Học viện Ngoại giao thông báo tuyển dụng viên chức năm 2021

Văn Anh
Học viện Ngoại giao tuyển dụng 28 viên chức cho 13 vị trí việc làm theo hình thức thi tuyển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Học viện Ngoại giao tuyển dụng 28 viên chức cho 13 vị trí việc làm theo hình thức thi tuyển, cụ thể như sau:

  1. Chỉ tiêu:

TT

Vị trí việc làm

Số lượng chỉ tiêu

Chuyên ngành

Ngoại ngữ

Yêu cầu theo đặc thù ngành đối ngoại (ngoài các điều kiện dự tuyển như quy định trong điểm II.1 và II.2 dưới đây)

Trình độ ngoại ngữ (Yêu cầu chứng chỉ còn thời hạn theo quy định của tổ chức cấp chứng chỉ)

Trình độ, chuyên ngành đào tạo

1

Giảng viên

03

Quan

hệ

quốc

tế

Anh

/Pháp

/Trung

/ Nhật

/Hàn hoặc các ngôn ngữ khác

- Tiếng Anh: IELTS (Academic) từ 6,5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

- Tiếng Pháp: DELF B2 từ 65 điểm trở lên hoặc DALF C1 từ 50 điểm trở lên;

- Tiếng Trung: HSK cấp 5 trở lên;

- Tiếng Nhật: JLPT N2 trở lên;

- Tiếng Hàn: TOPIK 5 trở lên;

- Các ngoại ngữ khác: Do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

Thạc sĩ trở lên, ngành Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học; hoặc các ngành gần với ngành Quan hệ quốc tế

2

Giảng viên

04

Kinh

tế

quốc

tế,

Kinh doanh quốc tế

Thạc sĩ trở lên, ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Tài chính ngân hàng; hoặc các ngành gần với ngành Kinh tế quốc tế

3

Giảng viên

03

Luật quốc

tế

Thạc sĩ trở lên, ngành Luật quốc tế; hoặc các ngành gần với ngành Luật quốc tế

4

Giảng viên

04

Truyền thông quốc

tế

Thạc sĩ trở lên, ngành Truyền thông (Truyền thông quốc tế, Báo chí truyền thông, Quản lý truyền thông, Truyền thông marketing); hoặc ngành gần với truyền thông (Quan hệ công chúng, Thương hiệu, Văn hóa truyền thông, Văn hóa đối ngoại, Các vấn đề toàn cầu)

5

Giảng viên

01

Giáo dục

Lý luận chính trị

Thạc sĩ trở lên, ngành Triết học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh; hoặc ngành gần với Giáo dục lý luận chính trị

6

Giảng viên

01

Ngôn ngữ Anh

Anh

IELTS (Academic) từ 7,5 điểm trở lên hoặc tương đương

Tiến sĩ, ngành Ngôn ngữ Anh, Giảng dạy tiếng Anh

7

Giảng viên

02

Ngôn ngữ Anh

Anh

IELTS (Academic) từ 7,5 điểm trở lên hoặc tương đương

Thạc sĩ trở lên, Ngôn ngữ Anh, Giảng dạy tiếng Anh, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế

8

Giảng viên

01

Ngôn ngữ Pháp

Pháp

DALF C1 trở lên hoặc tương đương

Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Pháp, Giảng dạy tiếng Pháp, Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế

9

Giảng viên

01

Ngôn ngữ Trung Quốc

Trung

HSK 6 trở lên

Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Giảng dạy tiếng Trung Quốc, Quan hệ quốc tế, Hán ngữ và Văn học

10

Giảng viên

02

Ngôn ngữ Nhật

Nhật

JLPT N1 trở lên

Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Nhật, Giảng dạy tiếng Nhật, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế

11

Giảng viên

02

Ngôn ngữ

Hàn

Hàn

TOPIK 6 trở lên

Thạc sĩ trở lên, ngành Ngôn ngữ Hàn, Giảng dạy tiếng Hàn, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế

12

Kế toán

03

Tài chính, Kế toán

Anh

Không yêu cầu chứng chỉ

Đại học trở lên, có chuyên môn đào tạo phù hợp chuyên ngành dự thi

13

Tin học

01

Công nghệ thông tin

Anh

Không yêu cầu chứng chỉ

Đại học trở lên, có chuyên môn đào tạo phù hợp chuyên ngành dự thi

Lưu ý: Hội đồng tuyển dụng sẽ xác định những ngành gần, ngành phù hợp với chuyên ngành dự thi

  1. Điều kiện đăng ký dự tuyển

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển chung

(1) Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký dự tuyển (Điều 22 Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010):

a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển;

d) Có lý lịch rõ ràng;

e) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

g) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

h) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

(2) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:

a) Không cư trú tại Việt Nam;

b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Điều kiện đăng ký dự tuyển riêng

(1) Đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị của ngành Ngoại giao;

(2) Đáp ứng tiêu chuẩn ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại, không có dị tật ngoại hình, không nói ngọng, nói lắp.

