Hợp tác chống cướp biển và khủng bố ở Đông Nam Á

Năm 2004, hai mô hình tuần tra chung trên biển liên quan đến Đông Nam Á ra đời và đã thành công trong việc chống tội phạm trên biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đầu thế kỷ XXI, theo báo cáo của Trung tâm Chia sẻ thông tin quốc tế (ISC), bên cạnh điểm nóng Somalia, cướp biển và khủng bố xuất hiện nhiều hơn ở vùng biển Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông. Tại khu vực này nổi lên một số điểm nóng an ninh như “tam giác Hải Nam” (vùng biển giữa Hồng Kông, đảo Luzon của Philippines và đảo Hải Nam – Trung Quốc) và đặc biệt là eo biển nhộn nhịp Malacca.

Thực tế đó dẫn đến việc xuất hiện nhiều sáng kiến với phạm vi khác nhau về tuần tra đa phương nhưng vì nhiều lý do mà kết quả thu về không được như mong muốn. Điển hình là Sáng kiến an ninh hàng hải khu vực (RMSI), Sáng kiến an ninh container (CSI) không đem lại hiệu quả do rào cản chủ quyền và mức độ quyết tâm không đồng đều.

Tuy nhiên, năm 2004, nhờ cách tiếp cận linh hoạt mà các quốc gia ven Malacca đã thiết lập được một mô hình hiệu quả.

Cùng bảo vệ tuyến hàng hải lớn

Malacca là eo biển dài nhất hành tinh (khoảng 600 hải lý), nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông và Thái Bình Dương, biên giới chung của Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới với khoảng 50 nghìn tàu thuyền qua lại hằng năm. Tuy nhiên, đây cũng là nơi xảy ra 1/3 các vụ cướp biển trên thế giới và sự hoành hành của các tổ chức khủng bố. Đây là tội phạm có tổ chức cao, nắm được tình hình và xoay chuyển phương thức hoạt động khiến cho không ít vụ việc vượt ngoài tầm kiểm soát của nhà chức trách.

Cục Hàng hải quốc tế (IMB) đặt tại Malaysia cho biết trong quý I/2015 trên thế giới có 54 vụ cướp biển. Hơn một nửa số vụ này tập trung ở Đông Nam Á - nơi từng chiếm 41% các vụ cướp biển tấn công trên toàn cầu trong giai đoạn 1995 – 2003 với thiệt hại trung bình 8,4 tỷ USD hàng năm.

Trước tình hình như vậy, năm 2004, Sáng kiến An ninh Eo biển Malacca (MSSI) và các hoạt động tuần tra chung tại Malacca (MSSP) ra đời, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore. Năm 2008, Thái Lan gia nhập sáng kiến này. Để dự án đi vào thực tế, từ tháng 7-9/2005, ba nước thành lập một nhóm chuyên gia kỹ thuật về an ninh hàng hải và triển khai kế hoạch giám sát chung trên biển và trên không ở eo biển Malacca. Bên cạnh đó, để nâng cao năng lực, các thành viên của MSSI còn nhận được sự hỗ trợ của Mỹ, Australia, New Zealand.

MSSI gồm ba thành tố chính: (1) Tuần tra chung – MSSP, (2) Hoạt động phối hợp tuần tra trên không giữa các nước (Eyes-in-the-sky/EiS), (3) Cơ chế trao đổi thông tin tình báo (MSP). Sáng kiến này nhấn mạnh tới sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm chống cướp biển và tội phạm xuyên quốc gia.

Theo nhà nghiên cứu Frederick Situmorang (Đại học Wollongong, Australia), sáng kiến này có tính khả thi vì nó không phải là mô hình an ninh tập thể, không vi phạm nguyên tắc “không can thiệp” của ASEAN. Qua đó cho thấy nguyên tắc chủ quyền không cản trở việc xây dựng mô hình tuần tra chung trên biển.

Hình mẫu của tuần tra đa phương

Nếu như MSSI và MSSP là sản phẩm của các bên tiếp giáp trực tiếp và chỉ áp dụng tại Malacca thì Hiệp định hợp tác khu vực về chống nạn cướp biển và cướp có vũ trang các tàu thuyền ở châu Á năm 2004 (ReCAAP) lại là một cơ chế đa phương rộng rãi.

ReCAAP được kí ngày 11/11/2004 bởi 16 nước châu Á (Campuchia, Brunei, Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan Việt Nam), có hiệu lực từ ngày 10/4/2006. Cơ quan lập pháp hai quốc gia giáp Biển Đông là Malaysia và Indonesia không phê chuẩn vì quan ngại chủ quyền. Sau đó, lần lượt Australia, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy và Mỹ trở thành thành viên ReCAAP.


Theo quy định của ReCAAP, các nước phối hợp hành động “theo đúng luật pháp, quy định của riêng từng quốc gia và tùy thuộc vào nguồn lực sẵn có ” để: ngăn chặn và trấn áp cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền; bắt giữ cướp biển và những người thực hiện cướp có vũ trang đối với tàu thuyền; tịch thu tàu thuyền và máy bay được tội phạm sử dụng; giải cứu tàu thuyền và các nạn nhân của cướp biển.

