Hội nghị G20: Quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả

Chu Văn
Tổng thống nước chủ nhà Indonesia Widodo nỗ lực kêu gọi các đối tác phương Tây, giảm nhẹ chỉ trích Nga về chiến dịch quân sự tại Ukraine và thể hiện 'sự linh hoạt' khi G20 có nguy cơ không đạt được tuyên bố chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị G20:
Hội nghị G20 năm 2022, quá nhiều vấn đề hóc búa, chủ nhà Indonesia kêu gọi ngừng chỉ trích Nga, nhưng vẫn lo ngại về kết quả. (Nguồn: Getty Images)

Tổng thống Widodo sẽ "coi đó là một thành công cá nhân" nếu có thể đạt được tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), một trong các quan chức cho biết. Nguồn tin đồng thời cho biết thêm rằng, nhà lãnh đạo Indonesia đã nhiều lần than thở rằng ông đang chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 "khó khăn nhất" từ trước đến nay.

Ông cũng đang tìm cách tránh loại bỏ Nga và biến G20 thành G19, điều mà G8 đã làm sau sự kiện Moscow sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Những "nút thắt" về kinh tế đang bao trùm Hội nghị G20. Lạm phát ở nhiều quốc gia đang ở mức cao nhất trong 40 năm, phần lớn do giá năng lượng tăng vọt, là hệ quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt và trả đũa giữa Moscow và phương Tây; chính sách phòng, chống Covid-19 quyết liệt của Trung Quốc đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế giá cả tăng vọt, ngày càng có nhiều lo ngại rằng thế giới có thể rơi vào tình trạng suy thoái.

Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế hàng đầu khác đang đối mặt với những lời kêu gọi hành động quyết liệt để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khí hậu đang rình rập.

G20 - diễn đàn kinh tế lớn nhất thế giới, có nhiệm vụ tìm ra giải pháp cho các vấn đề hóc búa nhất mà kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Tuy nhiên, câu lạc bộ các nền kinh tế phát triển nhất thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia trong hai ngày 15 và 16/11.

"Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn"?

Nhiều chuyên gia cho rằng, bất chấp khẩu hiệu lạc quan của Hội nghị thượng đỉnh G20 là "Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn", kỳ vọng các bên đạt được một thỏa thuận hợp tác tích cực tại Hội nghị lần này là mong manh, khi Mỹ và các nước đồng minh ngày càng nhìn thấy nhiều điểm khác biệt với Trung Quốc và Nga.

Chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực châu Á mới nổi tại ngân hàng Natixis ở Hong Kong (Trung Quốc) Trinh Nguyen đã trao đổi với kênh Al Jazeera rằng: “Vấn đề lạm phát trước mắt và vấn đề phát triển bền vững dài hạn hơn để giảm lượng khí thải carbon đòi hỏi sự phối hợp toàn cầu. Đây là điều khá khó khăn trong một thế giới bị phân mảnh hơn nhiều và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Vì vậy, thách thức đối với G20 là tập hợp các nhà lãnh đạo, những người có quan điểm khác biệt về địa chính trị, để tìm ra điểm chung và giải pháp cho cả cuộc khủng hoảng ngắn hạn và dài hạn”.

Lạm phát, bên cạnh các vấn đề khác, sẽ là quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị G20 vì yếu tố này đã tác động đến mọi tế bào kinh tế, khiến việc tìm kiếm những thứ thiết yếu trở nên đắt đỏ hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Một thách thức khác đối với G20 là tạo ra một chuỗi cung ứng toàn cầu tích hợp hơn, ít bị tổn thương hơn trước những cú sốc địa chính trị như cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, lạm phát toàn cầu, vốn đã tăng đều trong cả năm 2022, sẽ đạt 8,8% vào năm 2022, so với mức 4,7% của năm 2021. Điều này là do sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, xung đột ở Ukraine và môi trường giá nhiên liệu cao hơn.

Trong bối cảnh đó, nhóm G20, bao gồm 19 quốc gia và Liên minh châu Âu (EU), đã cùng các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương thống nhất đưa ra các giải pháp để đối phó tình hình lạm phát và thiếu hụt lương thực toàn cầu.

Indonesia, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh sẽ nỗ lực duy trì tính trung lập của diễn đàn, bác bỏ lời kêu gọi của các nước phương Tây và Ukraine loại trừ Nga, đồng thời nhấn mạnh tiềm năng hợp tác về an ninh lương thực và năng lượng.

Trả lời phỏng vấn trước báo giới đầu tuần trước, Tổng thống Indonesia Joko Widodo bày tỏ lo ngại về khả năng căng thẳng địa chính trị làm lu mờ Hội nghị thượng đỉnh, mà theo ông là "không có nghĩa là một diễn đàn chính trị".

Các quan chức Nga và Indonesia đã xác nhận vào tuần trước rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh và thay vào đó Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov sẽ đại diện Nga tham dự. Tuy nhiên, ông Putin dự kiến sẽ tham dự ít nhất một trong các cuộc họp trực tuyến.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều tham dự. Những người tham dự cao cấp khác bao gồm Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Radityo Dharmaputra, Giảng viên quan hệ quốc tế tại Đại học Airlangga ở Surabaya, Indonesia, cho biết thách thức chính đối với Hội nghị thượng đỉnh là tìm cách khuyến khích một số chuyển động tích cực trong quan hệ giữa Nga và Ukraine.