3. Yêu cầu về hồ sơ

Những thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện dự tuyển nêu trên cần nộp hồ sơ dự tuyển viên chức cho Học viện Ngoại giao trong ngày sơ tuyển, nhận hồ sơ. Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển tại 01 vị trí. Hồ sơ bao gồm:

(1) Phiếu đăng ký dự tuyển: Theo mẫu tại Phụ lục kèm theo;

(2) 02 Sơ yếu lý lịch tự thuật: Theo mẫu tại Phụ lục kèm theo;

(3) Văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm từ bậc Đại học trở lên (không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y). Đối với những thí sinh tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài tại Việt Nam phải bổ sung Giấy chứng nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (tham khảo thêm Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam). Trường hợp thí sinh đã hoàn thành toàn bộ chương trình học nhưng chưa được cấp Bằng tốt nghiệp, cần phải nộp bản sao của Giấy Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Bảng điểm;

(4) Chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu (bản sao, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y);

(5) Bằng khen, giải thưởng, giấy chứng nhận thành tích (nếu có, bản sao, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y);

(6) Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

(7) 04 ảnh cỡ 4x6cm;

(8) 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận (thí sinh dự thi) theo đường bưu điện.

III. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng:

Theo các quy định của pháp luật có liên quan về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Ưu tiên trong tuyển dụng viên chức được áp dụng theo quy định tại Điều 6, Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

IV. Các môn thi và hình thức thi

1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung

Tổ chức thi trắc nghiệm trên giấy. Nội dung thi gồm 03 phần, cụ thể như sau:

Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.

Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc ngoại ngữ khác do Giám đốc Học viện quyết định. Thời gian thi 30 phút. Lưu ý: Miễn phần thi ngoại ngữ tại Vòng 1 cho các thí sinh dự tuyển đáp ứng theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Lưu ý: Miễn phần thi tin học tại Vòng 1 cho các thí sinh dự tuyển đáp ứng theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 9, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP.

Xác định thí sinh được thi tiếp Vòng 2: Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi tại Vòng 1 thì đủ điều kiện dự thi tiếp Vòng 2.

2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (tối đa 100 điểm)

- Hình thức thi: kết hợp thi viết và phỏng vấn

- Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại, bằng cả tiếng Việt và ngôn ngữ đăng ký dự thi, gồm 2 phần cụ thể như sau:

Phần I, thi viết:

+ Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).

+ Thang điểm: tối đa là 60 điểm.

Phần II, thi phỏng vấn:

+ Thời gian thi: 30 phút (thí sinh có 15 phút chuẩn bị)

+ Thang điểm: tối đa 40 điểm.

3. Nguyên tắc xét chọn người trúng tuyển và quyết định tuyển dụng:

(1) Thí sinh tham dự đủ các phần thi, có điểm của các phần thi tại Vòng 2 đạt từ 50% thang điểm trở lên đủ điều kiện xem xét tuyển dụng;

(2) Người trúng tuyển là thí sinh đủ điều kiện xem xét tuyển dụng có tổng điểm các phần thi tại Vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định số115/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm;

(3) Học viện Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ sở cấp bằng, chứng chỉ thẩm tra, xác minh tính xác thực của các bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Sau khi có thông báo kết quả, người trúng tuyển sẽ có thời hạn 20 ngày để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn cụ thể của Học viện Ngoại giao. Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai, bị phát hiện sử dụng các văn bằng, chứng chỉ, các tài liệu khác không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Học viện Ngoại giao có thẩm quyền hủy kết quả trúng tuyển và đề nghị xử phạt cá nhân liên quan theo quy định;

(4) Bộ Ngoại giao/Học viện Ngoại giao sẽ thực hiện thẩm tra lý lịch chính trị, lý lịch tư pháp và kiểm tra sức khoẻ cho người trúng tuyển. Kết quả thẩm tra lý lịch chính trị, lý lịch tư pháp và kiểm tra sức khoẻ là cơ sở cuối cùng quyết định việc tuyển dụng.

