Hội nghị hòa bình về Ukraine, dự kiến diễn ra tại Thụy Sỹ vào ngày 15-16/6. (Nguồn: FDFA) |
Đài NHK dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết, tuyên bố kết quả dự kiến sẽ phản ánh vấn đề an ninh của các nhà máy điện hạt nhân; an ninh lương thực; việc giải phóng con tin và trao trả trẻ em mà Nga bị cáo buộc bắt cóc song Mosow luôn phủ nhận.
Tin liên quan |
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh |
Văn kiện cũng nhấn mạnh rằng, sự tham gia của tất cả các bên là cần thiết để đạt được hòa bình; nó chỉ ra tầm quan trọng của việc Nga tham gia vào các cuộc thảo luận về vấn đề này.
Tuyên bố dự kiến này sẽ không bao gồm việc yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine.
Theo nguồn tin của NHK, việc thiếu các điều khoản mà Kiev yêu cầu là do quan điểm của một số quốc gia đang phát triển ở châu Á và Trung Đông coi trọng mối quan hệ với Moscow.
Kênh truyền hình Nhật Bản lưu ý rằng, ông Zelensky ưu tiên việc đạt được thỏa thuận với tất cả những người tham gia cuộc họp ở Thụy Sỹ và xây dựng một tuyên bố chung.
Cuộc họp về Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 15-16/6 tới ở Buergenstock. Ngày 10/6, chính phủ Thụy Sỹ thông báo, đã có 90 quốc gia và tổ chức đăng ký tham dự. Bộ Ngoại giao nước này trước đó công bố việc đã mời hơn 160 phái đoàn tới tham dự hội nghị.
Ngoại trưởng quốc gia Trung Âu Ignazio Cassis cho biết, các đại diện sẽ thảo luận về các lĩnh vực được quốc tế quan tâm rộng rãi, như nhu cầu về an ninh hạt nhân và lương thực, tự do hàng hải cũng như các vấn đề nhân đạo, chẳng hạn như tù nhân chiến tranh.
Nga chưa được mời tham dự hội nghị này, song, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Cassis tuyên bố, Bern đang duy trì liên lạc ngoại giao với Moscow về các vấn đề liên quan công tác chuẩn bị cho sự kiện.
Ngoại trưởng Thụy Sỹ nêu rõ: “Chúng tôi duy trì liên lạc thường xuyên giữa đại sứ của chúng tôi tại Moscow và Bộ Ngoại giao Nga.. Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để kéo Nga vào cuộc”.
Nga đã từ chối tham gia hội nghị bởi sự kiện này được tổ chức dựa trên đề xuất của Tổng thống Ukraine Zelensky. Trung Quốc, Brazil và Nam Phi, các thành viên cùng trong Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với Nga, thông báo sẽ không cử đoàn cấp cao tham dự.
Điều này đã làm giảm đi những kỳ vọng về bất kỳ bước đột phá lớn nào tại các cuộc đàm phán sắp được tổ chức ở Thụy Sỹ.
| Xung đột ở Gaza: HĐBA thông qua nghị quyết ủng hộ đề xuất ngừng bắn của Mỹ, Nga băn khoăn Ngày 10/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết do Mỹ soạn thảo ủng hộ đề xuất ... |
| Thụy Sỹ tuyên bố không thể có thỏa thuận hòa bình nào sau hội nghị về Ukraine, NATO khẳng định Kiev được quyền tấn công Nga Ngày 7/6, Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd cho biết, hội nghị về Ukraine sẽ khép lại mà không ký kết thỏa thuận hòa bình ... |
| Tin thế giới 10/6: Tổng thống Nga sắp thăm Triều Tiên, lại xả súng tại Mỹ, Belarus tập trận hạt nhân với Nga Philippines - Nhật Bản sắp ký thỏa thuận hợp tác quân sự, Mỹ hỗ trợ Israel giải cứu con tin tại Gaza, Giám đốc tình ... |
| Điểm tin thế giới sáng 11/6: Tổng thống Hàn Quốc công du Trung Á, Thủ tướng Singapore xuất ngoại đầu tiên, khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng BRICS Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 11/6. |
| Giữa lúc Tổng thống Maldives công du Ấn Độ, Malé điều tra ba thỏa thuận với New Delhi Ngày 10/6, Ủy ban Quốc hội Maldives, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan an ninh, đã quyết định rà soát ... |