Hồi tháng Sáu, ông Joko Widodo đã đến thăm Ukraine và Nga trong một nỗ lực ngoại giao nhằm làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình và cho phép xuất khẩu ngũ cốc tự do trở lại. Sau đó đến tháng Bảy, các nước Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký kết Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian nhằm đảm bảo vận chuyển an toàn ngũ cốc và các loại thực phẩm khác từ các cảng của Ukraine.

Khủng hoảng năng lượng chỉ là một trong những trọng tâm

Shahar Hameiri, một nhà kinh tế chính trị tại Đại học Queensland, cho biết, năng lượng là trọng tâm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh vì cuộc xung đột ở Ukraine đã làm nổi bật sức mạnh của các nước sản xuất năng lượng trong việc tác động đến môi trường giá cả ở những nước khác.

Ông Hameiri cho rằng, Mỹ đã rất tức giận khi rất nhiều nước sản xuất đã không tăng sản lượng dầu mỏ nhằm giữ giá bán cao. Điều này rõ ràng đang hỗ trợ cho Nga.

Một vấn đề quan trọng khác mà ông Hameiri mong G20 thảo luận là tái cơ cấu nợ đối với các nước đang phát triển gặp khó khăn về tài chính. Ông Hameiri cho rằng, G20 đã cố gắng điều phối vấn đề này trong một thời gian, nhưng quy mô của vấn đề nợ đã trở nên lớn hơn rất nhiều trong thời gian gần đây, khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát trong nước.

Tuy nhiên, bất chấp quy mô của những thách thức và bất hòa chính trị, một số nhà quan sát vẫn có thể lạc quan về khả năng của G20 trong việc giải quyết các vấn đề quan tâm chung.

Dandy Rafitrandi, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, cho biết diễn đàn đã đạt được thành tựu trong những năm gần đây, bao gồm các sáng kiến tạm dừng thanh toán nợ cho các nhà nghiên cứu ở các nước nghèo nhất và cung cấp tài chính cho các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp trong đại dịch.

Chuyên gia Rafitrandi cho rằng: “Dự án Tài chính G20 đã thảo luận về một số sáng kiến tiếp theo từ nhiệm kỳ Chủ tịch trước như Sáng kiến Đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) và Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), nhằm bảo vệ các nước đang phát triển dễ bị tổn thương trước áp lực kinh tế vĩ mô khi đối mặt với Covid-19 và giá lương thực và năng lượng tăng cao".

Chuyên gia Rafitrandi cho rằng, Hội nghị G20 năm 2022 sẽ đề cập đến một sáng kiến nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình tăng cường khả năng chuẩn bị cho đại dịch. Đó là việc Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập Quỹ trung gian tài chính phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (PPR FIF). Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị nóng bỏng, thành tích này cần được đánh giá cao.

Giá cà phê hôm nay 15/11: Quay đầu giảm, thị trường chưa qua khỏi vùng quá bán, năng suất cà phê Việt gấp 3 lần thế giới

Giá cà phê hôm nay 15/11: Quay đầu giảm, thị trường chưa qua khỏi vùng quá bán, năng suất cà phê Việt gấp 3 lần thế giới

Năng suất cà phê Việt Nam đã tăng từ 23,5 tạ/ha năm 2011 lên 28,2 tạ/ha năm 2021 và sản lượng tăng từ 1,27 triệu ...

Nga để châu Âu vuột khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt hay toan tính ‘hồi sinh’ Nord Stream?

Nga để châu Âu vuột khỏi ‘vòng kim cô’ khí đốt hay toan tính ‘hồi sinh’ Nord Stream?

Tổng thống Nga Putin và gã khổng lồ năng lượng Gazprom đều cho biết, họ có “các quy tắc của riêng mình" về xuất khẩu ...

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Chưa hết phụ thuộc Nga, Đức lại muốn ràng buộc lợi ích với Trung Quốc?

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đông đảo các CEO hàng đầu của Đức đã đến Bắc Kinh, với một thông điệp rõ ràng “hoạt ...

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Kinh tế Trung Quốc: Mở đường mới chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu trong cuộc đua năng lượng sạch

Trung Quốc đã trở thành nhà tiên phong toàn cầu, đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch và tái tạo.

(theo Aljazeera, TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị thượng đỉnh G20

Đọc thêm

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ...
Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Trong báo cáo quý đầu năm, nhà sản xuất memory chip lớn nhất thế giới Samsung Electronics cho biết lợi nhuận tăng 932,8%.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay ...
Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở khu vực miền Nam tăng rải rác một vài nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?

Giá cà phê hôm nay 2/5/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm - chỉ là hiện tượng điều chỉnh tạm thời?...
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới giảm sâu; trong nước chiều nay sẽ được điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, giá dầu trượt dài thêm khoảng 3%; trong nước, giá xăng được dự báo tăng nhẹ.
Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5: Giá heo hơi có thể cán mốc 70.000 đồng/kg, Trung Quốc giảm đàn sau thời gian dài thua lỗ

Giá heo hơi hôm nay 2/5 lặng sóng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.500 – 98.500 đồng/kg.
Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Đón ‘sóng vàng’ ngành bán dẫn

Mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư ngành công nghiệp chip bán dẫn không chỉ là kế hoạch mà còn là mệnh lệnh cần phải thực hiện...
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động