Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dày đặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm

Vy Anh
Hội nghị thượng đỉnh G7 sắp diễn ra tại Italy là dịp để các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trên thế giới tìm sự đồng điệu trên hàng hoạt các vấn đề "nóng" toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy: Chương trình nghị sự dài dặc, bàn chiến thuật 'nóng hổi' của Ukraine, Trung Quốc là một tâm điểm
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 năm 2024, Italy đặt ưu tiên đối với xung đột Đông Âu và Trung Đông. (Nguồn: Agenzia Nova)

Cơ hội thể hiện tinh thần đoàn kết

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dự kiến sẽ khai mạc tại Apulia, Italy vào ngày 13/6 tới.

Một loạt chủ đề dự kiến sẽ được thảo luận, từ vấn đề kinh tế đến tình hình khu vực, và một tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo sẽ được công bố.

Có thể nói, đây sẽ là cơ hội để G7 thể hiện tinh thần đoàn kết trong việc ứng phó với những thách thức ngày càng gia tăng như tình hình xung đột Nga-Ukraine và tình hình căng thẳng ở Trung Đông.

Tin liên quan
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2024 sẽ diễn ra tại Puglia, Italy Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2024 sẽ diễn ra tại Puglia, Italy

Hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tiên được tổ chức vào tháng 11/1975 tại Chateau de Rambouillet, ngoại ô thủ đô Paris, Pháp.

Mục tiêu là để các nước phát triển phương Tây hợp tác giải quyết tình trạng bất ổn kinh tế sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất.

Vì Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nên nước này đã tham gia đàm phán ngay từ đầu. Tại những hội nghị đầu tiên, trọng tâm là thảo luận vấn đề kinh tế, nhưng trong thời kỳ xảy ra Chiến tranh Lạnh, các vấn đề chính trị cũng bắt đầu được đề cập nhiều hơn.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Nga tham gia các cuộc thảo luận chính trị và vào năm 1998, sự xuất hiện thêm nhân tố Nga đã biến tổ chức này thành “Nhóm G8”.

Đến tháng 3/2014, Nga tuyên bố sáp nhập Bán đảo Crimea ở miền Nam Ukraine và 7 quốc gia đã đình chỉ cơ chế tham gia của Nga, đưa cơ chế này quay trở lại với hình thức nhóm họp ban đầu là G7.

Những lãnh đạo chủ chốt của Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay không có thay đổi so với cách đây một năm.

Điểm lại, người tham gia nhiều hội nghị nhất là Thủ tướng Canada Justin Trudeau (nhậm chức tháng 11/2015), trong khi Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (nhậm chức tháng 10/2021) tham dự lần thứ ba, sau hội nghị tại Đức năm 2022 và giữ vai trò chủ trì vào năm 2023.

Năm nay, trong số các nhà lãnh đạo G7 có Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh tuyên bố tái tranh cử. Ông Biden tái tranh cử với tư cách là ứng viên đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 và sẽ phải cạnh tranh gay gắt với ứng viên đảng Cộng hòa là ông Donald Trump.

Ông Biden sẽ trở lại Mỹ sau Hội nghị thượng đỉnh G7 mà không tham gia Hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine tại Thụy Sỹ ngay sau đó. Điều này là do ông Biden phải tham gia một sự kiện gây quỹ chiến dịch tranh cử ở trong nước.

Trong khi đó, tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố sẽ giải tán Hạ viện và tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 4/7 tới. Theo dự báo của YouGov công bố ngày 3/6, Công đảng đối lập dự kiến sẽ giành được 60% số ghế và khả năng lớn sẽ có sự thay đổi trong chính phủ.

Tại Nhật Bản, cuộc bầu cử Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cũng sẽ diễn ra vào tháng 9 nhưng hiện tại vẫn chưa có thông tin ông Kishida Fumio có tái tranh cử hay không.

Đi tìm tiếng nói chung

Tiếp nối các nội dung lớn theo chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima năm ngoái, vấn đề Ukraine, tình hình khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, an ninh kinh tế và trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với tình hình Trung Đông (mới phát sinh sau Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima) sẽ là những chủ đề thảo luận chính.

Tuy nhiên, nước chủ nhà Italy muốn bổ sung thêm nội dung thảo luận về các vấn đề châu Phi và nhập cư.

Về tình hình Ukraine, tâm điểm chú ý là các cuộc thảo luận của lãnh đạo các nước G7 về những ưu và nhược điểm của một chiến thuật còn "nóng hổi" là cho phép Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí do phương Tây cung cấp.

Mỹ và Đức đều đã công khai tuyên bố mở đường cho điều này nhưng nước chủ nhà Italy lại không đồng tình việc tấn công vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí mà nước này cung cấp.

Ngoài ra, lãnh đạo các nước G7 sẽ thảo luận về cách thức sử dụng tài sản của Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Ukraine. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 4/6 vừa qua đã phát biểu tại Thượng viện Mỹ rằng sẽ “hỗ trợ đáng kể” cho việc sử dụng tiền lãi tạo ra từ các tài khoản bị phong tỏa.

Về phần mình, phía Nhật Bản đang xem xét về tính khả thi của giải pháp này, từ đó có thể có những áp dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Nhật Bản.

Còn về tình hình Trung Đông thì sao? Đây là vấn đề rất khó khi xung đột giữa Israel và Hamas đã tạo ra sự đối lập rõ rệt về lập trường của Mỹ và châu Âu. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, vốn nhận được sự hậu thuẫn lớn từ Mỹ, đã không thể đưa ra được bất kỳ phương án ngừng bắn hiệu quả nào do phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các nhóm chính trị cực hữu trong nước.

Về chủ đề AI, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2023, nước chủ nhà Nhật Bản đã đưa ra Quy trình AI ở Hiroshima để hướng tới xây dựng các quy tắc quốc tế về AI.

