Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, những điểm nhấn, đồng thuận và khác biệt

Vũ Đăng Minh
Vấn đề Biển Đông xuất hiện trong nhiều chương trình nghị sự của diễn đàn, hội nghị đa phương thế giới, khu vực. Một trong số đó là Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, từ ngày 18-19/11 tại Hà Nội, do Học viện Ngoại giao (DAV) tổ chức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, những điểm nhấn, đồng thuận và khác biệt
Các đại biểu trao đổi bên lề Hội thảo quốc tế về Biển Đông ‘Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn’ ngày 18-19/11 tại Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Dấu ấn một Hội thảo khoa học

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thế giới có nhiều điểm nóng; Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) lần thứ 11 và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ 9 (EAMF) vừa diễn ra trước đó (16-17/11), Hội thảo vẫn thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ.

60 diễn giả là chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia trên các châu lục; 180 đại biểu họp trực tiếp, 400 đại biểu họp trực tuyến; 90 đại biểu từ cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (có 15 Đại sứ), nhiều chính khách đến từ Anh, Australia, Ấn Độ, Indonesia, Liên minh châu Âu (EU)… Những con số minh chứng thuyết phục tầm quan trọng của Biển Đông, ý nghĩa của Hội thảo. Học giả quốc tế quan tâm đến Hội thảo, là coi trọng quan điểm, vai trò của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.

Học viện Ngoại giao lựa chọn trúng chủ đề, chuẩn bị công phu, sử dụng công nghệ, tổ chức phiên bình luận theo dòng sự kiện với hàng trăm lượt thảo luận, tranh luận, tương tác. Hội thảo phát huy tính khoa học, toàn diện, đa chiều, thẳng thắn, cởi mở, thực chất, xây dựng.

Điểm nổi bật của Hội thảo là nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, phấn đấu xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hội thảo trao đổi thẳng thắn tư liệu lịch sử của thiền sư Xu Shillun (Trung Quốc) về Biển Đông. Đặc biệt, hội thảo dành một phiên về Hiệp ước San Francisco năm 1951. Qua đó, góp phần phản biện, bác bỏ luận điệu sai trái về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hội thảo rút ra bài học từ quá khứ, đề xuất cách tiếp cận mới, giải pháp hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Đó là tăng cường đối thoại, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ, giám sát minh bạch, hệ thống thông tin đầy đủ, toàn diện, được kiểm chứng…; đề cao trách nhiệm của các nước trong thực hiện cam kết.

Giáo sư Carl Thayer (Australia) đánh giá Việt Nam đã tạo một diễn đàn mở cho các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách có liên quan vấn đề Biển Đông cùng thảo luận, đưa ra đóng góp giải quyết vấn đề. Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao ghi nhận các đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức về duy trì hợp tác, hòa bình tại Biển Đông.

Điểm nhấn, đồng thuận và khác biệt

Hội thảo đề cập toàn diện, chuyên sâu về Biển Đông, trong đó có những điểm nhấn, với sự đồng thuận đa số và một vài ý kiến khác biệt.

Một là, gốc rễ của tranh chấp phức tạp ở Biển Đông. Biển Đông tiềm ẩn những lo ngại mới, gia tăng cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự giữa các nước lớn (nhất là Mỹ và Trung Quốc); xuất hiện cơ chế hợp tác mới (AUKUS), đặt ra vấn đề mới đối với cấu trúc khu vực đang định hình, nhất là vai trò trung tâm của ASEAN.

Chuyên gia Derek Grosman thuộc tổ chức nghiên cứu RAND (Mỹ) chỉ rõ, chính sách, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông (cải tạo đảo, đẩy mạnh quân sự hóa, sửa đổi Luật Hải cảnh cho phép nổ súng vào tàu nước ngoài…) làm gia tăng vòng xoáy căng thẳng, đi ngược lại luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, ảnh hưởng đến an ninh, cản trở đàm phán COC…

Theo Tiến sĩ Derek Grosman, trước phản ứng quốc tế, gần đây Trung Quốc có điều chỉnh chút ít, ngoại giao hơn, nhưng cốt lõi không thay đổi. Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd đồng tình, cho rằng mục tiêu độc chiếm Biển Đông không thay đổi. Điều đó gây lo ngại, hoài nghi của khu vực, thế giới đối với chính sách, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Mỹ, đồng minh gia tăng hiện diện, hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông, nhằm kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, tranh giành lợi ích tại địa bàn chiến lược trọng yếu. Nhưng cũng có ý nghĩa phản đối yêu sách chủ quyền Biển Đông không có cơ sở của Trung Quốc, song trùng với lợi ích của các nước trong khu vực.