Về nội dung: (1) Phối hợp qua Trung tâm Chia sẻ thông tin (ISC) đặt tại Singapore, hoạt động từ tháng 11/2007 với tài trợ của Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và tự nguyện đóng góp từ những thành viên còn lại hoặc từ các nguồn khác nếu được. Các bên phải nhanh chóng thông báo những nguy cơ sắp xảy ra, một vụ đụng độ với cướp biển hoặc cướp có vũ trang đối với tàu thuyền. Quốc gia nào nhận được thông tin từ ISC phải phát đi báo động đối với mọi tàu thuyền trong khu vực cảnh báo. (2) Sử dụng các biện pháp pháp lý và tư pháp, bao gồm việc dẫn độ và hỗ trợ pháp lý để xác định nước nào có trách nhiệm đứng mũi chịu sào điều tra khi tàu bị cướp thuộc một hãng của nước A, treo cờ nước B, thuyền trưởng người nước C, chở hàng của nước D, xuất phát từ nước E đến nước F... (3) Hỗ trợ xây dựng, đào tạo lực lượng, diễn tập để nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng phối hợp chiến đấu.

ReCAAP không phải một tổ chức quân sự hay cạnh tranh với các tổ chức khu vực mà chỉ là cơ chế chống tội phạm trên biển. GS.Châu Khuất Uyên (Đại học Tổng hợp Lancashire, Anh) cho rằng ReCAAP là hình mẫu cho việc xây dựng một số thỏa thuận pháp lý khác trong khu vực.

Sáng kiến cho Biển Đông

Đã có nhiều hoạt động tuần tra chung giữa các nước giáp Biển Đông với nhau hoặc với đối tác bên ngoài nhưng chưa có một mô hình chuyên biệt. Trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền gia tăng, giới chức ASEAN và đối tác thể hiện rõ nhu cầu thiết lập mô hình tuần tra chung trên vùng biển này.

Tháng 3/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein đề xuất ý tưởng xây dựng “lực lượng gìn giữ hoà bình chung” của ASEAN. Quan điểm đó được chia sẻ tại Đối thoại Shangri-la 2015 khi người đứng đầu Bộ Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho rằng tuần tra chung trên Biển Đông sẽ giảm nguy cơ xung đột. Cùng thời điểm, nhiều người kỳ vọng Việt Nam và Philippines – hai quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông sẽ thúc đẩy hiện thực hoá sáng kiến tuần tra đa bên.

“Đã đến lúc các quốc gia ven Biển Đông nên xem xét làm thế nào để biến những cuộc tập trận quân sự nhiều năm qua thành những nỗ lực chung chống lại cướp biển”. (GS. Châu Khuất Uyên, Đại học Tổng hợp Lancashire, Anh)


Nhận biết xu thế này, đầu năm 2015, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ), Đô đốc Robert Thomas tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ nếu các nước ASEAN dẫn đầu nỗ lực đó. Tại Đối thoại Shangri-La 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani khẳng định sẽ cung cấp thiết bị hỗ trợ khi mười nước ASEAN tham gia vào một lực lượng tuần tra chung và luân phiên.

Tuy nhiên, chuyên gia Richard Bitzinger (Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore) nhận định tuần tra chung là "ý tưởng đẹp nhưng phi thực tế" vì các nước ASEAN khó tìm được nhận thức chung. Bên cạnh đó là thách thức về kỹ thuật, phối hợp tác chiến và mức đóng góp chênh lệch.

Về nhận thức, theo GS.Châu Khuất Uyên, các nước liên quan cần gác tranh chấp sang một bên, đặt trọng tâm vào hợp tác và linh hoạt về chủ quyền, không tìm kiếm những lợi ích đơn phương từ hợp tác đa phương trên Biển Đông.

Về tổ chức và pháp lý, nên tham khảo MSSI và ReCAAP vì chúng lột tả được đặc trưng quan hệ giữa các nước ASEAN là bình đẳng, cùng có lợi, chia sẻ nhiệm vụ tuỳ theo năng lực, lãnh đạo luân phiên, tránh vi phạm nguyên tắc “không can thiệp”. Cơ chế trong hợp tác đa phương ở ASEAN vẫn là đồng thuận, và tuần tra chung không phải ngoại lệ.

Về đối tác, kinh nghiệm chỉ huy chống cướp biển ở vùng Sừng châu Phi của Mỹ hay nguồn lực dồi dào của Nhật sẽ đóng vai trò như “chất xúc tác”, kết nối hải quân các nước ASEAN, khắc phục hạn chế kỹ thuật, hình thành nên lực lượng hỗn hợp. Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương, khi ASEAN đề ra luật chơi, việc thuyết phục Trung Quốc tham gia sẽ phần nào ràng buộc nước này vào một cơ chế đa phương.

Nếu mô hình tuần tra chung trên Biển Đông được ra đời, ít nhất sẽ đảm bảo an ninh an toàn hàng hải, nguồn lợi tài nguyên; sau đó là nâng cao năng lực biển và tăng cường hợp tác nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các bên đối tác.

Nguyên Bảo

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động