Tiếp nối, Hội nghị thượng đỉnh năm nay cũng sẽ tập trung vào các cuộc thảo luận sâu hơn về tác động của AI tạo ra việc làm. Có thông tin rằng Giáo hoàng Francis cũng sẽ tham gia cuộc thảo luận về chủ đề AI xoay quanh vấn đề đạo đức.

Trong lĩnh vực an ninh kinh tế, các biện pháp chống lại “sự ép buộc kinh tế”, bao gồm việc gây áp lực lên Trung Quốc thông qua thương mại và đầu tư, đều nằm trong chương trình nghị sự.

Các lãnh đạo G7 cũng sẽ chia sẻ ý kiến về cách giải quyết vấn đề sản xuất thừa của Trung Quốc. Hiện tại các nước G7 chỉ chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu, giảm mạnh so với con số 60% của 40 năm trước.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và các nước mới nổi, các nước đang phát triển (còn gọi là các nước Nam Bán cầu) đang đe dọa trật tự quốc tế do phương Tây dẫn dắt.

Châu Âu đang tranh luận về các biện pháp hạn chế nhập cư từ châu Phi. Italy có vấn đề nghiêm trọng về nhập cư khi số lượng lớn người nhập cư châu Phi tìm đến nước này qua biển Địa Trung Hải. Hội nghị thượng đỉnh cũng sẽ đề cập đến việc hỗ trợ phát triển cho châu Phi.

Nhật Bản, vốn đang dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, dự kiến sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan.

Đồng ý tổ chức hội nghị hòa giải theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine, một nước châu Âu mong mỏi sự tham gia của Trung Quốc

Đồng ý tổ chức hội nghị hòa giải theo yêu cầu của Tổng thống Ukraine, một nước châu Âu mong mỏi sự tham gia của Trung Quốc

Ngày 15/1, Thụy Sỹ đã nhất trí đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu theo đề nghị của Tổng ...

Trung Quốc yêu cầu để Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine, Tổng thống Zelensky quyết phản đối

Trung Quốc yêu cầu để Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine, Tổng thống Zelensky quyết phản đối

Các nguồn tin cho biết, Thụy Sỹ và Trung Quốc yêu cầu để Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh về Ukraine, trong khi phía ...

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục công du châu Âu, mỗi điểm đến đều có chương trình nghị sự 'nóng'

Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục công du châu Âu, mỗi điểm đến đều có chương trình nghị sự 'nóng'

Trong chuyến thăm trở lại châu Âu vào cuối tháng 5 này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến ...

Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, Nga lên tiếng ủng hộ

Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, Nga lên tiếng ủng hộ

Ngày 31/5, Điện Kremlin cho biết, Moscow ủng hộ việc Trung Quốc từ chối tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine vào ...

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ukraine sẽ mở đại sứ quán ở Philippines; lý do khiến Saudi Arabia-Trung Quốc quay lưng với hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sỹ

Ngày 3/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này sẽ mở đại sứ quán ở thủ đô Manila của Philippines trong năm nay.

(theo Nikkei)

Xem nhiều

Đọc thêm

Diễn viên Thanh Hương mặc gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Thanh Hương mặc gợi cảm, thu hút mọi ánh nhìn

Xuất hiện tại các sự kiện, diễn viên Thanh Hương vô cùng nổi bật, lộng lẫy và cuốn hút.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Hôm nay 20/11, Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, sân bay Long Thành

Hôm nay 20/11, Quốc hội thảo luận Luật Nhà giáo, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, sân bay Long Thành

Hôm nay, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc đầu tiên của đợt 2 của Kỳ họp thứ 8..., Quốc hội sẽ thảo luận dự án Luật Nhà giáo, dự ...
Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/11.
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường

Giá vàng hôm nay 20/11/2024 ghi nhận thị trường trong nước và thế giới đang 'nóng' trở lại.
Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024: Hơn 82% hồ tiêu nhập vào Việt Nam tới từ quốc gia Đông Nam Á này, nhận định thị trường vụ 2025

Giá tiêu hôm nay 20/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.500 – 140.000 đồng/kg.
Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Điểm tin thế giới sáng 20/11: Trung Quốc-Pakistan sắp tập trận, tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc, Iran phản đối Anh và EU

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 20/11.
Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Tin thế giới 19/11: Kiev dự báo kết thúc xung đột, Nghị sĩ Mỹ đòi luận tội Tổng thống Biden, Israel khẳng định đã tấn công chương trình hạt nhân Iran

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Liên minh Mỹ-Philippines củng cố hợp tác quân sự, Washington trấn an Manila trước thời điểm thay đổi chính quyền

Mỹ và Philippines đã ký thỏa thuận chia sẻ công nghệ và thông tin quân sự mật vào ngày 18/11, trong bối cảnh hai nước tăng cường hợp tác.
CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

CHÍNH THỨC! Tổng thống Nga phê duyệt học thuyết hạt nhân cập nhật, hai ngày sau khi Mỹ mở khóa tấn công cho Ukraine

Nguyên tắc cơ bản của học thuyết này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân được xem như biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Siết chặt an ninh trước thềm bầu cử, cảnh sát Belarus diễn tập tại nhiều thành phố

Bộ Nội vụ Belarus ngày 19/11 thông báo, cảnh sát sẽ tiến hành diễn tập trước cuộc bầu cử tổng thống để nâng cao hàng rào an ninh.
Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Triều Tiên: Chủ tịch Kim Jong Un cảnh báo chiến tranh cận kề, yêu cầu hoàn tất công tác chuẩn bị, kêu gọi Nga sát cánh

Nguy cơ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi và Bình Nhưỡng cần tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
Phiên bản di động