Hong Kong: Cái sảy nảy cái ung

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Hong Kong tiếp tục chứng kiến cảnh hỗn độn của biểu tình và phản kháng. Chuyện gì đang diễn ra tại Hong Kong và kế sách nào đang được dùng để vãn hồi an ninh, trật tự tại đây? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hong kong cai say nay cai ung Người biểu tình và cảnh sát trước nguy cơ đối đầu mới tại Hong Kong (Trung Quốc)
hong kong cai say nay cai ung Trung Quốc với Hong Kong: Lùi để tiến
hong kong cai say nay cai ung
Vấn đề khác trước hoàn toàn khi cuộc đối đầu không còn chỉ là giữa người biểu tình với chính quyền Hong Kong mà còn là giữa họ với Trung Quốc. Biếm họa của Patrick Blower. (Nguồn: Twitter)

Tình trạng biểu tình phản đối, hỗn loạn và bạo lực trên nhiều tuyến đường phố của Hong Kong lần này khởi đầu từ sự bất bình của người dân về ý định của chính quyền thông qua bộ luật dẫn độ tội phạm từ bên ngoài đến trốn truy nã ở Hong Kong. Chính quyền Hong Kong về cơ bản đã đáp ứng hoàn toàn mọi yêu cầu của người biểu tình phản đối mà chuyện biểu tình phản đối này vẫn chưa chấm dứt.

Thế kẹt ở Hong Kong

Cho nên có thể thấy, mục tiêu nhằm tới của những người biểu tình ở Hong Kong bây giờ không còn liên quan gì đến bộ luật kia nữa mà trực tiếp là toàn bộ quan điểm chính sách của chính quyền đặc khu hành chính này và gián tiếp là Trung Quốc. Câu chuyện này hiện nay trở nên tai hại hơn trước rất nhiều, thậm chí còn có thể nguy hiểm nữa đối với chính quyền Hong Kong và Trung Quốc.

Cho tới thời điểm hiện tại, những người biểu tình đã phớt lờ mọi lời kêu gọi của chính quyền Hong Kong về chấm dứt biểu tình phản đối để vãn hồi an ninh và trật tự cũng như không đình công để hoạt động và cuộc sống của đặc khu hành chính này không bị ảnh hưởng. Cảnh sát Hong Kong đã bắt đầu dùng đến những biện pháp đối phó mạnh tay. Khả năng quân đội Trung Quốc được sử dụng để lập lại trật tự, an ninh và kỷ cương xã hội đã được bên ngoài đề cập đến.

Theo luật cơ bản cho đặc khu hành chính này, quân đội Trung Quốc - hiện có từ 6.000 đến 8.000 binh lính - đồn trú ở Hong Kong không can thiệp vào chuyện của đặc khu này, nhưng chính quyền Hong Kong có thể yêu cầu quân đội Trung Quốc đảm trách công việc nói trên khi thấy cần thiết. Hiện tại, chính quyền Hong Kong cho biết không có ý định này. Dù vậy, trên lý thuyết và về pháp lý, việc ấy có thể xảy ra và những người biểu tình đều biết chứ không phải không biết.

Chính quyền Hong Kong và Trung Quốc hiện khó xử cũng chính vì thế. Bản chất vấn đề đã trở nên khác trước hoàn toàn khi cuộc đối đầu không còn chỉ là giữa những người biểu tình phản đối với chính quyền Hong Kong mà còn là giữa họ với Trung Quốc, khi cuộc khủng hoảng chính trị an ninh và ổn định xã hội ở Hong Kong đã biến dạng, trở thành thách thức thật sự đối với mô hình "Một nhà nước, hai chế độ" của Trung Quốc ở Hong Kong. Nếu chủ ý khi trước của chính quyền Hong Kong với bộ luật dẫn độ kia chỉ là cái sảy thì thực trạng hiện tại ở đặc khu này đã thành cái ung rồi. Một tiểu sự đã trở thành đại sự ở Hong Kong đối với chính quyền Hong Kong và Trung Quốc.

hong kong cai say nay cai ung

Fed giảm lãi suất: Cuộc đấu vương quyền

TGVN. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vừa giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ 2008. Tại sao có quyết sách ...

Ba điều lo ngại

Chính quyền Hong Kong và Trung Quốc không thể không lo ngại sâu sắc trên ba phương diện.

Thứ nhất là từ nay, những lực lượng ở Hong Kong chủ trương xứ này độc lập chứ không phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ duy trì và tăng cường hình thức đấu tranh là biểu tình phản đối rầm rộ, cả quyết liệt và bạo lực nữa, như thời gian vừa qua để biến xứ này thành điểm nóng về chính trị thời sự khu vực, châu lục và thế giới. Hong Kong càng bất an và bất ổn, càng hỗn độn và bạo lực thì càng dễ trở thành cớ và dịp để không ít lực lượng bên ngoài can dự trực tiếp cũng như can thiệp gián tiếp để gây khó cho Trung Quốc, biến chuyện ở Hong Kong không còn là chuyện riêng của chính quyền Hong Kong và của Trung Quốc.

