy, nếu mắc rối loạn học tập, chỉ chỉnh trị và phục hồi chứ không thể chữa khỏi.

Để can thiệp cho những học sinh này phải cân nhắc cả các hình thức can thiệp tâm lý, giáo dục kỹ năng sống- kỹ năng xã hội và giáo dục đặc biệt đảm bảo ổn định tâm lý, giúp cải thiện tình trạng rối loạn học tập.

Đặc biệt, giúp các em học hòa nhập trong trường phổ thông và giáo dục hướng nghiệp để phát triển tối đa những điểm mạnh của các em để tạo sinh kế tự phục vụ cho bản thân.

Trong thời gian tới, nhằm giúp các trường hạn chế những trường hợp "ngồi nhầm lớp" theo góc nhìn này, công tác tư vấn tâm lý học đường cần thực sự đi vào thực chất.

Các trường cần có công cụ chuẩn để sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp khuyết tật trí tuệ và rối loạn học tập, có hệ thống giáo viên hòa nhập có kiến thức về giáo dục đặc biệt để hỗ trợ các em trong các vấn đề học tập tại trường và mạng lưới kết nối với chuyên gia tâm lý lâm sàng, giáo dục đặc biệt để cung cấp các dịch vụ cần thiết.

Học sinh lớp 6 không đọc được chữ: Nếu chỉ xét học bạ, nhiều em bị ‘đẩy lên lớp’ đến đại học
Giáo dục tuần qua: 'Tâm thư' của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT khi ngồi 'ghế nóng', Quyền Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền qua đời
Tân tư lệnh ngành giáo dục Nguyễn Kim Sơn: Cần làm vững thêm niềm tin của xã hội, trước hết chúng ta phải tự tin vào chính mình
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng: Hy vọng tân tư lệnh ngành giáo dục hãy lắng nghe ý kiến đóng góp
Ông Phùng Xuân Nhạ rời 'ghế nóng' Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
TIN LIÊN QUAN
(theo Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ ...
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp tục lái xe.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động