Nhiều học giả ủng hộ FONOP. Có người đề xuất các nước nên tăng cường hiện diện phi quân sự, tránh leo thang căng thẳng. Học giả Shuxian Luo (Viện Brookings, Mỹ) cho rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều cần hành động để giảm căng thẳng. Bắc Kinh cần cam kết không lập vùng nhân diện phòng không (ADIZ), không cải tạo, đưa thêm lực lượng, phương tiện quân sự đến các thực thể chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa, tôn trọng quyền tự do đi lại. Mỹ cần giảm tần suất FONOP, cam kết không triển khai tên lửa đạn đạo đến chuỗi đảo thứ nhất (bắt đầu từ Nam Nhật Bản).

Chuyên gia Trung Quốc Ding Duo nói Mỹ và các nước đang xâm phạm “không chỉ chủ quyền của Bắc Kinh mà còn các bên khác trong khu vực”. Tranh chấp Biển Đông là vấn đề giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) năm 2016 và sự can dự của các nước bên ngoài không thể giải quyết được sự phức tạp hiện nay.

Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, từ ngày 18-19/11 tại Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13, từ ngày 18-19/11 tại Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)

Biển Đông ảnh hưởng đến an ninh, an toàn, tự do hàng hải, không phải là chuyện riêng của ai. Theo Giáo sư Stephen R. Nagy (Đại học Cơ đốc giáo Nhật Bản), tranh chấp Biển Đông là vấn đề đa phương, cần tiếp cận đa phương và dựa trên nguyên tắc pháp quyền, luật pháp quốc tế, chứ không phải sự dọa nạt, cưỡng ép.

Nếu không có sự hiện diện, can dự của các nước ngoài khu vực, Trung Quốc chiếm ưu thế so với các nước ASEAN, sẽ rảnh tay áp đặt yêu sách, hành động cứng rắn. Nên quan điểm của chuyên gia Ding Duo không được số đông đồng tình, cũng là điều dễ hiểu.

Rõ ràng Hội thảo đi trúng vấn đề, làm rõ gốc rễ của tranh chấp chủ quyền phức tạp ở Biển Đông. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết, chủ yếu vẫn là tham vọng độc chiếm Biển Đông. Các ý kiến khác nhau có lý do học thuật, quan điểm, nhưng cũng bị chi phối bởi yếu tố chính trị, là ánh xạ của tranh chấp thực tế vào diễn đàn.

Hai là, vai trò nền tảng của luật pháp quốc tế. Chuyên gia Ding Duo viện lý do UNCLOS 1982 chưa đầy đủ, còn các điều khoản mập mờ, đang phát triển, cần có thêm những dàn xếp khu vực, để bao biện cho việc giải thích, áp dụng luật pháp quốc tế không đúng của Trung Quốc.

Đa số học giả, chuyên gia cho rằng tình hình càng phức tạp, càng phải tuân thủ, dựa trên luật pháp quốc tế để kiềm chế, giải quyết bất đồng, tranh chấp. Cuộc chiến công hàm giữa một số nước với Trung Quốc cho thấy đa số ủng hộ UNCLOS 1982 là cơ sở pháp lý toàn diện, duy nhất để xác định yêu sách trên Biển Đông và thực thi chủ quyền, quyền tài phán quốc gia.

Trong khi UNCLOS 1982 được coi là chuẩn mực ứng xử chung, thì Trung Quốc ban hành một số luật trái, không nhất quán với UNCLOS 1982. Quyền và lợi ích các quốc gia ven biển chưa được tôn trọng đầy đủ. Do đó, các nước cần bảo vệ UNCLOS 1982, tiếp tục cụ thể hóa một số điều khoản, tránh việc lợi dụng diễn giải sai, theo lợi ích riêng.

Quan điểm của Việt Nam, kiên định lập trường nguyên tắc, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ cam kết của các nước, được sự đồng thuận cao.

Ba là vai trò trung tâm của ASEAN. Biển Đông nằm ở vị trí trung tâm khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Diễn biến ở đây dễ trở thành tiền lệ được nhân lên trong toàn bộ khu vực và các khu vực khác. Các nước lớn đều nói đến vai trò trung tâm của ASEAN, nhưng tìm cách khai thác nó có lợi cho mình.

Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo AUKUS đang đặt ASEAN vào thế khó, bị kẹp giữa Trung Quốc và các nước AUKUS; nếu có sự can dự từ bên ngoài, các nước ASEAN sẽ là nạn nhân. Ông tỏ ra khách quan, “ASEAN nên tránh nghiêng về bên nào để không bị ảnh hưởng nhiều nhất”. Nhưng mọi người đều hiểu rõ hàm ý.

Cạnh tranh giữa các nước lớn tác động thuận và ngược chiều đối với vai trò trung tâm của ASEAN. Các nước ASEAN đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp toàn diện, cố gắng quản lý, kiểm soát xung đột, không làm leo thang căng thẳng, tránh bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh nước lớn.

Nhưng theo cựu Ngoại trưởng Indonesia Marty M. Natalegawa, ASEAN chưa có tiếng nói chung về tranh chấp Biển Đông. Một số nước tỏ ra lo ngại, quan tâm, còn số khác thì không. Việt Nam khẳng định ASEAN cần tiếp tục duy trì vị trí trung tâm, lập trường thống nhất.

Chuyên gia, học giả đồng tình, nhấn mạnh, các quốc gia cần phối hợp, đoàn kết, có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn, định hướng chính sách rõ ràng, để tăng cường lập trường nội khối, khẳng định vai trò trung tâm trong quan hệ với các nước lớn; bảo đảm tuân thủ và thực thi đầy đủ công cụ luật pháp quốc tế, mang lại tương lai bền vững, ổn định trong khu vực

Bốn là câu hỏi vì sao chưa tạo được đột phá trong vấn đề Biển Đông? 12 kỳ hội thảo trước và hội thảo lần thứ 13 đề ra cách tiếp cận mới, nhiều giải pháp. Nổi lên là củng cố cấu trúc an ninh khu vực, lấy ASEAN làm trung tâm; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả; đề cao trách nhiệm các nước trong và ngoài khu vực; tăng cường đối thoại, hợp tác, xây dựng lòng tin…

Vấn đề Biển Đông không chỉ là tranh chấp chủ quyền giữa một số nước ASEAN với Trung Quốc, mà còn là tranh chấp địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự giữa các nước lớn.

Do đó, giải quyết tranh chấp Biển Đông là vấn đề lâu dài, phải đi từng bước. Không một giải pháp riêng rẽ nào, một hội nghị nào có thể giải quyết cơ bản tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Vấn đề càng lớn, càng phức tạp, càng cần thực thi đồng bộ các giải pháp. Trong đó, luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương là chìa khóa.

Làm sáng rõ nhận thức, đề xuất cách tiếp cận mới, tạo sự đồng thuận, góp phần định hướng tương lai, là thành công của Hội thảo về Biển Đông lần thứ 13, sự đóng góp thiết thực, nhất quán của Việt Nam.

Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: Kết quả nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức

Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13: Kết quả nổi bật cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 ...

ASEAN và niềm tin vào 'hiến chương xanh' trong giải quyết vấn đề Biển Đông

ASEAN và niềm tin vào 'hiến chương xanh' trong giải quyết vấn đề Biển Đông

Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 được tổ chức trong 2 ngày 18-19/11 vừa qua, các ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Chuyến thiện nguyện ý nghĩa của Bệnh viện dã chiến Việt Nam dịp lễ 30/4 và 1/5

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Ngân hàng Republic First Bank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ phá sản trong năm 2024 làm gia tăng sức ép lên thị trường tài chính toàn ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu La Liga - Barca vs Valencia; bán kết U23 châu Á 2024 - U23 Indonesia và U23 Uzbekistan

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/4 và sáng 30/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Thanh Hóa vs Hải Phòng; Serie A vòng 34 - ...
XSMN 28/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngày 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4/2024. xổ số ngày 28 tháng 4

XSMN 28/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật ngày 28/4/2024. xổ số hôm nay 28/4/2024. xổ số ngày 28 tháng 4

XSMN 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 28/4/2024. xổ số miền Nam chủ nhật. SXMN 28/4. xổ số hôm nay 28/4. xổ số ngày ...
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/4/2024: Cự Giải tình yêu đầy sóng gió

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/4/2024: Cự Giải tình yêu đầy sóng gió

Tử vi hôm nay 29/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động