Thứ hai là phe biểu tình phản đối chính quyền ở Hong Kong nhận được sự ủng hộ của nhiều tầng lớp dân cư và bộ phận khác trong xã hội Hong Kong. Nếu chiều hướng này cứ tiếp tục thì rồi đây, những hoạt động biểu tình phản đối này sẽ không chỉ tiếp tục mà còn gia tăng cả về quy mô và mức độ quyết liệt. Tiền lệ từ việc buộc chính quyền Hong Kong phải từ bỏ ý định thông qua luật dẫn độ rồi sẽ nhanh chóng trở thành thông lệ.

Thứ ba là rồi mọi cuộc biểu tình phản đối chính quyền ở Hong Kong cũng sẽ đồng thời là cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc.

"Hạ hoả trước, triệt hoả sau"

Nếu chính quyền Hong Kong và Trung Quốc không có đối sách thích hợp và kịp thời cũng như không nhanh chóng xử lý dứt điểm và ổn thoả chuyện hiện tại ở Hong Kong thì rồi đây sẽ có thêm cái sảy khác nảy cái ung khác, chuyện nọ sẽ xọ sang chuyện kia và nút rối càng thêm khó gỡ, vấn đề càng thêm khó giải quyết, an ninh chính trị, trật tự và ổn định xã hội ở Hong Kong càng thêm khó được đảm bảo bền vững và mô hình giải pháp "Một nhà nước, hai chế độ" của Trung Quốc càng thêm khó được thực hiện thành công.

Dùng uy lực của cảnh sát hay quân đội để đối phó là biện pháp thuộc quyền của chính quyền Hong Kong và Trung Quốc nhưng sẽ là quyết sách không thể dễ dàng được quyết định và chắc chỉ có thể là biện pháp bất đắc dĩ với tác động và hệ luỵ đối nội cũng như đối ngoại thật khó lường. Cách đối phó của chính quyền Hong Kong và Trung Quốc hiện tại là "mềm trước, rắn sau", "hạ hoả trước, triệt hoả sau" và mập mờ khả năng Trung Quốc ra tay mạnh để cảnh báo và răn đe phe chống đối chính quyền ở Hong Kong.

Nhưng đấy chỉ có thể là đối sách tình thế cho trước mắt và tương lai gần. Chính quyền Hong Kong và Trung Quốc qua chuyện lần này chắc không còn có thể trì hoãn được nữa việc cải cách luật pháp và hành chính ở Hong Kong, điều chỉnh mối quan hệ giữa đặc khu hành chính và Trung Quốc lục địa trên nhiều phương diện cũng như thích ứng hoá mô hình "Một nhà nước, hai chế độ" vào bối cảnh tình hình mới ở Hong Kong và trên cơ sở kết quả thực hiện đã đạt được trong hơn 22 năm qua.

Dịch Dung

hong kong cai say nay cai ung

Nhật Bản - Hàn Quốc: Láng giềng gần mà xa

TGVN. Nhật Bản - Hàn Quốc xung khắc thương mại hiện nay chỉ là vẻ bề ngoài của những khúc mắc chính trị bắt nguồn ...

hong kong cai say nay cai ung Tránh trở thành “con tốt” trong căng thẳng thương mại, sinh viên Trung Quốc chọn Hong Kong du học

TGVN. Việc Mỹ ban hành những quy chế thị thực chặt chẽ mới đây đã khiến sinh viên Trung Quốc tìm kiếm cơ hội học ...

hong kong cai say nay cai ung Hong Kong: Không chấp nhận chỉ "gác lại" dự luật dẫn độ, người dân có thể tiếp tục biểu tình

Ngày15/6, Nhà lãnh đạo Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tìm cách xoa dịu công chúng khi quyết định gác lại một dự thảo ...

Đọc thêm

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Facebook có thể bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn tại Hà Lan

Lo ngại về những rủi ro bảo mật dữ liệu người dùng trên Facebook, chính phủ Hà Lan đang xem xét việc cấm hoàn toàn nền tảng mạng xã hội ...
Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, sắp tới tình hình có khả quan hơn?

Giá cà phê hôm nay 26/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng mạnh, liên tục vượt đỉnh, tình hình sắp tới có khả quan hơn?
Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

Sau năm 2023 mạnh mẽ đáng kinh ngạc, kinh tế Mỹ mất đà, tăng trưởng chậm nhất gần 2 năm

GDP của nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,6% trong quý I/2024, trong khi tốc độ tăng trưởng của quý trước đó là 3,4%.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động