Hướng tới một khu vực hoà bình, thịnh vượng và bao trùm

Ngày 20/03, tại Jakarta, Indonesia đã diễn ra “Đối thoại cấp cao về Hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Hướng tới một khu vực hoà bình, thịnh vượng và bao trùm”, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao, Quan chức cao cấp của 10 nước ASEAN, 8 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ), cũng đại diện một số nước Nam Thái Bình Dương. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Đối thoại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20190320224756 Báo cáo điều tra triển vọng kinh doanh ASEAN đánh giá thế nào về Việt Nam?
tin nhap 20190320224756 Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: Bên ngoài “sóng gió” nhưng ASEAN có một nơi “trú ẩn” an toàn

Được tổ chức theo sáng kiến của nước chủ nhà Indonesia, Đối thoại nhằm mục đích tạo cơ hội để các nước trao đổi về các khái niệm, sáng kiến hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, qua đó tìm kiếm khả năng hợp tác cùng có lợi trên cơ sở các nguyên tắc chung.

tin nhap 20190320224756
Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla phát biểu khai mạc đối thoại. (Nguồn: jpp.go.id)

Trong phát biểu khai mạc, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với 3/5 diện tích bề mặt trái đất và có 3/5 dân số thế giới sinh sống. Do đó, xây dựng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng có ý nghĩa to lớn không chỉ với các nước trong khu vực mà với cả thế giới. Trong thời gian tới, Indonesia đề xuất các nước tập trung ưu tiên vào 3 lĩnh vực ưu tiên: hợp tác biển, hạ tầng và kết nối, và phát triển bền vững.

Để làm cơ sở cho hợp tác, Phó Tổng thống Indonesia nhấn mạnh các nguyên tắc bao trùm, minh bạch, đối thoại và hợp tác, tôn trọng luật lệ, phát triển không loại trừ ai và hợp tác không nhằm thay thế mà củng cố, tăng cường những khuôn khổ, cơ chế hiện có.

Tại phiên thảo luận chung vào sáng ngày 20/3, đại diện 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác đã lần lượt trình bày quan điểm, nhìn nhận  của mình về hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như đề xuất phương hướng, biện pháp thúc đẩy hợp tác. Nhìn chung, các nước đều chia sẻ lợi ích chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định và thịnh vượng, dựa trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc chung.

Trước tình hình đang có nhiều khái niệm, chiến lược hợp tác, điều quan trọng là cần tìm ra những điểm đồng giữa các sáng kiến, chiến lược này, từ đó làm cơ sở để thúc đẩy hợp tác chung. Đặc biệt, các nước đều đề cao vai trò trung tâm của ASEAN và các cơ chế do ASEAN thành lập và dẫn dắt, coi đây là cơ sở chính để triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên.

tin nhap 20190320224756
Toàn cảnh phiên đối thoại. (Nguồn: Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla phát biểu khai mạc đối thoại. (Nguồn: jpp.go.id))

Vào chiều ngày 20/03 đã diễn ra các phiên thảo luận theo từng chủ đề: Phát triển bền vững (SDG), Hợp tác biển, Hạ tầng và Kết nối với sự tham dự của các đại biểu dự đối thoại, đại diện một số tổ chức quốc tế, học giả và khu vực tư nhân. Tại các phiên thảo luận, các đại biểu đã trao đổi, đánh giá tình hình hợp tác, xác định những thách thức và tìm kiếm khả năng thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Dự kiến nước chủ nhà Indonesia sẽ ra Tuyên bố Chủ tịch tóm tắt các ý kiến, đề xuất đưa ra tại các phiên thảo luận.

Phát biểu tại Đối thoại, Thứ trưởng Tô Anh Dũng chia sẻ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng cho tất cả là mục tiêu và nguyện vọng chung, do đó tất cả các nước cần có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia, đóng góp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu này.

Để làm được điều đó, Thứ trưởng nhấn mạnh các nước cần lấy hoà bình, ổn định và thịnh vượng làm mục tiêu chung, cùng với sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, và quyền tự quyết của các nước; coi đối thoại và hợp tác là công cụ chủ yếu trong quan hệ giữa các quốc gia, và lấy thượng tôn pháp luật là nền tảng để xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực.

Thứ trưởng đề nghị cần thúc đẩy hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa các nước, phát huy vai trò của ASEAN để định hướng cho hợp tác, dựa trên cơ sở là các chương trình, kế hoạch hợp tác hiện có cũng như các cơ chế, khuôn khổ do ASEAN thành lập và dẫn dắt.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã có cuộc gặp và chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, gặp Trưởng đoàn một số nước để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề cùng quan tâm.

tin nhap 20190320224756
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - New Zealand và ASEAN - New Zealand

Từ ngày 18-19/3, tại Thủ đô Wellington của New Zealand, đã diễn ra tham khảo chính trị lần thứ 11 giữa Bộ Ngoại giao Việt ...

tin nhap 20190320224756
Bản sắc và vai trò trung tâm ASEAN là yếu tố cốt lõi

Phát biểu tại "Hội thảo quốc tế Cộng đồng ASEAN: Bản sắc và vai trò trung tâm", Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Thảo ...

tin nhap 20190320224756
Hội thảo khoa học về ASEAN tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 13/3, tại Ankara, Ủy ban ASEAN Ankara (AAC) đã phối hợp với Khoa Kinh tế và Khoa học Hành chính, Đại học Kĩ thuật ...

BC

Xem nhiều

Đọc thêm

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Chip bộ nhớ mới được điều khiển bằng ánh sáng và nam châm giúp máy tính AI ít ngốn điện hơn

Các nhà nghiên cứu Mỹ đang phát triển một loại chip bộ nhớ mới có thể vừa lưu trữ thông tin vừa thực hiện các phép tính với tốc độ ...
Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Đại sứ quán Nhật Bản và UN Women hỗ trợ 7.200 người dân, đặc biệt là phụ nữ tại Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán ...
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng

Nếu nền kinh tế hạ cánh mềm, sao người dân vẫn cảm thấy khó khăn đến thế? Ông Donald Trump hay bà Kamala Harris, ai sẽ thắng trong bầu cử ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt và dự Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ cộng đồng người Việt và dự Lễ hội Văn hoá - Du lịch Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc

Chiều ngày 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ bà con cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Vân Nam, Trung Quốc.
Tiền vệ Martin Odegaard bí mật làm đám cưới với bạn gái

Tiền vệ Martin Odegaard bí mật làm đám cưới với bạn gái

Theo truyền thông Na Uy, tiền vệ Martin Odegaard đã âm thầm tổ chức lễ cưới với cô bạn gái Helene Spilling đang mang thai.
TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

TRỰC TIẾP bầu cử Mỹ 2024: Trận đấu cuối cùng giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris bắt đầu

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động