Lưu ý: Thí sinh không trúng tuyển không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

V. Lịch trình và lệ phí thi tuyển:

  1. Lịch trình (dự kiến):

(1) Nhận hồ sơ, thu lệ phí thi và sơ tuyển: Từ 8h30-11h00 và 14h00-16h00 các ngày 05 - 06/7/2021 tại Phòng 405 Nhà G, Học viện Ngoại giao, số 69 Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội;

(2) Thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 1: dự kiến ngày đăng thông báo 12/7 - 14/7/2021 (niêm yết tại Học viện Ngoại giao, và đăng trên trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2021);

(3) Phổ biến yêu cầu về nội dung thi tuyển và hệ thống hóa kiến thức: 16 - 21/7/2021 (tại Học viện Ngoại giao; đăng trên trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2021);

(4) Phát thẻ dự thi: 21/7/2021 (tại Học viện Ngoại giao);

(5) Thi Vòng 1: 05 - 06/8/2021 (tại Học viện Ngoại giao);

(6) Công bố kết quả Vòng 1 và danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2: Dự kiến trong tuần cuối tháng 8/2021 (niêm yết tại Học viện Ngoại giao, đăng trên Trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2021;

(7) Thi Vòng 2 (viết + phỏng vấn): dự kiến cuối tháng 9/2021 (tại Học viện Ngoại giao);

(8) Công bố kết quả điểm thi Vòng 2: dự kiến cuối tháng 10/2021;

(9) Thông báo kết quả tuyển dụng và dự kiến danh sách người trúng tuyển: dự kiến 2 tuần cuối tháng 11/2021.

Lưu ý: Lịch thi có thể thay đổi do những nguyên nhân khách quan. Học viện Ngoại giao sẽ có thông báo cụ thể trên Trang thông tin điện tử.

  1. Lệ phí thi tuyển:

Thực hiện theo quy định của Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi tuyển và phí dự thi nâng ngạch công chức.

(Lưu ý: Không hoàn trả lại hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển).

Học viện Ngoại giao sẽ có các thông báo cụ thể tiếp theo về các nội dung liên quan đến kỳ thi, đăng trên Trang thông tin điện tử, Mục “Tuyển dụng năm 2021”.

Liên hệ:

Phòng Tổ chức Cán bộ, Học viện Ngoại giao.

Địa chỉ: Số 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 035 206 9619 hoặc 024 3835 5311, máy lẻ 1102 (trong giờ hành chính).

Fax: 024 38 343 543

Email: ptccb.hvng@gmail.com

Trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao www.dav.edu.vn, Mục Tuyển dụng 2021

Các mẫu giấy tờ kèm theo Hồ sơ:

1. Phiếu đăng ký dự tuyển: tại đây

2. Sơ yếu lý lịch tự thuật: tại đây

TIN LIÊN QUAN
Bộ Ngoại giao tuyển dụng công chức làm việc tại Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh
Bộ Ngoại giao thông báo tuyển dụng công chức theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP
Khai giảng Khóa Bồi dưỡng Tiền công vụ dành cho công chức mới
Bộ Ngoại giao mở rộng cửa chào đón 81 'tân binh'

(theo Học viện Ngoại giao)

Bài viết cùng chủ đề

Xin chào Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Hàn Quốc thẩm vấn Bộ trưởng Thống nhất và Giám đốc Cơ quan tình báo liên quan đến thiết quân luật

Giới chức Hàn Quốc thông báo Bộ trưởng Thống nhất Kim Yung Ho và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Cho Tae Yong đã bị các nhà ...
Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Trên hành trình tham gia mạng lưới Thành phố Học tập toàn cầu (Kỳ 2): Những câu chuyện vòng quanh thế giới

Những câu chuyện truyền cảm hứng của các thành phố đoạt giải thưởng ở Hội nghị quốc tế Thành phố Học tập toàn cầu có thể trở thành bài học ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó ...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên: Biểu tượng của khát vọng vươn cao, hội nhập và phát triển bền vững

Sáng 22/12, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành - ...
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent khẳng định về cam kết của Anh trong thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam.
Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 mở ra kỷ nguyên hợp tác mới

Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Korhan Kemik đã có cuộc phỏng vấn với Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Doanh nhân Mỹ gốc Việt và sứ mệnh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ tại Việt Nam

Việt Nam mong muốn cộng đồng doanh nhân Mỹ gốc Việt đồng hành để xây dựng một Việt Nam hiện đại và mang lại giá trị lâu dài cho tương lai.
Phiên bản di động